Trẻ biếng ăn chỉ uống sữa dù đã 2 tuổi khiến các ông bố, bà mẹ bồn chồn và lo lắng không yên. Vậy nguyên nhân khiến bé 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới của Doppelherz để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Tại sao trẻ biếng ăn chỉ uống sữa dù đã 2 tuổi?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em biếng ăn chỉ uống sữa. Cụ thể như sau:
1.1. Cách bố mẹ chăm sóc con thiếu khoa học
2 tuổi là lúc trẻ đã bắt đầu tập ăn cơm cùng cả gia đình. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường có cách chăm sóc thiếu khoa học. Điển hình như sau:
– Bố mẹ nhồi nhét và ép buộc trẻ phải ăn cơm bằng mọi cách.
– Thường để con ăn một món từ ngày này sang ngày khác và lười đổi món mới cho trẻ. Từ đó khiến bé cảm thấy chán và lười ăn hơn.
– Cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi hoặc khi con chưa đủ sẵn sàng).
Hệ quả của những biện pháp chăm sóc sai lầm kể trên là nhiều trẻ 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa.
1.2. Trẻ đang mọc răng nên biếng ăn chỉ uống sữa
Bé thường mọc răng hàm khi lên 2 tuổi. Hiện tượng này có thể gây đau nhức, sốt nhẹ và khó chịu, cộng thêm sự rối loạn trong bài tiết nước bọt dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn, sợ ăn, ốm, cũng như không chịu ăn gì.
Thay vì phải nhịn đau để nhai thức ăn thì sữa chính là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các bé. Do đó, việc trẻ 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa không phải là điều quá khó hiểu.
Lúc này, bố mẹ nên chuẩn bị đồ ăn mềm, mới lạ và đa dạng để kích thích sự thèm ăn của bé. Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy quá khó chịu và không muốn nhai, các bạn không nên bắt ép bé ăn để tránh dẫn đến tình trạng con sợ ăn.
1.3. Trẻ biếng ăn chỉ uống sữa do áp lực tâm lý
Ngày nay, tình trạng trẻ 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa, thậm chí không chịu uống sữa, biếng ăn do tâm lý đang càng ngày càng tăng. Hiện tượng này khiến bé cảm thấy lo sợ, nôn ói và khóc lóc khi đến giờ ăn,… Còn phụ huynh vì cảm thấy lo lắng nên thường áp dụng mọi cách để thúc ép trẻ ăn.
Nhiều bố mẹ có thói quen cho con vừa ăn vừa xem TV hoặc ăn liên tiếp nhiều bữa trong một ngày chỉ để trẻ ăn được nhiều thức ăn nhất và nghĩ rằng đây là cách giúp bé tăng cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phương pháp này hoàn toàn sai lầm.
Điều này sẽ dẫn tới việc trẻ không có cảm nhận đúng về mùi vị của thức ăn và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nên dù phụ huynh có ép ăn hoài mà vẫn không lớn. Hoặc thậm chí khiến con cảm thấy sợ ăn và không muốn ăn cơm.
1.4. Trẻ bị ốm nên biếng ăn chỉ uống sữa
Trẻ 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến vị giác. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh đã tiêu diệt cả các vi khuẩn có loại và có hại khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng trầm trọng. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ lười ăn, biếng ăn và chỉ muốn uống sữa.
2. Bố mẹ phải làm gì để trẻ 2 tuổi ăn ngon trở lại?
Một số biện pháp phụ huynh nên áp dụng để trẻ 2 tuổi ăn ngon miệng trở lại là:
2.1. Ưu tiên cho trẻ 2 tuổi ăn những món mà con thích
Trẻ không chịu ăn cơm không có nghĩa là con không thể nhai được. Trên thực tế, nếu bố mẹ cho bé ăn những món ưa thích thì trẻ sẽ không ngại ăn dù món đó có hơi cứng một chút. Đó là lý do tại sao bố mẹ nên ưu tiên đưa những loại thực phẩm con thích vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin và có vị ngọt tự nhiên như ổi, táo, xoài, lê,…
Hơn nữa, phụ huynh cũng có thể cho trẻ ăn một chút bánh quy ít đường và ngũ cốc. Tuy nhiên, các bạn không nên để con ăn thỏa thích những món ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, đồ ăn nhanh,… Bởi vì như đã nói ở trên, tình trạng trẻ 2 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa rất có thể là do bé kén chọn thức ăn và chỉ ăn đồ mình thích.
2.2. Cho bé 2 tuổi ngồi ăn cùng bữa với gia đình
Việc tập cho trẻ ngồi ăn cùng bữa với gia đình từ sớm đem lại rất nhiều lợi ích về lâu về dài. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để cả gia đình dành thời gian với nhau. Đồng thời giúp bé làm quen với những món ăn tốt cho sức khỏe, đa dạng và hình thành nên thói quen ăn uống đúng giờ, lành mạnh.
Bên cạnh đó, ăn cùng nhau cũng là một cách hay để dạy trẻ về ứng xử trong bữa ăn. Bởi vì lúc này, bé được theo dõi cách bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình thưởng thức đồ ăn. Khi mọi người trò chuyện với nhau trong bữa ăn, con cũng sẽ học được thêm nhiều từ mới.
2.3. Cho trẻ làm quen dần với thức ăn và không ép con ăn
Việc cho trẻ tập ăn cơm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con. Nếu bố mẹ cho bé tập ăn cơm đúng cách thì có thể tạo được sự hứng thú cho trẻ. Tuy nhiên, nếu các bạn không làm tốt bước này, bé có thể sẽ hình thành tâm lý biếng ăn và sợ ăn.
Ở giai đoạn làm quen với cách ăn cơm, phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà hãy để con ăn ít một và dần dần tăng lượng đồ ăn lên. Hơn nữa, mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút để tránh tình trạng con ngậm đồ ăn chứ không nuốt.
Đặc biệt, bố mẹ phải thật kiên nhẫn và tuyệt đối không dọa nạt, quát mắng khiến bé cảm thấy sợ hãi, dẫn đến tình trạng biếng ăn chỉ uống sữa. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý không sốt ruột khi thấy trẻ chậm tăng cân.
Bởi vì trong giai đoạn tập ăn cơm, không thể tránh khỏi tình trạng con chưa quen với thức ăn mới nên ăn ít và chậm hơn. Do đó, các bạn không nên quá lo lắng hoặc ép trẻ ăn bằng mọi cách mà hãy để con tự giác và tạo niềm vui trong bữa ăn để con thích ăn, cũng như không bị áp lực khi ăn.
2.4. Bố mẹ nên kích thích sự độc lập của trẻ
Bố mẹ có thể đút cho trẻ ăn khi con còn quá nhỏ. Tuy nhiên, khi bé từ 2 tuổi trở đi, các bạn nên bắt đầu cho con học tập “tự lập” trong việc ăn uống. Lúc đầu, trẻ có thể loay hoay tự ăn và bôi bẩn lên quần áo, mặt mũi.
Tuy nhiên, bé sẽ học được cách chủ động và tập trung vào việc ăn uống. Do đó, con sẽ cảm nhận được mùi vị và màu sắc của món ăn nên sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Ngoài ra, để tạo thêm hứng thú cho trẻ trong bữa ăn, bố mẹ có thể đặt thức ăn vào các khay dĩa, chén có hình nhân vật hoạt hình dễ thương.
Tóm lại, trẻ biếng ăn chỉ uống sữa khi đã lên 2 tuổi là một vấn đề dinh dưỡng khá nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Vì vậy, để con yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống một cách khoa học, hợp lý và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra, các bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc bổ sung Kinder Optima để giúp con ăn ngon hơn và phát triển khỏe mạnh, toàn diện.