Trẻ sơ sinh mấy tháng cứng cổ được coi là đạt chuẩn? Bài tập giúp

Rất nhiều chị em lần đầu làm mẹ đều có chung thắc mắc bao giờ trẻ sơ sinh biết cứng cổ? Đôi khi thấy “con nhà người ta” đã cứng cáp, có thể làm được việc này việc kia cũng khiến các mẹ cảm thấy lo lắng khi con nhà mình vẫn chưa làm được.

Theo các chuyên gia sức khỏe tùy vào từng giai đoạn mà sự phát triển của cơ cổ bé sẽ đủ cứng cáp để kiểm soát được đầu của mình. Do đó thay bằng việc đi so sánh với “con nhà người ta” thì mẹ nên theo dõi những cột mốc phát triển của bé nhà mình và có những cách bế ẵm sao cho phù hợp nhất nhé:

– Trẻ 1 – 2 tháng tuổi: Đây là giai đoạn cơ cổ của bé còn rất yếu, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn cơ thể.

Trẻ 3 – 5 tháng tuổi: Thông thường trẻ sơ sinh biết cứng cổ ngóc đầu dậy khi được 3 – 5 tháng tuổi. Đây cũng là thời gian bé tập lẫy, lật, cơ cổ dần cứng cáp hơn để điều khiển đầu.

– Trẻ được từ 6 tháng: Nếu mẹ đang thắc mắc bao giờ trẻ sơ sinh biết cứng cổ thì chính là ở giai đoạn này, lúc này cổ bé có thể kiểm soát được đầu tốt nhất, đây là tiền đề để con tiến đến những cột mốc phát triển khác như ngồi, trườn, bò, đứng, đi…

Cách bế trẻ chưa cứng cổ đúng cách

Ở mỗi giai đoạn phát triển của bé mẹ sẽ có cách bế khác nhau để bảo vệ cho cổ, đầu của con.

Với những trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi chưa cứng cổ khi bế trẻ mẹ phải bế theo tư thế thẳng lưng – đầu để hạn chế trọng lượng đầu sẽ tạo áp lực lên cột sống. Khi cần bế vác trẻ như vỗ ợ hơi sau khi bú thì mẹ cần áp thân bé vào ngực mình, một tay đỡ đầu và để cổ bé tự nhiên trên vai mẹ, một tay vỗ lưng nhẹ để bé ợ hơi. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần phải chú ý tới cơ lưng của con vì chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Bước sang giai đoạn trẻ 3 – 5 tháng tuổi, cổ bé đã cứng hơn một chút, có thể ngóc đầu dậy khi ở tư thế úp. Các kiểu bế thích hợp là bế ngửa, nửa ngồi hoặc bế vác. Nếu ở tư thế nào bé cảm thấy khó chịu thì mẹ có thể đổi tư thế bé để bé cảm thấy thoải mái nhất.

Từ 6 tháng tuổi trở đi trẻ sơ sinh đã cứng cổ mẹ có thể bế bé ngồi tựa lưng vào mình, dần dần cổ của bé sẽ cứng cáp hơn để có thể tự ngồi mà không cần có sự trợ giúp của người lớn nữa.

Trẻ đến tháng tuổi vẫn chưa cứng cổ phải làm sao?

Sau 6 tháng cổ của bé vẫn chưa đủ khả năng giữ được đầu trong khoảng thời gian ngắn thì mẹ cũng nên cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra cho yên tâm.

Đa phần những trẻ sinh non sẽ chậm cứng cổ hơn những em bé đủ tháng nên mẹ cũng không nên quá bất an khi em bé nhà mình tại sao vẫn chưa chịu cứng cổ.

Bài tập giúp trẻ sơ sinh nhanh cứng cổ

Để luyện tập cho cơ cổ của bé cứng cáp hơn, có những cách thực hiện sau:

1: Bài tập nằm sấp

Thời điểm: bé sau khi sinh khoảng 2 – 3 tháng

Bài tập này khuyến khích trẻ ngóc đầu lên để nhìn mọi vật sung quanh và như vậy sẽ giúp cổ bé nhanh cứng cáp hơn.

Cách tập : Dải một tấm thảm sạch, êm ra giường sau đó cho bé nầm sấp ở đó cùng với một số thứ đồ chơi để kích thích bé hơn. Bài tập này giúp bé nhanh cứng cổ và giúp bé linh hoạt hơn.

Lưu ý: Không nên cho bé nằm sấp quá lâu, mỗi ngày chỉ nên cho bé nằm sấp 2 – 3 lần và mỗi lần không quá 30 giây. Nếu bé không thích thì bà mẹ đừng ép con nhé và tuyệt đối không áp dụng phương pháp này khi bé ăn no.

2: Bài tập máy bay

Thời điểm: Bé từ 2 tháng trở lên

Khi áp dụng cách tập này sẽ giúp cổ, lưng bé cứng cáp hơn và cũng củng cố sự nhận thức, linh hoạt của bé.

Cách tập: Mẹ nằm co chân và đặt bé nằm lên phần cẳng chân của mẹ. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên rồi hạ xuống, di chuyển qua lại như đang bay trên không.

Lưu ý: mỗi ngày bạn có thể áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần và mỗi lần khoảng 1 phút. Không nên cho bé thực hiện cách này nếu bé vừa ăn xong.

3: Bài tập nhảy theo nhạc

Thời điểm: Bé sau khi sinh

Cách thực hiện khá là đơn giản và công dụng cũng cực kì hữu ích dành cho việc trẻ nhanh cứng cổ, vừa giúp bé nhận thức được môi trường xung quanh.

Cách tập: Mẹ chỉ cần bế bé trên vai hoặc địu, bật nhạc và lắc lư nhẹ theo giai điệu.

4: Bài tập kéo co

Thời điểm: bé sau khi sinh 3 – 4 tháng

Với cách tập này cổ, vai và lưng bé sẽ nhanh cứng cáp hơn. Tăng cường khả năng cầm, nắm của trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Bạn hãy cho bé nằm ngửa, sau đó lấy 1 ngón tay trỏ của mẹ đặt vào lòng bàn tay của trẻ. Sau khi trẻ đã nắm chặt bà mẹ từ từ kéo bé lên theo hướng ngồi từ từ và nhả tay nhẹ nhàng cho bé về vị trí cũ.

Lưu ý: Với phương pháp này bà mẹ phải hết sức cận thận. Lúc kéo lên nhẹ nhàng, từ từ. Chỉ kéo bé lên 1 tẹo rồi lại nhả nhẹ nhàng bé về vị trí cũ nhé. Tránh dùng cách này khi bé nằm trên chiếu hoặc sàn nhà vì có thể làm bé đau.

Lưu ý khi cho bé tập các bài tập nhanh cứng cổ

»» Với các bài tập bà mẹ không nên cho bé tập quá lâu từ 10 phút trở lên. Nếu bé thích thú với phương pháp đó bà mẹ có thể cho bé tập lâu hơn

»» Đừng cho bé tập ngay sau khi ăn mà thay vào đó hãy cho bé ăn trước 1 tiếng trước khi tập

»» Nếu thấy bé có những biểu hiện không thích thì bà mẹ cũng nên đừng ép bé

»» Khi tập nên tắt các điện thoại, tivi để tránh làm bé giật mình và tránh làm bé mất tập trung.

Trẻ sơ sinh mấy tháng cứng cổ được coi là đạt chuẩn? Bài tập giúp

Rất nhiều chị em lần đầu làm mẹ đều có chung thắc mắc bao giờ trẻ sơ sinh biết cứng cổ? Đôi khi thấy “con nhà người ta” đã cứng cáp, có thể làm được việc này việc kia cũng khiến các mẹ cảm thấy lo lắng khi con nhà mình vẫn chưa làm được.

Theo các chuyên gia sức khỏe tùy vào từng giai đoạn mà sự phát triển của cơ cổ bé sẽ đủ cứng cáp để kiểm soát được đầu của mình. Do đó thay bằng việc đi so sánh với “con nhà người ta” thì mẹ nên theo dõi những cột mốc phát triển của bé nhà mình và có những cách bế ẵm sao cho phù hợp nhất nhé:

– Trẻ 1 – 2 tháng tuổi: Đây là giai đoạn cơ cổ của bé còn rất yếu, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn cơ thể.

Trẻ 3 – 5 tháng tuổi: Thông thường trẻ sơ sinh biết cứng cổ ngóc đầu dậy khi được 3 – 5 tháng tuổi. Đây cũng là thời gian bé tập lẫy, lật, cơ cổ dần cứng cáp hơn để điều khiển đầu.

– Trẻ được từ 6 tháng: Nếu mẹ đang thắc mắc bao giờ trẻ sơ sinh biết cứng cổ thì chính là ở giai đoạn này, lúc này cổ bé có thể kiểm soát được đầu tốt nhất, đây là tiền đề để con tiến đến những cột mốc phát triển khác như ngồi, trườn, bò, đứng, đi…

Cách bế trẻ chưa cứng cổ đúng cách

Ở mỗi giai đoạn phát triển của bé mẹ sẽ có cách bế khác nhau để bảo vệ cho cổ, đầu của con.

Với những trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi chưa cứng cổ khi bế trẻ mẹ phải bế theo tư thế thẳng lưng – đầu để hạn chế trọng lượng đầu sẽ tạo áp lực lên cột sống. Khi cần bế vác trẻ như vỗ ợ hơi sau khi bú thì mẹ cần áp thân bé vào ngực mình, một tay đỡ đầu và để cổ bé tự nhiên trên vai mẹ, một tay vỗ lưng nhẹ để bé ợ hơi. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần phải chú ý tới cơ lưng của con vì chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Bước sang giai đoạn trẻ 3 – 5 tháng tuổi, cổ bé đã cứng hơn một chút, có thể ngóc đầu dậy khi ở tư thế úp. Các kiểu bế thích hợp là bế ngửa, nửa ngồi hoặc bế vác. Nếu ở tư thế nào bé cảm thấy khó chịu thì mẹ có thể đổi tư thế bé để bé cảm thấy thoải mái nhất.

Từ 6 tháng tuổi trở đi trẻ sơ sinh đã cứng cổ mẹ có thể bế bé ngồi tựa lưng vào mình, dần dần cổ của bé sẽ cứng cáp hơn để có thể tự ngồi mà không cần có sự trợ giúp của người lớn nữa.

Trẻ đến tháng tuổi vẫn chưa cứng cổ phải làm sao?

Sau 6 tháng cổ của bé vẫn chưa đủ khả năng giữ được đầu trong khoảng thời gian ngắn thì mẹ cũng nên cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra cho yên tâm.

Đa phần những trẻ sinh non sẽ chậm cứng cổ hơn những em bé đủ tháng nên mẹ cũng không nên quá bất an khi em bé nhà mình tại sao vẫn chưa chịu cứng cổ.

Bài tập giúp trẻ sơ sinh nhanh cứng cổ

Để luyện tập cho cơ cổ của bé cứng cáp hơn, có những cách thực hiện sau:

1: Bài tập nằm sấp

Thời điểm: bé sau khi sinh khoảng 2 – 3 tháng

Bài tập này khuyến khích trẻ ngóc đầu lên để nhìn mọi vật sung quanh và như vậy sẽ giúp cổ bé nhanh cứng cáp hơn.

Cách tập : Dải một tấm thảm sạch, êm ra giường sau đó cho bé nầm sấp ở đó cùng với một số thứ đồ chơi để kích thích bé hơn. Bài tập này giúp bé nhanh cứng cổ và giúp bé linh hoạt hơn.

Lưu ý: Không nên cho bé nằm sấp quá lâu, mỗi ngày chỉ nên cho bé nằm sấp 2 – 3 lần và mỗi lần không quá 30 giây. Nếu bé không thích thì bà mẹ đừng ép con nhé và tuyệt đối không áp dụng phương pháp này khi bé ăn no.

2: Bài tập máy bay

Thời điểm: Bé từ 2 tháng trở lên

Khi áp dụng cách tập này sẽ giúp cổ, lưng bé cứng cáp hơn và cũng củng cố sự nhận thức, linh hoạt của bé.

Cách tập: Mẹ nằm co chân và đặt bé nằm lên phần cẳng chân của mẹ. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên rồi hạ xuống, di chuyển qua lại như đang bay trên không.

Lưu ý: mỗi ngày bạn có thể áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần và mỗi lần khoảng 1 phút. Không nên cho bé thực hiện cách này nếu bé vừa ăn xong.

3: Bài tập nhảy theo nhạc

Thời điểm: Bé sau khi sinh

Cách thực hiện khá là đơn giản và công dụng cũng cực kì hữu ích dành cho việc trẻ nhanh cứng cổ, vừa giúp bé nhận thức được môi trường xung quanh.

Cách tập: Mẹ chỉ cần bế bé trên vai hoặc địu, bật nhạc và lắc lư nhẹ theo giai điệu.

4: Bài tập kéo co

Thời điểm: bé sau khi sinh 3 – 4 tháng

Với cách tập này cổ, vai và lưng bé sẽ nhanh cứng cáp hơn. Tăng cường khả năng cầm, nắm của trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Bạn hãy cho bé nằm ngửa, sau đó lấy 1 ngón tay trỏ của mẹ đặt vào lòng bàn tay của trẻ. Sau khi trẻ đã nắm chặt bà mẹ từ từ kéo bé lên theo hướng ngồi từ từ và nhả tay nhẹ nhàng cho bé về vị trí cũ.

Lưu ý: Với phương pháp này bà mẹ phải hết sức cận thận. Lúc kéo lên nhẹ nhàng, từ từ. Chỉ kéo bé lên 1 tẹo rồi lại nhả nhẹ nhàng bé về vị trí cũ nhé. Tránh dùng cách này khi bé nằm trên chiếu hoặc sàn nhà vì có thể làm bé đau.

Lưu ý khi cho bé tập các bài tập nhanh cứng cổ

»» Với các bài tập bà mẹ không nên cho bé tập quá lâu từ 10 phút trở lên. Nếu bé thích thú với phương pháp đó bà mẹ có thể cho bé tập lâu hơn

»» Đừng cho bé tập ngay sau khi ăn mà thay vào đó hãy cho bé ăn trước 1 tiếng trước khi tập

»» Nếu thấy bé có những biểu hiện không thích thì bà mẹ cũng nên đừng ép bé

»» Khi tập nên tắt các điện thoại, tivi để tránh làm bé giật mình và tránh làm bé mất tập trung.