Trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân: Nguyên nhân & Giải pháp

1. Dấu hiệu trẻ 5 tháng chậm hoặc không tăng cân

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh 5 tháng phụ thuộc vào từng giới tính của trẻ. Trọng lượng tiêu chuẩn của trẻ 5 tháng tuổi là khoảng 7,5kg đối với bé trai và khoảng 6.9kg đối với bé gái. Nếu mức cân nặng của các bé chênh lệch ít hơn nhiều chỉ số tiêu chuẩn này, rất có thể các bé đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Để nhận biết các em bé 5 tháng tuổi có chậm tăng cân hay không, cha mẹ hãy chú ý đến những dấu hiệu của con trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày:

  • Trong quá trình bú mẹ, trẻ thường xuyên mệt mỏi và ngủ thiếp đi khi chưa bú đủ hay lực bú của trẻ yếu.

  • Tâm trạng trẻ thất thường, thường xuyên căng thẳng hay quấy khóc vào ban đêm cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của các bé.

  • Hay sự thay đổi từ việc bú mẹ chuyển qua các loại sữa công thức cũng sẽ khiến bé cảm thấy lạ lẫm và bỏ ăn.

Số lần thay tã ít hơn 5 lần một ngày cho thấy trẻ không có đủ dưỡng chất trong cơ thể và lượng nước tiểu thải ra. Chỉ số cân nặng hàng tháng thường xuyên không đạt chuẩn cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự chậm tăng cân ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh cả tháng không tăng cân

Bên cạnh những dấu hiệu bên ngoài giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng chậm tăng cân của trẻ, lý do sâu xa dẫn đến tình trạng này có thể do một trong những nguyên nhân sau

  • Dinh dưỡng mà trẻ 5 tháng nhận được chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể hoặc chưa đảm bảo về liều lượng, chất lượng.

  • Các em bé trong độ tuổi sơ sinh do cơ thể còn non nớt và nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh: ho, sốt, cảm cúm,.. điều này khiến cơ thể trẻ cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn.

  • Nếu mẹ vẫn duy trì chế độ ăn cũ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần có của con rồi.

  • Trẻ gặp các bệnh lý về hệ tiêu hóa nên không thể hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng.

  • Đa số sự thèm ăn của trẻ đều bị ảnh hưởng sau khi trẻ khỏi bệnh. Khi ăn phải những thức ăn không phù hợp, trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược,…

3. Hậu quả khi trẻ không tăng cân cả tháng kéo dài liên tục

Nếu tình trạng chậm tăng cân diễn ra quá lâu và không có các biện pháp tăng cân phù hợp, trẻ sơ sinh 5 tháng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề về tim mạch và hệ miễn dịch. Sự biếng ăn lâu ngày khiến các bé bị suy dinh dưỡng trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng phát triển chung của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ dưỡng chất đi nuôi cơ thể, trẻ trở nên thiếu sức sống, thiếu năng lượng để vui chơi, hoạt động dẫn đến các trường hợp chậm đi, chậm nói sau này.

Để tìm kiếm phương pháp tăng cân hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất, trao đổi cụ thể tình trạng chậm tăng cân của con cho bác sĩ nghe và làm theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị vấn đề cải thiện cân nặng không quá khó, nên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!

Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg: 5 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực & cách khắc phục hiệu quả

4. Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân hiệu quả

Khi tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi mới diễn ra, cha mẹ có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây.

4.1. Giải pháp dinh dưỡng cho bé 5 tháng hấp thu tốt tăng cân nhanh

Để bé yêu có thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, trước hết nguồn sữa mẹ phải thật đảm bảo dưỡng chất.

4.1.1. Mẹ ăn gì để bé bú mẹ tăng cân đều

Do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ 5 tháng tuổi nên dinh dưỡng hàng ngày mà mẹ hấp thụ cần đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như: bổ sung protein, DHA (từ thịt, cá); bổ sung canxi (từ các loại sữa tốt cho mẹ giúp hệ xương của con phát triển); nước khoáng; các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,..); rau xanh và trái cây giúp cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé,…

4.1.2. Thực đơn giúp mẹ tăng chất lượng sữa cho con bú

Theo như thực đơn ăn cữ truyền thống của các mẹ, có rất nhiều món phải kiêng khem thế nhưng dựa trên nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bữa ăn của mẹ sau sinh nên bao gồm nhiều loại thực phẩm đa dạng về dinh dưỡng nhằm bồi bổ cho sức khỏe mẹ và bé.

Các loại thực phẩm cần có trong bữa ăn của mẹ đó là: gạo, khoai lang, ngô, các loại đậu, rau củ quả có màu xanh đậm, da cam, đỏ (cà rốt, bí ngô, súp lơ xanh, thì là..) trứng, sữa, thịt bò, cá hồi,… Nếu rau xanh cung cấp cho mẹ các vitamin A, E,C,K tuyệt vời và phòng ngừa chứng táo bón sau sinh hiệu quả thì cá hồi nổi tiếng là giàu thành phần vitamin B12, DHA, omega-3 và vitamin D tự nhiên (những nguồn dinh dưỡng thiết yếu) giúp bé yêu phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt, các món ăn giúp mẹ lợi sữa nhất định phải thử như: móng giò hầm rau củ hạt sen, canh rau đay, canh đinh lăng nấu thịt hoặc cá, nước gạo lứt rang, canh sườn hầm bí ngô, canh rau ngót,…

Ngoài ra, các mẹ cũng cần bổ sung các loại ngũ cốc, nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt hay yến mạch bởi đây là những nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ và sắt rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhóm dinh dưỡng cung cấp canxi còn đến từ các loại hạt mè, hạnh nhân rất thích hợp để thêm vào thực đơn món ăn mỗi ngày.

4.1.3. Nhận biết bé đã bú đủ

Dấu hiệu nhận biết em bé đã bú đủ là rất cần thiết để mẹ nắm bắt được con đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hay chưa. Dưới đây là những biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh 5 tháng giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên:

  • Cơ mặt em bé giãn ra thể hiện sự thoải mái rõ rệt

  • Bé vui vẻ trong quá trình bú và có những cữ ngủ ngon lành không quấy khóc mẹ

  • Bé nặng tã ít nhất 5 lần một ngày cho thấy lượng nước hấp thụ trong cơ thể đạt chuẩn

  • Đặc biệt, ngực của mẹ sẽ trở nên mềm hơn chứ không còn căng cứng như khi đầy sữa nữa

4.2. Một số giải pháp tâm lý hỗ trợ con phát triển cân nặng đạt chuẩn mỗi tháng

Chỉ số cân nặng không chỉ phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ mà còn phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của con. Để cải thiện tâm lý cho bé, cha mẹ nên khuyến khích con vận động như: được thỏa thích trườn, bò trên sàn hay cầm nắm món đồ chơi mà con yêu thích. Sự vận động cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng trong trẻ từ đó giúp trẻ mau cảm thấy đói và kích thích cảm giác thèm ăn hơn.

Bên cạnh vận động, phương pháp massage cho trẻ sơ sinh nhằm khiến các dây thần kinh hoạt động tốt hơn đồng thời giúp các bé cảm thấy thư giãn thoải mái. Xoa bóp các bộ phận như tay, chân còn giúp bé dẻo dai và săn chắc nữa đó cha mẹ ơi!

Cuối cùng là phương pháp nghe nhạc, âm nhạc phù hợp đối với trẻ sơ sinh 5 tháng đó là nhạc Mozart – nó giúp kích thích sự phát triển vượt trội của não bộ. Âm nhạc cũng là món ăn tinh thần giúp cải thiện tâm trạng của bé.

Trên đây là tất tần tật các vấn đề xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân, hy vọng bài viết đã đem đến cho cha mẹ những kiến thức thật bổ ích.

Trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân: Nguyên nhân & Giải pháp

1. Dấu hiệu trẻ 5 tháng chậm hoặc không tăng cân

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh 5 tháng phụ thuộc vào từng giới tính của trẻ. Trọng lượng tiêu chuẩn của trẻ 5 tháng tuổi là khoảng 7,5kg đối với bé trai và khoảng 6.9kg đối với bé gái. Nếu mức cân nặng của các bé chênh lệch ít hơn nhiều chỉ số tiêu chuẩn này, rất có thể các bé đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Để nhận biết các em bé 5 tháng tuổi có chậm tăng cân hay không, cha mẹ hãy chú ý đến những dấu hiệu của con trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày:

  • Trong quá trình bú mẹ, trẻ thường xuyên mệt mỏi và ngủ thiếp đi khi chưa bú đủ hay lực bú của trẻ yếu.

  • Tâm trạng trẻ thất thường, thường xuyên căng thẳng hay quấy khóc vào ban đêm cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của các bé.

  • Hay sự thay đổi từ việc bú mẹ chuyển qua các loại sữa công thức cũng sẽ khiến bé cảm thấy lạ lẫm và bỏ ăn.

Số lần thay tã ít hơn 5 lần một ngày cho thấy trẻ không có đủ dưỡng chất trong cơ thể và lượng nước tiểu thải ra. Chỉ số cân nặng hàng tháng thường xuyên không đạt chuẩn cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự chậm tăng cân ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh cả tháng không tăng cân

Bên cạnh những dấu hiệu bên ngoài giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng chậm tăng cân của trẻ, lý do sâu xa dẫn đến tình trạng này có thể do một trong những nguyên nhân sau

  • Dinh dưỡng mà trẻ 5 tháng nhận được chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể hoặc chưa đảm bảo về liều lượng, chất lượng.

  • Các em bé trong độ tuổi sơ sinh do cơ thể còn non nớt và nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh: ho, sốt, cảm cúm,.. điều này khiến cơ thể trẻ cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn.

  • Nếu mẹ vẫn duy trì chế độ ăn cũ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần có của con rồi.

  • Trẻ gặp các bệnh lý về hệ tiêu hóa nên không thể hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng.

  • Đa số sự thèm ăn của trẻ đều bị ảnh hưởng sau khi trẻ khỏi bệnh. Khi ăn phải những thức ăn không phù hợp, trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược,…

3. Hậu quả khi trẻ không tăng cân cả tháng kéo dài liên tục

Nếu tình trạng chậm tăng cân diễn ra quá lâu và không có các biện pháp tăng cân phù hợp, trẻ sơ sinh 5 tháng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề về tim mạch và hệ miễn dịch. Sự biếng ăn lâu ngày khiến các bé bị suy dinh dưỡng trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng phát triển chung của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ dưỡng chất đi nuôi cơ thể, trẻ trở nên thiếu sức sống, thiếu năng lượng để vui chơi, hoạt động dẫn đến các trường hợp chậm đi, chậm nói sau này.

Để tìm kiếm phương pháp tăng cân hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất, trao đổi cụ thể tình trạng chậm tăng cân của con cho bác sĩ nghe và làm theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị vấn đề cải thiện cân nặng không quá khó, nên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!

Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg: 5 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực & cách khắc phục hiệu quả

4. Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân hiệu quả

Khi tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi mới diễn ra, cha mẹ có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây.

4.1. Giải pháp dinh dưỡng cho bé 5 tháng hấp thu tốt tăng cân nhanh

Để bé yêu có thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, trước hết nguồn sữa mẹ phải thật đảm bảo dưỡng chất.

4.1.1. Mẹ ăn gì để bé bú mẹ tăng cân đều

Do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ 5 tháng tuổi nên dinh dưỡng hàng ngày mà mẹ hấp thụ cần đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như: bổ sung protein, DHA (từ thịt, cá); bổ sung canxi (từ các loại sữa tốt cho mẹ giúp hệ xương của con phát triển); nước khoáng; các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,..); rau xanh và trái cây giúp cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé,…

4.1.2. Thực đơn giúp mẹ tăng chất lượng sữa cho con bú

Theo như thực đơn ăn cữ truyền thống của các mẹ, có rất nhiều món phải kiêng khem thế nhưng dựa trên nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bữa ăn của mẹ sau sinh nên bao gồm nhiều loại thực phẩm đa dạng về dinh dưỡng nhằm bồi bổ cho sức khỏe mẹ và bé.

Các loại thực phẩm cần có trong bữa ăn của mẹ đó là: gạo, khoai lang, ngô, các loại đậu, rau củ quả có màu xanh đậm, da cam, đỏ (cà rốt, bí ngô, súp lơ xanh, thì là..) trứng, sữa, thịt bò, cá hồi,… Nếu rau xanh cung cấp cho mẹ các vitamin A, E,C,K tuyệt vời và phòng ngừa chứng táo bón sau sinh hiệu quả thì cá hồi nổi tiếng là giàu thành phần vitamin B12, DHA, omega-3 và vitamin D tự nhiên (những nguồn dinh dưỡng thiết yếu) giúp bé yêu phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt, các món ăn giúp mẹ lợi sữa nhất định phải thử như: móng giò hầm rau củ hạt sen, canh rau đay, canh đinh lăng nấu thịt hoặc cá, nước gạo lứt rang, canh sườn hầm bí ngô, canh rau ngót,…

Ngoài ra, các mẹ cũng cần bổ sung các loại ngũ cốc, nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt hay yến mạch bởi đây là những nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ và sắt rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhóm dinh dưỡng cung cấp canxi còn đến từ các loại hạt mè, hạnh nhân rất thích hợp để thêm vào thực đơn món ăn mỗi ngày.

4.1.3. Nhận biết bé đã bú đủ

Dấu hiệu nhận biết em bé đã bú đủ là rất cần thiết để mẹ nắm bắt được con đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hay chưa. Dưới đây là những biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh 5 tháng giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên:

  • Cơ mặt em bé giãn ra thể hiện sự thoải mái rõ rệt

  • Bé vui vẻ trong quá trình bú và có những cữ ngủ ngon lành không quấy khóc mẹ

  • Bé nặng tã ít nhất 5 lần một ngày cho thấy lượng nước hấp thụ trong cơ thể đạt chuẩn

  • Đặc biệt, ngực của mẹ sẽ trở nên mềm hơn chứ không còn căng cứng như khi đầy sữa nữa

4.2. Một số giải pháp tâm lý hỗ trợ con phát triển cân nặng đạt chuẩn mỗi tháng

Chỉ số cân nặng không chỉ phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ mà còn phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của con. Để cải thiện tâm lý cho bé, cha mẹ nên khuyến khích con vận động như: được thỏa thích trườn, bò trên sàn hay cầm nắm món đồ chơi mà con yêu thích. Sự vận động cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng trong trẻ từ đó giúp trẻ mau cảm thấy đói và kích thích cảm giác thèm ăn hơn.

Bên cạnh vận động, phương pháp massage cho trẻ sơ sinh nhằm khiến các dây thần kinh hoạt động tốt hơn đồng thời giúp các bé cảm thấy thư giãn thoải mái. Xoa bóp các bộ phận như tay, chân còn giúp bé dẻo dai và săn chắc nữa đó cha mẹ ơi!

Cuối cùng là phương pháp nghe nhạc, âm nhạc phù hợp đối với trẻ sơ sinh 5 tháng đó là nhạc Mozart – nó giúp kích thích sự phát triển vượt trội của não bộ. Âm nhạc cũng là món ăn tinh thần giúp cải thiện tâm trạng của bé.

Trên đây là tất tần tật các vấn đề xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân, hy vọng bài viết đã đem đến cho cha mẹ những kiến thức thật bổ ích.