Trẻ 7 tháng tuổi: Nặng bao nhiêu kg, bé ăn gì, ngủ ra sao? – Fitobimbi

Trẻ 7 tháng tuổi sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những gì bé có từ lúc 6 tháng tuổi. Lúc này, hầu hết các bé đều đã ngồi một cách vững vàng, có khả năng với và chộp lấy những gì bé muốn, thậm chí nhiều bé đã có thể bò.

Trẻ 7 tháng tuổi: Ăn gì, ngủ bao lâu, phát triển thế nào?
Trẻ 7 tháng tuổi: Ăn gì, ngủ bao lâu, phát triển thế nào?

Các mốc phát triển đặc biệt của trẻ 7 tháng tuổi

Về thể chất

Trẻ sơ sinh phát triển chiều cao và cân nặng nhanh nhất trong 6 tháng đầu đời. Bước sang tháng thứ 7, các chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ tăng chậm hơn so với các giai đoạn trước đó.

Bảng chiều cao - cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo WHO
Bảng chiều cao – cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo WHO

Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo WHO, khi được 7 tháng tuổi, bé trai nên đạt cân nặng từ 8,3kg. Và bé gái 7 tháng tuổi nên có cân nặng 7,6kg.

Trẻ 7 tháng tuổi cao bao nhiêu cm?

Bé trai 7 tháng tuổi nên có chiều cao 69,2cm và chiều cao của bé gái 7 tháng tuổi nên đạt 67,3cm.

Cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên. Nếu con thừa cân hoặc nhẹ cân hơn so với ngưỡng trung bình, hoặc không tăng cân trong 3 tháng liền, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục từ sớm.

Trẻ 7 tháng tuổi mọc răng

Những chiếc răng nhỏ đầu tiên sẽ nhú lên khỏi nướu khi bé được 5 đến 7 tháng tuổi. Khi bé bắt đầu mọc răng, cha mẹ có thể thấy các dấu hiệu như:

  • Bé chảy nước dãi nhiều hơn;
  • Bé quấy khóc hơn bình thường.

Để con đỡ cảm thấy khó chịu, cha mẹ có thể cho con chơi đồ chơi mọc răng.

Trẻ thường mọc 2 chiếc răng giữa ở hàm dưới trước, sau đó là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên. 4 chiếc răng này sẽ mọc hoàn thiện trong vòng 3 – 4 tháng. Nếu con vẫn chưa mọc răng khi được 7 tháng tuổi, cha mẹ cũng không cần lo lắng. Vì thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau, việc không mọc răng cho đến khi trẻ được 12 tháng là điều hoàn toàn bình thường.

Khi những chiếc răng đầu tiên của con mọc lên, cha mẹ hãy làm sạch chúng hàng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ em với nước.

Trẻ 7 tháng có thể đang mọc răng
Trẻ 7 tháng có thể đang mọc răng

Về kỹ năng vận động & hành vi: Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể làm được rất nhiều điều, bao gồm ngồi vững mà không cần sự trợ giúp trong vòng vài phút, lật người, bò; cầm nắm, di chuyển đồ vật; bi bô nói chuyện; nhìn và nghe tốt hơn;… Dưới đây là những điều quan trọng cha mẹ cần biết về kỹ năng vận động và hành vi của trẻ 7 tháng.

Ngồi dậy và tập bò

Vào khoảng 7 tháng tuổi, cơ bụng của con đã mạnh mẽ hơn. Điều đó cho phép bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp trong vài phút. Cùng với đó, trong khoảng thời gian này, con cũng đang học các kỹ năng giữ thăng bằng cần thiết để bò. Nhiều bé đã bắt đầu bò lùi, bò sang một bên, đẩy người bằng chân khi nằm sấp, thậm chí một số bé đã có thể di chuyển bằng cả tay và chân.

Trẻ 7 tháng chưa biết ngồi có sao không? Nếu trẻ đồng thời có các biểu hiện như chưa ngồi vững, chưa mọc răng, chưa biết trườn bò, nhiều mồ hôi trộm,… rất có thể con đang trong tình trạng thiếu canxi, đe dọa còi xương. Bé có thể cần được bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

Kỹ năng vận động tinh (cầm, nắm)

Kỹ năng vận động tinh của bé ngày càng tốt hơn. Con có thể nhặt đồ vật bằng một tay, chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và có thể chắp 2 tay lại với nhau. Bé 7 tháng tuổi cũng có khả năng dùng ngón tay để nhặt và kéo đồ vật về phía mình, đập đồ chơi vào nhau để tạo ra tiếng động, ném đồ chơi ra xa hoặc cầm đồ chơi cho vào trong miệng.

Khi được 7 tháng tuổi, con có khả năng cầm, nắm tốt
Khi được 7 tháng tuổi, con có khả năng cầm, nắm tốt

Có thể tập trung vào các vật thể chuyển động nhanh

Thị giác của bé đã phát triển hơn, cho phép bé quan sát vật ở gần và xa, bé cũng có thể tập trung vào các vật thể chuyển động nhanh. Cũng trong thời điểm này, con có thể phối hợp tốt giữa tay và mắt. Bé có thể phát hiện ra một món đồ chơi trong phòng, tập trung vào nó, lăn hoặc bò đến gần món đồ chơi đó, nhặt nó lên và chơi với món đồ này.

Trẻ 7 tháng tuổi vẫn thích nhìn những khuôn mặt quen thuộc, ngoài ra, bé cũng thích xem những bức tranh nhiều màu sắc trong sách. Mặt khác, con cũng có thể thích những món đồ với các bộ phận có khả năng chuyển động và dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm, chơi, cố gắng tìm ra cách thức hoạt động của chúng.

Nghe và hiểu nhiều hơn

Thính giác của bé phát triển khi lớn lên. Khi được 7 tháng tuổi, con có thể nghe và hiểu nhiều hơn. Bé sẽ quay về hướng phát ra âm thanh. Nhiều trẻ ở độ tuổi này cũng có thể bắt đầu có khả năng nhận biết các từ chỉ các vật dụng thông thường và hiểu những câu lệnh đơn giản.

Khả năng giao tiếp: Bé trở thành “chuyên gia” trong giao tiếp phi ngôn ngữ

Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ. Bé có thể nghe theo mệnh lệnh đơn giản của mẹ như “há miệng nào”, “không được”,… Bạn cũng sẽ nhận được phản hồi của con (ít nhất là bé sẽ quay đầu) khi bạn gọi tên bé.

Khi được 7 tháng, trẻ sẽ trở thành chuyên gia trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Con có thể tạo nhiều biểu cảm khác nhau: từ cười toe toét đến cau mày. Và con cũng có thể hiểu thái độ của người xung quanh qua giọng nói và nét mặt đối phương.

Bé cũng sẽ giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cách tạo ra nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười, tiếng thổi bong bóng, tiếng bập bẹ với các chuỗi âm thanh như “da da da”, “ma ma ma”, “a a a”,…

Trí nhớ, tâm lý & khả năng nhận thức của bé 7 tháng tuổi

Trẻ hiểu về tính lâu dài của đối tượng

Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể, cùng với đó, bé sẽ hiểu về tính lâu dài của đối tượng. Vài tháng trước, khi bạn giấu khuôn mặt của mình sau bàn tay khi chơi ú òa, con bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã biến mất. Nhưng giờ đây, con đã nhận ra rằng bạn vẫn tồn tại, ngay cả khi bạn bị che khuất. Do đó, cha mẹ có thể thấy con dùng tay kéo tay của bạn để khuôn mặt bạn lộ ra.

Bé 7 tháng rất thích chơi ú òa cùng cha mẹ
Bé 7 tháng rất thích chơi ú òa cùng cha mẹ

Trẻ lo lắng về sự xa cách

Trẻ 7 tháng có thể bắt đầu có cảm giác lo lắng về sự xa cách. Bé sẽ khóc và bám lấy bạn khi bạn cố gắng rời đi và quấy khóc khi phải ở một mình với người lạ. Bởi vì sự quen thuộc sẽ khiến bé thoải mái hơn, nên sự lo lắng về người lạ cũng có thể bắt đầu trở thành một vấn đề ở độ tuổi này.

Trẻ dễ xúc động

Bé 7 tuổi bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc mới trong khi tìm hiểu về những gì bé có thể và không thể làm. Con có thể tỏ ra bực bội nếu không với tới một món đồ chơi hoặc chưa bò được. Bé cũng có thể khó chịu nếu bạn lấy đồ chơi của bé.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng nên ăn bao nhiêu?

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé có thể ăn khoảng 2 – 3 bữa ăn dặm mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con tỏ ra không muốn ăn, cha mẹ không nên ép bé. Bạn chỉ cần cho con ăn các phần ăn nhỏ hơn với nhiều lần hơn trong ngày.

Trẻ 7 tháng nên bú bao nhiêu?

Trẻ 7 tháng tuổi nên bú từ 700 – 960ml sữa mỗi ngày, chia thành 5 cữ bú. Ngoài ra, con có thể uống khoảng 60 – 120ml nước lọc, nước ép trái cây (không thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước trái cây).

Trẻ 7 tháng ăn được gì?

Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, khi đến tháng thứ 7, chế độ ăn của bé đã có thể bao gồm đầy đủ các nhóm chất:

  • Tinh bột: Mẹ có thể dùng bột gạo, bột ăn dặm, bột gạo lứt, bột yến mạch, bột ngô,… để nấu thức ăn cho bé.
  • Đạm: Chất này có nhiều trong các loại thịt (thịt lợn, thịt bò,…), cá, tôm, trứng và các loại đậu.
  • Vitamin và khoáng chất: Để bổ sung vitamin và khoáng chất cho con, mẹ nên cho con ăn rau, củ, trái cây. Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì? Khi được 7 tháng tuổi, con có thể ăn hầu hết các loại trái cây thông thường, dễ mua như: chuối, xoài, bơ, dâu tây, táo, lê, roi (mận miền Bắc), thanh long,…
  • Chất béo: Khi nấu thức ăn cho con, mẹ có thể sử dụng dầu cho em bé để bổ sung chất béo cho con.
Bé 7 tháng đã có thể ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau
Bé 7 tháng đã có thể ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau

Trẻ 7 tháng đi vệ sinh thế nào?

Trẻ 7 tháng đi vệ sinh bao nhiêu lần?

Số lần đi tiểu và đi ngoài giảm dần theo độ tuổi. Theo đó, trẻ 7 tháng có thể đi tiểu 10 lần/ngày và đi vệ sinh 1 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, nhiều bé 2 – 3 ngày mới ị một lần. Nếu phân của bé không có tình trạng lỏng, nhiều nước hay vón cục, cứng và khô, thì cha mẹ không cần lo lắng về số lần đi ngoài của con.

Trẻ 7 tháng đi ngoài phân thế nào?

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể thấy màu sắc và độ đặc của phân bé thay đổi. Phân có thể trở nên rắn hơn, nặng mùi hơn. Màu sắc phân sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm mà bé được ăn.

Nếu phân lỏng, nhiều nước, có thể bé đang bị tiêu chảy. Ngược lại, nếu bé có biểu hiện khó đi ngoài, phân khô, vón cục nhỏ, có thể bé đang bị táo bón.

Bé 7 tháng tuổi cần ngủ bao lâu?

Hầu hết các bé ở độ tuổi này ngủ khoảng 11 – 12 tiếng mỗi đêm và cần ngủ khoảng 2 – 3 tiếng vào ban ngày. Một số bé có thể cảm thấy lo lắng về sự xa cách nên thường khóc khi đến giờ ngủ hoặc dễ thức dậy vào ban đêm.

Để giúp bé 7 tháng tuổi thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, bạn nên tạo cho con một thói quen đi ngủ tốt.

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

Để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ hãy áp dụng những bí quyết được Fitobimbi giới thiệu dưới đây.

Xây dựng cho bé thực đơn ăn uống khoa học

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ/sữa công thức, con cũng nên được ăn thêm các thực phẩm khác để phát triển khỏe mạnh. Lúc này, cha mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học với:

  • Đầy đủ các nhóm chất;
  • Thực phẩm tươi sạch, không chứa chất bảo quản hay tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu;
  • Không sử dụng gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm) khi nấu thức ăn cho bé;
  • Không cho bé sử dụng mật ong; uống sữa bò, sữa dê,… cho đến khi bé được 1 tuổi;

Hỗ trợ phát triển thể chất

Để giúp bé học cách di chuyển và giữ thăng bằng, cha mẹ hãy để các đồ chơi mà bé yêu thích xa tầm với của con và khuyến khích bé vươn tay hoặc di chuyển để lấy đồ chơi.

Khi bé nằm sấp, cha mẹ hãy cố gắng khiến bé ngẩng đầu nhìn lên bằng cách sử dụng các đồ chơi nhiều màu sắc và có thể tạo ra tiếng động vui nhộn. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ cổ và vai.

Cha mẹ nên hạn chế thời gian bế, cho bé ngồi trên ghế và xe tập đi vì chúng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của con.

Bé 7 tháng tuổi rất thích chơi với các đồ vật nhiều màu sắc
Bé 7 tháng tuổi rất thích chơi với các đồ vật nhiều màu sắc

Cho bé chơi đồ chơi nhiều màu sắc

Trẻ 7 tháng tuổi thích đồ vật và đồ chơi có hình dạng, màu sắc, kích cỡ và kết cấu khác nhau. Bé cũng thích những thứ phát ra âm thanh hoặc đèn nhấp nháy. Tuy nhiên, cha mẹ không nhất thiết phải mua cho con thật nhiều đồ chơi; thay vào đó, bạn có thể tận dụng những vật dụng có sẵn trong nhà. Trên thực tế, cha mẹ có thể thấy rằng con rất quan tâm tới những đồ gia dụng thông thường như xoong nồi, thìa gỗ, tạp chí có hình ảnh đầy màu sắc.

Khi chọn đồ chơi cho bé, cha mẹ cần đảm bảo rằng chúng an toàn với con.

Dành thời gian chơi ngoài trời

Chơi ngoài trời mang đến cho bé rất nhiều trải nghiệm khác nhau: bé sẽ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều sự vật, hiện tượng mới; được ngửi nhiều mùi, nghe nhiều loại tiếng.

Lắng nghe và đáp lại tiếng bập bẹ của bé

Lắng nghe và phản ứng với tất cả những tiếng bập bẹ của trẻ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Đồng thời, điều này cũng giúp con cảm thấy được yêu thương, quý trọng. Cha mẹ nên nói chuyện cùng con với giọng điệu ấm áp, yêu thương.

Đọc sách & chơi trò chơi với bé

Đọc sách cho bé nghe, hát các bài hát thiếu nhi là những cách tuyệt vời giúp bé học hỏi và phát triển. Cha mẹ cũng có thể vừa hát, vừa nhảy theo điệu nhạc.

Chơi ú òa, giấu đồ vật và khuyến khích bé tìm kiếm là cách khác giúp bé học cách khám phá thế giới.

Nuôi dưỡng sự an toàn về mặt cảm xúc cho con

Để nuôi dưỡng sự an toàn về mặt cảm xúc cho con, cha mẹ nên:

  • Cho bé những đồ chơi an toàn phát ra tiếng động khi lắc hoặc va đập;
  • Chơi trước gương, gọi tên bé và chỉ vào hình ảnh phản chiếu của bé trong gương;
  • Khi nói chuyện với bé, hãy tạm dừng và đợi bé trả lời giống như khi nói chuyện với người lớn;
  • Chơi ú òa với bé;
  • Vỗ tay và vẫy tay với bé;
  • Gọi tên những đồ vật thường thấy khi cho bé xem;
  • Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau bằng miệng và giọng nói của bạn;
  • Lặp lại và mở rộng các âm mà bé tạo ra, chẳng hạn như “ma ma” khi bé nói “ma”;
  • Cho bé xem sách tranh và đọc truyện cho bé nghe hàng ngày;
  • Đưa cho bé đồ chơi xếp chồng lên nhau hoặc lồng vào nhau và chỉ cho bé cách chúng hoạt động;
  • Cùng bé xây dựng một tòa tháp và chỉ cho bé cách “hạ gục” nó;
  • Xây dựng cho bé một thói quen tắm và đi ngủ.

Trẻ 7 tháng có thể bị bệnh gì?

Trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp các bệnh về đường hô hấp (ho, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai,…). Bé cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) nếu ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ, pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm vaccine đúng lịch.

Ngoài ra, con cũng dễ bị các bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, nấm… khi tiết trời nắng nóng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.

Trẻ dễ bị rôm sảy khi trời nóng
Trẻ dễ bị rôm sảy khi trời nóng

Khi nào cần lo lắng về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi?

Mỗi bé đều phát triển theo cách của riêng mình, vì vậy, không thể nói chính xác khi nào con sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bé yêu 7 tháng tuổi của bạn bạn có dấu hiệu liên quan đến vấn đề chậm phát triển nào sau đây:

  • Chỉ với một tay;
  • Từ chối các cử chỉ âu yếm;
  • Không thể hiện tình cảm với người quan tâm đến mình;
  • Dường như không thích ở gần mọi người;
  • Một hoặc cả hai mắt liên tục quay vào trong hoặc ra ngoài;
  • Chảy nước mắt dai dẳng hoặc nhạy cảm với ánh sáng;
  • Không quay đầu lại để xác định vị trí âm thanh;
  • Không lăn lộn theo cả hai hướng (từ trước ra sau hoặc từ trái qua phải);
  • Không cười hoặc phát ra âm thanh;
  • Không chủ động với lấy các đồ vật;
  • Gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật vào miệng;
  • Không nhìn theo vật thể bằng cả hai mắt ở phạm vi gần (30cm) và xa (180cm);
  • Không cố gắng thu hút sự chú ý thông qua các hành động;
  • Không thể giữ vững đầu khi ngồi (đầu ngửa ra sau);
  • Không bập bẹ;
  • Không có hứng thú với trò chơi ú òa.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết con có đang phát triển khỏe mạnh hoặc nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, thì điều bạn cần làm là tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đứa trẻ 7 tháng tuổi của bạn có vấn đề gì hay không và bạn có thể làm gì để giúp bé.

Trẻ 7 tháng tuổi: Nặng bao nhiêu kg, bé ăn gì, ngủ ra sao? – Fitobimbi

Trẻ 7 tháng tuổi sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những gì bé có từ lúc 6 tháng tuổi. Lúc này, hầu hết các bé đều đã ngồi một cách vững vàng, có khả năng với và chộp lấy những gì bé muốn, thậm chí nhiều bé đã có thể bò.

Trẻ 7 tháng tuổi: Ăn gì, ngủ bao lâu, phát triển thế nào?
Trẻ 7 tháng tuổi: Ăn gì, ngủ bao lâu, phát triển thế nào?

Các mốc phát triển đặc biệt của trẻ 7 tháng tuổi

Về thể chất

Trẻ sơ sinh phát triển chiều cao và cân nặng nhanh nhất trong 6 tháng đầu đời. Bước sang tháng thứ 7, các chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ tăng chậm hơn so với các giai đoạn trước đó.

Bảng chiều cao - cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo WHO
Bảng chiều cao – cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo WHO

Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo WHO, khi được 7 tháng tuổi, bé trai nên đạt cân nặng từ 8,3kg. Và bé gái 7 tháng tuổi nên có cân nặng 7,6kg.

Trẻ 7 tháng tuổi cao bao nhiêu cm?

Bé trai 7 tháng tuổi nên có chiều cao 69,2cm và chiều cao của bé gái 7 tháng tuổi nên đạt 67,3cm.

Cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên. Nếu con thừa cân hoặc nhẹ cân hơn so với ngưỡng trung bình, hoặc không tăng cân trong 3 tháng liền, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục từ sớm.

Trẻ 7 tháng tuổi mọc răng

Những chiếc răng nhỏ đầu tiên sẽ nhú lên khỏi nướu khi bé được 5 đến 7 tháng tuổi. Khi bé bắt đầu mọc răng, cha mẹ có thể thấy các dấu hiệu như:

  • Bé chảy nước dãi nhiều hơn;
  • Bé quấy khóc hơn bình thường.

Để con đỡ cảm thấy khó chịu, cha mẹ có thể cho con chơi đồ chơi mọc răng.

Trẻ thường mọc 2 chiếc răng giữa ở hàm dưới trước, sau đó là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên. 4 chiếc răng này sẽ mọc hoàn thiện trong vòng 3 – 4 tháng. Nếu con vẫn chưa mọc răng khi được 7 tháng tuổi, cha mẹ cũng không cần lo lắng. Vì thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau, việc không mọc răng cho đến khi trẻ được 12 tháng là điều hoàn toàn bình thường.

Khi những chiếc răng đầu tiên của con mọc lên, cha mẹ hãy làm sạch chúng hàng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ em với nước.

Trẻ 7 tháng có thể đang mọc răng
Trẻ 7 tháng có thể đang mọc răng

Về kỹ năng vận động & hành vi: Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể làm được rất nhiều điều, bao gồm ngồi vững mà không cần sự trợ giúp trong vòng vài phút, lật người, bò; cầm nắm, di chuyển đồ vật; bi bô nói chuyện; nhìn và nghe tốt hơn;… Dưới đây là những điều quan trọng cha mẹ cần biết về kỹ năng vận động và hành vi của trẻ 7 tháng.

Ngồi dậy và tập bò

Vào khoảng 7 tháng tuổi, cơ bụng của con đã mạnh mẽ hơn. Điều đó cho phép bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp trong vài phút. Cùng với đó, trong khoảng thời gian này, con cũng đang học các kỹ năng giữ thăng bằng cần thiết để bò. Nhiều bé đã bắt đầu bò lùi, bò sang một bên, đẩy người bằng chân khi nằm sấp, thậm chí một số bé đã có thể di chuyển bằng cả tay và chân.

Trẻ 7 tháng chưa biết ngồi có sao không? Nếu trẻ đồng thời có các biểu hiện như chưa ngồi vững, chưa mọc răng, chưa biết trườn bò, nhiều mồ hôi trộm,… rất có thể con đang trong tình trạng thiếu canxi, đe dọa còi xương. Bé có thể cần được bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

Kỹ năng vận động tinh (cầm, nắm)

Kỹ năng vận động tinh của bé ngày càng tốt hơn. Con có thể nhặt đồ vật bằng một tay, chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và có thể chắp 2 tay lại với nhau. Bé 7 tháng tuổi cũng có khả năng dùng ngón tay để nhặt và kéo đồ vật về phía mình, đập đồ chơi vào nhau để tạo ra tiếng động, ném đồ chơi ra xa hoặc cầm đồ chơi cho vào trong miệng.

Khi được 7 tháng tuổi, con có khả năng cầm, nắm tốt
Khi được 7 tháng tuổi, con có khả năng cầm, nắm tốt

Có thể tập trung vào các vật thể chuyển động nhanh

Thị giác của bé đã phát triển hơn, cho phép bé quan sát vật ở gần và xa, bé cũng có thể tập trung vào các vật thể chuyển động nhanh. Cũng trong thời điểm này, con có thể phối hợp tốt giữa tay và mắt. Bé có thể phát hiện ra một món đồ chơi trong phòng, tập trung vào nó, lăn hoặc bò đến gần món đồ chơi đó, nhặt nó lên và chơi với món đồ này.

Trẻ 7 tháng tuổi vẫn thích nhìn những khuôn mặt quen thuộc, ngoài ra, bé cũng thích xem những bức tranh nhiều màu sắc trong sách. Mặt khác, con cũng có thể thích những món đồ với các bộ phận có khả năng chuyển động và dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm, chơi, cố gắng tìm ra cách thức hoạt động của chúng.

Nghe và hiểu nhiều hơn

Thính giác của bé phát triển khi lớn lên. Khi được 7 tháng tuổi, con có thể nghe và hiểu nhiều hơn. Bé sẽ quay về hướng phát ra âm thanh. Nhiều trẻ ở độ tuổi này cũng có thể bắt đầu có khả năng nhận biết các từ chỉ các vật dụng thông thường và hiểu những câu lệnh đơn giản.

Khả năng giao tiếp: Bé trở thành “chuyên gia” trong giao tiếp phi ngôn ngữ

Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ. Bé có thể nghe theo mệnh lệnh đơn giản của mẹ như “há miệng nào”, “không được”,… Bạn cũng sẽ nhận được phản hồi của con (ít nhất là bé sẽ quay đầu) khi bạn gọi tên bé.

Khi được 7 tháng, trẻ sẽ trở thành chuyên gia trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Con có thể tạo nhiều biểu cảm khác nhau: từ cười toe toét đến cau mày. Và con cũng có thể hiểu thái độ của người xung quanh qua giọng nói và nét mặt đối phương.

Bé cũng sẽ giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cách tạo ra nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười, tiếng thổi bong bóng, tiếng bập bẹ với các chuỗi âm thanh như “da da da”, “ma ma ma”, “a a a”,…

Trí nhớ, tâm lý & khả năng nhận thức của bé 7 tháng tuổi

Trẻ hiểu về tính lâu dài của đối tượng

Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể, cùng với đó, bé sẽ hiểu về tính lâu dài của đối tượng. Vài tháng trước, khi bạn giấu khuôn mặt của mình sau bàn tay khi chơi ú òa, con bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã biến mất. Nhưng giờ đây, con đã nhận ra rằng bạn vẫn tồn tại, ngay cả khi bạn bị che khuất. Do đó, cha mẹ có thể thấy con dùng tay kéo tay của bạn để khuôn mặt bạn lộ ra.

Bé 7 tháng rất thích chơi ú òa cùng cha mẹ
Bé 7 tháng rất thích chơi ú òa cùng cha mẹ

Trẻ lo lắng về sự xa cách

Trẻ 7 tháng có thể bắt đầu có cảm giác lo lắng về sự xa cách. Bé sẽ khóc và bám lấy bạn khi bạn cố gắng rời đi và quấy khóc khi phải ở một mình với người lạ. Bởi vì sự quen thuộc sẽ khiến bé thoải mái hơn, nên sự lo lắng về người lạ cũng có thể bắt đầu trở thành một vấn đề ở độ tuổi này.

Trẻ dễ xúc động

Bé 7 tuổi bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc mới trong khi tìm hiểu về những gì bé có thể và không thể làm. Con có thể tỏ ra bực bội nếu không với tới một món đồ chơi hoặc chưa bò được. Bé cũng có thể khó chịu nếu bạn lấy đồ chơi của bé.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng nên ăn bao nhiêu?

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé có thể ăn khoảng 2 – 3 bữa ăn dặm mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con tỏ ra không muốn ăn, cha mẹ không nên ép bé. Bạn chỉ cần cho con ăn các phần ăn nhỏ hơn với nhiều lần hơn trong ngày.

Trẻ 7 tháng nên bú bao nhiêu?

Trẻ 7 tháng tuổi nên bú từ 700 – 960ml sữa mỗi ngày, chia thành 5 cữ bú. Ngoài ra, con có thể uống khoảng 60 – 120ml nước lọc, nước ép trái cây (không thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước trái cây).

Trẻ 7 tháng ăn được gì?

Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, khi đến tháng thứ 7, chế độ ăn của bé đã có thể bao gồm đầy đủ các nhóm chất:

  • Tinh bột: Mẹ có thể dùng bột gạo, bột ăn dặm, bột gạo lứt, bột yến mạch, bột ngô,… để nấu thức ăn cho bé.
  • Đạm: Chất này có nhiều trong các loại thịt (thịt lợn, thịt bò,…), cá, tôm, trứng và các loại đậu.
  • Vitamin và khoáng chất: Để bổ sung vitamin và khoáng chất cho con, mẹ nên cho con ăn rau, củ, trái cây. Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì? Khi được 7 tháng tuổi, con có thể ăn hầu hết các loại trái cây thông thường, dễ mua như: chuối, xoài, bơ, dâu tây, táo, lê, roi (mận miền Bắc), thanh long,…
  • Chất béo: Khi nấu thức ăn cho con, mẹ có thể sử dụng dầu cho em bé để bổ sung chất béo cho con.
Bé 7 tháng đã có thể ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau
Bé 7 tháng đã có thể ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau

Trẻ 7 tháng đi vệ sinh thế nào?

Trẻ 7 tháng đi vệ sinh bao nhiêu lần?

Số lần đi tiểu và đi ngoài giảm dần theo độ tuổi. Theo đó, trẻ 7 tháng có thể đi tiểu 10 lần/ngày và đi vệ sinh 1 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, nhiều bé 2 – 3 ngày mới ị một lần. Nếu phân của bé không có tình trạng lỏng, nhiều nước hay vón cục, cứng và khô, thì cha mẹ không cần lo lắng về số lần đi ngoài của con.

Trẻ 7 tháng đi ngoài phân thế nào?

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể thấy màu sắc và độ đặc của phân bé thay đổi. Phân có thể trở nên rắn hơn, nặng mùi hơn. Màu sắc phân sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm mà bé được ăn.

Nếu phân lỏng, nhiều nước, có thể bé đang bị tiêu chảy. Ngược lại, nếu bé có biểu hiện khó đi ngoài, phân khô, vón cục nhỏ, có thể bé đang bị táo bón.

Bé 7 tháng tuổi cần ngủ bao lâu?

Hầu hết các bé ở độ tuổi này ngủ khoảng 11 – 12 tiếng mỗi đêm và cần ngủ khoảng 2 – 3 tiếng vào ban ngày. Một số bé có thể cảm thấy lo lắng về sự xa cách nên thường khóc khi đến giờ ngủ hoặc dễ thức dậy vào ban đêm.

Để giúp bé 7 tháng tuổi thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, bạn nên tạo cho con một thói quen đi ngủ tốt.

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

Để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, cha mẹ hãy áp dụng những bí quyết được Fitobimbi giới thiệu dưới đây.

Xây dựng cho bé thực đơn ăn uống khoa học

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ/sữa công thức, con cũng nên được ăn thêm các thực phẩm khác để phát triển khỏe mạnh. Lúc này, cha mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học với:

  • Đầy đủ các nhóm chất;
  • Thực phẩm tươi sạch, không chứa chất bảo quản hay tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu;
  • Không sử dụng gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm) khi nấu thức ăn cho bé;
  • Không cho bé sử dụng mật ong; uống sữa bò, sữa dê,… cho đến khi bé được 1 tuổi;

Hỗ trợ phát triển thể chất

Để giúp bé học cách di chuyển và giữ thăng bằng, cha mẹ hãy để các đồ chơi mà bé yêu thích xa tầm với của con và khuyến khích bé vươn tay hoặc di chuyển để lấy đồ chơi.

Khi bé nằm sấp, cha mẹ hãy cố gắng khiến bé ngẩng đầu nhìn lên bằng cách sử dụng các đồ chơi nhiều màu sắc và có thể tạo ra tiếng động vui nhộn. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ cổ và vai.

Cha mẹ nên hạn chế thời gian bế, cho bé ngồi trên ghế và xe tập đi vì chúng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của con.

Bé 7 tháng tuổi rất thích chơi với các đồ vật nhiều màu sắc
Bé 7 tháng tuổi rất thích chơi với các đồ vật nhiều màu sắc

Cho bé chơi đồ chơi nhiều màu sắc

Trẻ 7 tháng tuổi thích đồ vật và đồ chơi có hình dạng, màu sắc, kích cỡ và kết cấu khác nhau. Bé cũng thích những thứ phát ra âm thanh hoặc đèn nhấp nháy. Tuy nhiên, cha mẹ không nhất thiết phải mua cho con thật nhiều đồ chơi; thay vào đó, bạn có thể tận dụng những vật dụng có sẵn trong nhà. Trên thực tế, cha mẹ có thể thấy rằng con rất quan tâm tới những đồ gia dụng thông thường như xoong nồi, thìa gỗ, tạp chí có hình ảnh đầy màu sắc.

Khi chọn đồ chơi cho bé, cha mẹ cần đảm bảo rằng chúng an toàn với con.

Dành thời gian chơi ngoài trời

Chơi ngoài trời mang đến cho bé rất nhiều trải nghiệm khác nhau: bé sẽ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều sự vật, hiện tượng mới; được ngửi nhiều mùi, nghe nhiều loại tiếng.

Lắng nghe và đáp lại tiếng bập bẹ của bé

Lắng nghe và phản ứng với tất cả những tiếng bập bẹ của trẻ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Đồng thời, điều này cũng giúp con cảm thấy được yêu thương, quý trọng. Cha mẹ nên nói chuyện cùng con với giọng điệu ấm áp, yêu thương.

Đọc sách & chơi trò chơi với bé

Đọc sách cho bé nghe, hát các bài hát thiếu nhi là những cách tuyệt vời giúp bé học hỏi và phát triển. Cha mẹ cũng có thể vừa hát, vừa nhảy theo điệu nhạc.

Chơi ú òa, giấu đồ vật và khuyến khích bé tìm kiếm là cách khác giúp bé học cách khám phá thế giới.

Nuôi dưỡng sự an toàn về mặt cảm xúc cho con

Để nuôi dưỡng sự an toàn về mặt cảm xúc cho con, cha mẹ nên:

  • Cho bé những đồ chơi an toàn phát ra tiếng động khi lắc hoặc va đập;
  • Chơi trước gương, gọi tên bé và chỉ vào hình ảnh phản chiếu của bé trong gương;
  • Khi nói chuyện với bé, hãy tạm dừng và đợi bé trả lời giống như khi nói chuyện với người lớn;
  • Chơi ú òa với bé;
  • Vỗ tay và vẫy tay với bé;
  • Gọi tên những đồ vật thường thấy khi cho bé xem;
  • Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau bằng miệng và giọng nói của bạn;
  • Lặp lại và mở rộng các âm mà bé tạo ra, chẳng hạn như “ma ma” khi bé nói “ma”;
  • Cho bé xem sách tranh và đọc truyện cho bé nghe hàng ngày;
  • Đưa cho bé đồ chơi xếp chồng lên nhau hoặc lồng vào nhau và chỉ cho bé cách chúng hoạt động;
  • Cùng bé xây dựng một tòa tháp và chỉ cho bé cách “hạ gục” nó;
  • Xây dựng cho bé một thói quen tắm và đi ngủ.

Trẻ 7 tháng có thể bị bệnh gì?

Trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp các bệnh về đường hô hấp (ho, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai,…). Bé cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) nếu ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ, pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm vaccine đúng lịch.

Ngoài ra, con cũng dễ bị các bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, nấm… khi tiết trời nắng nóng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.

Trẻ dễ bị rôm sảy khi trời nóng
Trẻ dễ bị rôm sảy khi trời nóng

Khi nào cần lo lắng về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi?

Mỗi bé đều phát triển theo cách của riêng mình, vì vậy, không thể nói chính xác khi nào con sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bé yêu 7 tháng tuổi của bạn bạn có dấu hiệu liên quan đến vấn đề chậm phát triển nào sau đây:

  • Chỉ với một tay;
  • Từ chối các cử chỉ âu yếm;
  • Không thể hiện tình cảm với người quan tâm đến mình;
  • Dường như không thích ở gần mọi người;
  • Một hoặc cả hai mắt liên tục quay vào trong hoặc ra ngoài;
  • Chảy nước mắt dai dẳng hoặc nhạy cảm với ánh sáng;
  • Không quay đầu lại để xác định vị trí âm thanh;
  • Không lăn lộn theo cả hai hướng (từ trước ra sau hoặc từ trái qua phải);
  • Không cười hoặc phát ra âm thanh;
  • Không chủ động với lấy các đồ vật;
  • Gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật vào miệng;
  • Không nhìn theo vật thể bằng cả hai mắt ở phạm vi gần (30cm) và xa (180cm);
  • Không cố gắng thu hút sự chú ý thông qua các hành động;
  • Không thể giữ vững đầu khi ngồi (đầu ngửa ra sau);
  • Không bập bẹ;
  • Không có hứng thú với trò chơi ú òa.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết con có đang phát triển khỏe mạnh hoặc nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, thì điều bạn cần làm là tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đứa trẻ 7 tháng tuổi của bạn có vấn đề gì hay không và bạn có thể làm gì để giúp bé.