Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để trị dứt điểm?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ bị chảy máu cam? Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Muốn biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, mẹ nên biết nguyên nhân gây bệnh. Bé bị chảy máu cam do các nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân gây chảy máu mũi trong hốc mũi

bé bị chảy máu cam là thiếu chất gì

Do viêm mũi cấp tính và mãn tính gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi.

Đồng thời, lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước. Chính vì vậy, trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.

  • U mũi: Bao gồm u hốc mũi lành hoặc ác tính và u cơ vòm mũi họng gây ra hiện tượng chảy máu cam. Những khối u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính nhưng chủ yếu là lành tính. Để chắc chắn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
  • Dị vật mũi: Khi trẻ nghịch ngợm nhét hạt cườm, hạt lạc (đậu phộng) hoặc các vật sắc nhọn vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu cam.
  • Chấn thương mũi: Do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ đánh nhau hay tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi, làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.

2. Chảy máu mũi ngoài hốc mũi

Hiện tượng này do các loại bệnh lý gây ra bao gồm:

  • Cúm
  • Thương hàn
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh viêm cầu thận cấp
  • Sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh

3. Một số nguyên nhân khác

  • Mất cân bằng độ ẩm: Thời tiết nóng nực, nhiều gia đình sử dụng điều hòa suốt cả ngày là nguyên nhân làm khô không khí ở môi trường xung quanh, do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam.
  • Thiếu vitamin C: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt vitamin C còn tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ việc hấp thu sắt canxi. Thiếu hụt vitamin C ngoài việc khiến da khô ráp, dễ xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ) sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp, bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
  • Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam. Nếu trong gia đình có thành viên bị chảy máu cam, bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Trước khi cho trẻ bị chảy máu cam ăn gì để cầm máu, cha mẹ nên sơ cứu bé đúng cách:

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ, nói trẻ thở bằng miệng. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
  • Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
  • Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.
  • Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.
  • Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để trị dứt điểm?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ bị chảy máu cam? Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Muốn biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, mẹ nên biết nguyên nhân gây bệnh. Bé bị chảy máu cam do các nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân gây chảy máu mũi trong hốc mũi

bé bị chảy máu cam là thiếu chất gì

Do viêm mũi cấp tính và mãn tính gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi.

Đồng thời, lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước. Chính vì vậy, trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.

  • U mũi: Bao gồm u hốc mũi lành hoặc ác tính và u cơ vòm mũi họng gây ra hiện tượng chảy máu cam. Những khối u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính nhưng chủ yếu là lành tính. Để chắc chắn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
  • Dị vật mũi: Khi trẻ nghịch ngợm nhét hạt cườm, hạt lạc (đậu phộng) hoặc các vật sắc nhọn vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu cam.
  • Chấn thương mũi: Do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ đánh nhau hay tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi, làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.

2. Chảy máu mũi ngoài hốc mũi

Hiện tượng này do các loại bệnh lý gây ra bao gồm:

  • Cúm
  • Thương hàn
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh viêm cầu thận cấp
  • Sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh

3. Một số nguyên nhân khác

  • Mất cân bằng độ ẩm: Thời tiết nóng nực, nhiều gia đình sử dụng điều hòa suốt cả ngày là nguyên nhân làm khô không khí ở môi trường xung quanh, do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam.
  • Thiếu vitamin C: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt vitamin C còn tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ việc hấp thu sắt canxi. Thiếu hụt vitamin C ngoài việc khiến da khô ráp, dễ xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ) sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp, bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
  • Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam. Nếu trong gia đình có thành viên bị chảy máu cam, bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Trước khi cho trẻ bị chảy máu cam ăn gì để cầm máu, cha mẹ nên sơ cứu bé đúng cách:

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ, nói trẻ thở bằng miệng. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
  • Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
  • Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.
  • Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.
  • Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì