Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị – Huggies

Bài viết này đã được thông qua tham vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh – bác sĩ Nội Nhi đang công tác tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trẻ bị hăm cổ là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không tìm được cách trị hăm cho bé hiệu quả, tình trạng này rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Bố mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu cách trị hăm cho bé trong bài viết dưới đây.

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sơ sinh – nhất là những bé bụ bẫm thường có nhiều ngấn da (nếp gấp) tạo thành các kẽ nhỏ ở cổ, tay, đùi. Tại những kẽ này, mồ hôi, bụi bẩn (người xưa hay gọi là ghét), sữa hay thức ăn bị rơi, chảy xuống sẽ đọng lại, đặc biệt là ở các ngấn cổ. Từ đó tạo điều kiện cho các vết hăm xuất hiện. Tuy đó không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu để lâu ngày không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây đến tình trạng viêm, loét, gây đau đớn cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ thường có những mảng da theo đường ngấn cổ bị nổi đỏ, sưng bì hơn những chỗ bình thường một chút và có trường hợp còn đi kèm các mụn nước li ti.

Trẻ bị hăm cổ là bệnh lý dễ gặp ở giai đoạn sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân bé bị hăm cổ

Mồ hôi: Vùng da nếp gấp ở cổ của trẻ thường dễ bị chảy mồ hôi, ban nhiệt vào mùa nóng nực. Bên cạnh đó vùng da này cũng ít thông thoáng, khó vệ sinh hơn so với vùng da khác nên cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây bị hăm da cổ. Vệ sinh chưa kỹ: Khi ăn uống, sữa và các loại thực phẩm cũng có thể chảy xuống cổ mà cha mẹ không vệ sinh kỹ dễ khiến vùng da này bị ẩm ướt, bí khí, dẫn tới hăm da. Quần áo không phù hợp: Trẻ mặc quần áo quá chật, gây cọ xát vào cổ, gây mẩn đỏ và hăm da Kích ứng với các thành phần hoá học có trong nước tắm, nước xả vải, cơ địa da của bé dễ bị dị ứng… Ngoài ra, cũng có một số trường hợp vùng da ở cổ trẻ bị nhiễm nấm, gây ra những tổn thương trên da.

Nguyên nhân bé bị hăm cổ

Một số nguyên nhân làm cho bé bị hăm cổ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh với kem chống hăm

Dùng kem đặc trị hăm là một trong những cách đơn giản để thoát khỏi các vết hằn đỏ “đáng ghét”. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại kem này tại hiệu thuốc, hoặc các cửa hàng chăm sóc mẹ và bé.

Cách sử dụng kem chống hăm không phức tạp. Mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên da bé sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Lưu ý, chỉ bôi một lớp kem thật mỏng. Bôi dày quá không khéo “tham thì thâm”, mẹ nhé!

Vì làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ chỉ nên chọn các loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, mẹ cũng nên xem kỹ thành phần để chắc chắn không có hóa chất gây hại cho bé cưng.

Trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng các loại lá

Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ “truyền tai” qua nhiều đời. Lá trầu không, trà xanh, quả khổ qua, lá ổi… là lựa chọn được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Các loại lá này chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm dịu và mát da. Mẹ có thể cho lá vào nồi nước nấu sôi, sau đó để nguội và pha loãng thêm nước lạnh. Tắm bằng nước lá xong, mẹ có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch một lần nữa. Lưu ý, những trường hợp vết hăm cổ bị lở, bong tróc, mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách tắm nước lá.

Ngoài cách nấu nước lá tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể giã nát lá trầu không hoặc trà xanh để lấy nước thoa trực tiếp lên các vết hăm đỏ của trẻ. Cách này chỉ định riêng cho các vết hăm “cứng đầu” và không nên dùng quá nhiều lần đâu mẹ nhé!

Các biện pháp trị hăm cổ khác

Ngoài những biện pháp kể trên, mẹ có thể:

Đổi chất liệu quần áo cho bé: Chọn loại vải nhẹ, thấm hút tốt và thoáng khí như cotton. Khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé cũng nên lưu ý. Không nên chọn loại bột giặt có hương liệu mạnh, nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé. Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho bé, có độ pH trong khoảng 4,5-5,5 là tốt nhất. Chườm lạnh: Mẹ có thể thử chườm lạnh lên vùng da bị hăm để làm dịu tình trạng viêm da. Lấy một chậu nước đá lạnh và ngâm một chiếc khăn sạch. Đắp hỗn hợp này lên vùng bị hăm trong 5-10 phút để làm dịu, vỗ nhẹ cho khô. Mẹ có thể lặp lại quy trình này khi cần thiết. Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ để loại bỏ bụi bẩn, sữa, nước dãi, mồ hôi sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh sau vài ngày. Sau khi lau rửa vùng cổ với nước ấm 2 lần/ngày, mẹ nên dùng khăn khô thấm nhẹ nhàng lượng nước dư thừa tại vùng da này. Không lau mạnh hoặc cọ xát quá nhiều trên da trẻ vì có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng hăm càng nghiêm trọng hơn. Sử dụng bột ngô: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Nhi khoa cho thấy rằng bột ngô giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm trên da người và hạn chế nhiễm trùng do ma sát. Vì vậy, mẹ có thể thử rắc bột ngô lên cổ trẻ để giữ cho vùng cổ khô thoáng trước khi đưa trẻ ra ngoài hoặc sau khi tắm. Đừng quên tham vấn thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng phương pháp này. Sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước cất khi tắm cho bé để hạn chế vi khuẩn độc hại. Mát-xa bằng dầu dừa: Mát-xa cho trẻ bằng dầu dừa 2 lần/ngày. Do đặc tính làm mềm da và chống vi khuẩn, dầu dừa có thể giúp bé yêu hạn chế tình trạng hăm cổ.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh ở từng vị trí

Trẻ thường quấy khóc khi bị hăm ở cổ (Nguồn: Sưu tầm)

Trường hợp bé bị hăm cổ mẹ nên đưa đi khám ngay

Các trường hợp bé bị hăm ở cổ được điều trị kịp thời sẽ biến mất sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:

Bề mặt của vết hăm bị nứt, chảy nước mủ hoặc bỏng rát. Tình trạng phát ban không biến mất sau một tuần điều trị và chăm sóc tại nhà. Các vết phát ban trở nên tồi tệ hơn ban đầu và đang lan rộng.

Mách mẹ cách phòng hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Tránh để da cổ bé tiết ra mồ hôi quá nhiều. Bố mẹ có thể lau cổ cho trẻ bằng nước ấm từ 1 đến 2 giờ một lần vào mùa hè nóng nực, hoặc sau khi trẻ uống sữa và ăn. Sử dụng kem chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ trên da của trẻ sơ sinh. Các mẹ cần thiết lập cho bé chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Các mẹ cần thường xuyên chú ý đến vùng da ở cổ của trẻ để kịp thời nhận biết và xử lý vết hăm. Mồ hôi là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm. Vì vậy, các mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi và sử dụng quạt, điều hòa đúng cách trong những ngày nắng nóng. Cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và phòng ở của trẻ để loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng. Nhờ vậy, không khí trong phòng luôn trong lành và sạch sẽ, hạn chế được vi khuẩn tích tụ gây hăm da bé. Mẹ nên chọn những loại bột giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh để không gây kích ứng da bé dẫn đến hăm da.

Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm cổ

Có nên sử dụng phấn rôm để điều trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh?

Hiện nay, nhiều gia đình chuẩn bị sinh vẫn cho phấn rôm vào danh sách những món cần mua để chăm sóc da cho bé mỗi khi bé bị mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc bố mẹ sử dụng phấn rôm để trị hăm cho trẻ sơ sinh là không đúng.

Trẻ bị hăm không nên dùng bột phấn rôm vì thành phần của nó là bột talc và các khoáng chất bao gồm các nguyên tố Magie, Silic và Oxy. Mặc dù, khả năng hút ẩm và tạo độ khô thoáng cho bề mặt của phấn rôm là “vượt trội” nhưng việc sử dụng bột talc để điều trị hăm cho bé được các bác sĩ cho là nguy hiểm do những nhược điểm sau:

Trẻ sơ sinh bị hăm dùng bột talc sẽ khiến vùng da bị hăm rất lâu lành. Khi bố mẹ bôi bột talc lên vùng da bị hăm sẽ thấy da bé khô ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không giữ cho không khí lưu thông, vùng bị mẩn ngứa sẽ tiếp tục đổ mồ hôi, khiến bột tan vón cục lại với nhau. Các hạt phấn rôm bám vào các nếp gấp da và vết hăm của bé, khiến vết hăm sẽ lâu lành hơn. Sử dụng phấn rôm bôi lên cổ của trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Phấn rôm trẻ em có kết cấu siêu mịn và dễ dàng phát tán trong không khí chỉ với một tác động nhẹ. Khi các mẹ sử dụng phấn rôm để trị hăm, trẻ sơ sinh có thể hít phải bột, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Theo Tiến sĩ Kristie Leong, em bé hít phải bột tan sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ho, tiêu chảy, nôn mửa, co giật, da chuyển sang màu xanh… Ung thư phổi: Như bố mẹ đã biết, hít phải bột talc gây ra các triệu chứng ho và khó thở cho hệ hô hấp. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ hít phải bột talc trong một thời gian dài? Việc hít phải phấn rôm lâu ngày sẽ khiến hệ hô hấp của cơ thể bị suy yếu và dễ dẫn đến ung thư phổi. Đồng thời, các triệu chứng nặng dần từ khó thở đến viêm phổi, phế quản, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản. Làm tăng khả năng bị ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung: Theo các chuyên gia, việc sử dụng bột talc để điều trị hăm có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của bé. Các hạt phấn hoa xâm nhập vào hệ thống sinh sản qua âm đạo và nằm trong niêm mạc của buồng trứng, gây ung thư.

Không nên dùng phấn rôm để trị hăm cho trẻ

Không nên dùng phấn rôm để trị hăm cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ có nguy hiểm không?

Theo Mom Junction, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, rất dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như bụi bẩn, mồ hôi, phấn hoa, sữa, đồ ăn… Đối với những mảng hăm ở cổ tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu: ngứa ngáy, ngủ không ngon giấc và nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy dẫn đến viêm loét da gây đau, rát ở vùng hăm.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân bé bị hăm tã và cách trị hăm tã hiệu quả Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ toàn thân Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng hăm cổ ở bé mà bố mẹ cần biết. Hy vọng bố mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị hăm cổ .

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp Chăm sóc bé ngay trên trang chủ của Huggies để nuôi dưỡng con yêu tốt hơn.

Nguồn tham khảo:

https://kidshealth.org/en/teens/acanthosis.html

https://www.drugs.com/cg/acanthosis-nigricans-in-children.html