Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp trong những tháng đầu tiên. Khi bị ọc sữa lên mũi bé dễ bị tắc nghẽn đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần phải nắm rõ phương pháp xử lí để ứng phó kịp thời.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Hiện tượng ọc sữa lên mũi là hiện tượng sinh lý bình thường với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do các van đóng, mở ở cổ họng bé sơ sinh còn yếu nên hoạt động chưa đồng bộ. Vì vậy khi bé vừa thở vừa nuốt sẽ dẫn đến tình trạng sữa trào lên mũi.
Do các van đóng mở ở cổ họng bé còn yếu nên dễ bị ọc sữa lên mũi. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, hiện tượng ọc sữa lên mũi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tắc ruột, nhiễm khuẩn tiêu chảy, lồng ruột. Vì vậy khi thấy bé có dấu hiệu ọc sữa lên mũi thì mẹ nên theo dõi sát sao để kịp thời đưa bé đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Khi bé bị ọc sữa lên mũi mẹ cần xử lí theo các bước sau đây:
Bước 1: Mẹ nên cho bé ngồi thẳng lên để tránh bé nôn trớ. Nếu bé bị ho thì có nghĩa là đường thở của bé chỉ bị tắc một chút. Mẹ lấy khăn mềm lau sạch sữa ở mũi bé. Đợi một lúc mới cho bé bú tiếp.
Bước 2: Nếu bé thở khó khăn, mặt mũi tím tái mẹ cần hút sữa khỏi mũi và miệng bé ngay để thông đường thở cho bé. Đồng thời cần gọi ngay xe cấp cứu cho bé.
Bước 3: Nếu bé vẫn khó thở mẹ hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay, đầu cúi xuống đất. Mẹ lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bé, 5 cái/ lần. Lật bé lại xem đường thở của bé đã thông thoáng và bé đã thở lại bình thường chưa.
Bước 4: Nếu bé vẫn chưa thở bình thường mẹ cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.
Để phòng tránh tình trạng ọc sữa lên mũi khi cho bé bú mẹ nên làm theo cách sau đây:
– Mẹ không nên cho bé bú quá no mà nên chia nhỏ bữa bú.
– Mẹ nên cho bé bú bên trái rồi mới đến bên phải.
– Không nên cho bé bú quá 30 phút.
Mẹ không nên để bé khóc khi đang bú. (Ảnh minh họa)
– Không nên để bé khóc khi đang bú.
– Không cho bé bú ở tư thế nằm vì dễ khiến trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng ọc sữa lên mũi.
– Sau khi bú nên giữ bé ở tư thế bú 15 phút mới chuyển bé sang tư thế khác. Mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng sau khi bú.
– Đối với bé bú sữa bình mẹ cần lựa chọn núm vú phù hợp để bé không bị ọc sữa.
Mời độc giả gửi những video ngộ nghĩnh của các bé trong độ từ 0-10 tuổi kèm thông tin cơ bản về hòm mail: lamme@eva.vn. Ban biên tập sẽ lựa chọn những clip hay nhất để chia sẻ trên chuyên mục Làm mẹ.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp trong những tháng đầu tiên. Khi bị ọc sữa lên mũi bé dễ bị tắc nghẽn đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần phải nắm rõ phương pháp xử lí để ứng phó kịp thời.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Hiện tượng ọc sữa lên mũi là hiện tượng sinh lý bình thường với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do các van đóng, mở ở cổ họng bé sơ sinh còn yếu nên hoạt động chưa đồng bộ. Vì vậy khi bé vừa thở vừa nuốt sẽ dẫn đến tình trạng sữa trào lên mũi.
Do các van đóng mở ở cổ họng bé còn yếu nên dễ bị ọc sữa lên mũi. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, hiện tượng ọc sữa lên mũi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tắc ruột, nhiễm khuẩn tiêu chảy, lồng ruột. Vì vậy khi thấy bé có dấu hiệu ọc sữa lên mũi thì mẹ nên theo dõi sát sao để kịp thời đưa bé đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Khi bé bị ọc sữa lên mũi mẹ cần xử lí theo các bước sau đây:
Bước 1: Mẹ nên cho bé ngồi thẳng lên để tránh bé nôn trớ. Nếu bé bị ho thì có nghĩa là đường thở của bé chỉ bị tắc một chút. Mẹ lấy khăn mềm lau sạch sữa ở mũi bé. Đợi một lúc mới cho bé bú tiếp.
Bước 2: Nếu bé thở khó khăn, mặt mũi tím tái mẹ cần hút sữa khỏi mũi và miệng bé ngay để thông đường thở cho bé. Đồng thời cần gọi ngay xe cấp cứu cho bé.
Bước 3: Nếu bé vẫn khó thở mẹ hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay, đầu cúi xuống đất. Mẹ lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bé, 5 cái/ lần. Lật bé lại xem đường thở của bé đã thông thoáng và bé đã thở lại bình thường chưa.
Bước 4: Nếu bé vẫn chưa thở bình thường mẹ cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.
Để phòng tránh tình trạng ọc sữa lên mũi khi cho bé bú mẹ nên làm theo cách sau đây:
– Mẹ không nên cho bé bú quá no mà nên chia nhỏ bữa bú.
– Mẹ nên cho bé bú bên trái rồi mới đến bên phải.
– Không nên cho bé bú quá 30 phút.
Mẹ không nên để bé khóc khi đang bú. (Ảnh minh họa)
– Không nên để bé khóc khi đang bú.
– Không cho bé bú ở tư thế nằm vì dễ khiến trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng ọc sữa lên mũi.
– Sau khi bú nên giữ bé ở tư thế bú 15 phút mới chuyển bé sang tư thế khác. Mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng sau khi bú.
– Đối với bé bú sữa bình mẹ cần lựa chọn núm vú phù hợp để bé không bị ọc sữa.
Mời độc giả gửi những video ngộ nghĩnh của các bé trong độ từ 0-10 tuổi kèm thông tin cơ bản về hòm mail: lamme@eva.vn. Ban biên tập sẽ lựa chọn những clip hay nhất để chia sẻ trên chuyên mục Làm mẹ.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi