Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài ăn sữa chua được không? – VNVC

Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Vậy trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thì có nên ăn sữa chua không? Thực phẩm nào tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết những băn khoăn này.

Thông tin về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Giám đốc Bộ phận Tiết chế, Hệ thống phòng khám Nhi, Dinh dưỡng – Y học Vận động, Xét nghiệm Nutrihome.

tre bi tieu chay an sua chua

Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus). Quá trình lên men sữa chua là việc đường lactose chuyển thành đường glucose, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic và cuối cùng chuyển hóa thành axit lactic.

Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B và A). Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, sữa chua còn giúp chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Dưới đây là 4 tác dụng hữu ích mà sữa chua mang lại:

  • Cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Các lợi khuẩn trong sữa chua tạo ra được các chất diệt khuẩn như acidolin, acidophilin, lactocidin giúp ức chế các vi khuẩn có hại trong ruột.
  • Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột: Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng.
  • Cải thiện sình hơi, đầy bụng: Đối với người bị đau dạ dày thường phải dùng thuốc kháng axit, vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên, làm bụng trở nên rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
  • Làm giảm hoặc điều trị tiêu chảy, biếng ăn: Với người bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, ăn sữa chua sẽ lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất diệt khuẩn lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn, một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

sua chua

Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đi ngoài cho trẻ hiệu quả

Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có nên ăn sữa chua không?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, liên tục nhiều lần trong ngày. Đây là bệnh cấp tính, thường kéo dài trong một thời gian ngắn và biến mất sau một vài ngày. Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, mắc hội chứng không dung nạp Lactose hay Fructose, ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, hoặc do mắc một số bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… Thông thường, bệnh có thể được cải thiện phần nào bằng giải pháp bù nước và bổ sung thực phẩm có lợi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Do đó, người bị tiêu chảy được khuyên nên ăn sữa chua để hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, trẻ nhỏ thường dễ thường mắc các chứng rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy, do đó vấn đề ăn uống như thế nào là rất quan trọng bởi chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục, ngược lại sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men lactic sữa động vật. Nhờ vậy, thành phần của sữa chua chứa nhiều protein, chất đường bột chuyển hóa thành đường lactose dễ tiêu hóa. Một số lợi khuẩn có trong thực phẩm trên cũng có khả năng hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột.

Khi trẻ bị tiêu chảy thì đường tiêu hóa sẽ bị mất đi một lượng lớn các loại men vi sinh có lợi. Lúc này, cơ thể cần được cung cấp thêm lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột. Và sữa chua lúc này thực phẩm vô cùng hữu ích bởi chứa nhiều men vi sinh sống tốt. Việc cho bé ăn sữa chua có thể giúp ức chế các vi sinh vật gây hại có trong đường ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

“Do vậy, với băn khoăn trẻ bị tiêu chảy có ăn được sữa chua không? Thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho trẻ ăn bình thường. Trẻ có thể ăn sữa chua ngay cả khi bị tiêu chảy, táo bón hoặc gặp các vấn đề ở đường ruột như chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… và tốt nhất nên ăn liên tục trong vòng 1 vài tuần để nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.”, BS Trần Thị Trà Phương nhấn mạnh.

Ngoài ra, với người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, sữa chua là một nguồn dinh dưỡng có lợi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, khắc phục triệu chứng.

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?

Trẻ đang bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều, ưu tiên số một là bù nước, điện giải, và sữa chua cũng là lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà Bố Mẹ nên lưu ý là chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

Từ khi mới lọt lòng cho đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ luôn được khuyến khích bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Vì thế, thời điểm này không thích hợp để cho bé ăn sữa chua, bởi đường ruột của trẻ lúc này chưa hoàn thiện và khó có thể dung nạp và hấp thu sữa chua như là một thực phẩm có lợi.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương cho biết: “Trẻ từ 6 tháng tuổi ăn dặm trở lên, cũng là độ tuổi cân nhắc cho trẻ ăn sữa chua. Bởi lúc này, đường ruột của trẻ đã dần hoàn thiện hơn. Lúc trẻ ăn dặm nhiều thực phẩm khác như: Trái cây, rau củ, cháo bột… thì sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn”.

Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiêu chảy nên ăn sữa chua nguyên chất (không gia thêm hương vị), bố mẹ nên lựa chọn loại sữa chua ít đường hoặc không đường cho bé ăn. Sữa chua nguyên chất thường chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột nhưng lại ít chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản nên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, khắc phục tình trạng tiêu chảy, đi ngoài.

Tương tự như nhiều loại thực phẩm khác, việc bổ sung sữa chua vào cơ thể với hàm lượng, thời gian phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe khi trẻ bị tiêu chảy. Mặt khác, phụ huynh cũng có thể phối hợp sữa chua nguyên chất với các thực phẩm sau đây để gia tăng thêm hương vị cho trẻ:

  • Ăn sữa chua với chuối: Cắt chuối thành miếng nhỏ, cho vào bát sữa chua, trộn đều và cho trẻ ăn một lần mỗi ngày.
  • Ăn sữa chua với hạt thìa là: Rang nửa thìa hạt cà ri và hạt thìa là, nghiền kỹ, sau đó cho vào chén sữa chua trộn đều, ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.

sua chua tang cuong he mien dich

Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lợi khuẩn lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, hạn chế nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

Bị tiêu chảy ăn sữa chua thế nào cho đúng?

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy nhưng phụ huynh cần phải duy trì cho trẻ ăn hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều và cũng không nên cho ăn quá ít. Sau đây là “thời điểm vàng” và một số lưu ý trong việc cho trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua đúng cách để tránh những tác dụng phụ không đáng có:

  • Không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa chua đem lại cho sức khỏe nhưng cần phải duy trì liều lượng hợp lý theo độ tuổi cho trẻ. Dưới 1 tuổi, trẻ có thể dùng 50g/1 lần và trẻ trên 1 tuổi dùng 100g/1 lần. Và nên dùng mỗi ngày.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ: bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
  • Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về.
  • Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
  • Không hâm nóng sữa chua trước khi ăn, bởi các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Đồng thời, việc ăn sữa chua lạnh cũng không tốt với trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài.
  • Không ăn sữa chua kết hợp với thuốc uống như thuốc kháng sinh vì sẽ làm phá vỡ hoặc giết chết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
  • Nên cho trẻ sử dụng những loại sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa bò để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đối với sức khỏe.
  • Mặt khác, tốt nhất phụ huynh có thể tự làm sữa chua tại nhà cho trẻ, vừa thơm ngon vừa đảm bảo an toàn.
  • Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, phụ huynh cần chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm (chế biến, rửa tay trước – sau khi ăn), tăng cường nước uống, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm lành mạnh đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

Tóm lại, sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho trẻ bị tiêu chảy nói riêng và hệ tiêu hóa đường ruột nói chung. Tuy nhiên, cần ăn sữa chua đúng cách để thu được lợi ích tốt nhất. Đồng thời, trẻ bị tiêu chảy cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, tăng cường bổ sung nước, thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài ăn sữa chua được không? – VNVC

Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Vậy trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thì có nên ăn sữa chua không? Thực phẩm nào tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết những băn khoăn này.

Thông tin về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Giám đốc Bộ phận Tiết chế, Hệ thống phòng khám Nhi, Dinh dưỡng – Y học Vận động, Xét nghiệm Nutrihome.

tre bi tieu chay an sua chua

Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus). Quá trình lên men sữa chua là việc đường lactose chuyển thành đường glucose, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic và cuối cùng chuyển hóa thành axit lactic.

Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B và A). Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, sữa chua còn giúp chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Dưới đây là 4 tác dụng hữu ích mà sữa chua mang lại:

  • Cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Các lợi khuẩn trong sữa chua tạo ra được các chất diệt khuẩn như acidolin, acidophilin, lactocidin giúp ức chế các vi khuẩn có hại trong ruột.
  • Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột: Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng.
  • Cải thiện sình hơi, đầy bụng: Đối với người bị đau dạ dày thường phải dùng thuốc kháng axit, vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên, làm bụng trở nên rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
  • Làm giảm hoặc điều trị tiêu chảy, biếng ăn: Với người bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, ăn sữa chua sẽ lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất diệt khuẩn lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn, một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

sua chua

Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đi ngoài cho trẻ hiệu quả

Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có nên ăn sữa chua không?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, liên tục nhiều lần trong ngày. Đây là bệnh cấp tính, thường kéo dài trong một thời gian ngắn và biến mất sau một vài ngày. Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, mắc hội chứng không dung nạp Lactose hay Fructose, ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, hoặc do mắc một số bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… Thông thường, bệnh có thể được cải thiện phần nào bằng giải pháp bù nước và bổ sung thực phẩm có lợi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Do đó, người bị tiêu chảy được khuyên nên ăn sữa chua để hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, trẻ nhỏ thường dễ thường mắc các chứng rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy, do đó vấn đề ăn uống như thế nào là rất quan trọng bởi chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục, ngược lại sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men lactic sữa động vật. Nhờ vậy, thành phần của sữa chua chứa nhiều protein, chất đường bột chuyển hóa thành đường lactose dễ tiêu hóa. Một số lợi khuẩn có trong thực phẩm trên cũng có khả năng hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột.

Khi trẻ bị tiêu chảy thì đường tiêu hóa sẽ bị mất đi một lượng lớn các loại men vi sinh có lợi. Lúc này, cơ thể cần được cung cấp thêm lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột. Và sữa chua lúc này thực phẩm vô cùng hữu ích bởi chứa nhiều men vi sinh sống tốt. Việc cho bé ăn sữa chua có thể giúp ức chế các vi sinh vật gây hại có trong đường ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

“Do vậy, với băn khoăn trẻ bị tiêu chảy có ăn được sữa chua không? Thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho trẻ ăn bình thường. Trẻ có thể ăn sữa chua ngay cả khi bị tiêu chảy, táo bón hoặc gặp các vấn đề ở đường ruột như chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… và tốt nhất nên ăn liên tục trong vòng 1 vài tuần để nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.”, BS Trần Thị Trà Phương nhấn mạnh.

Ngoài ra, với người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, sữa chua là một nguồn dinh dưỡng có lợi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, khắc phục triệu chứng.

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?

Trẻ đang bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều, ưu tiên số một là bù nước, điện giải, và sữa chua cũng là lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà Bố Mẹ nên lưu ý là chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

Từ khi mới lọt lòng cho đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ luôn được khuyến khích bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Vì thế, thời điểm này không thích hợp để cho bé ăn sữa chua, bởi đường ruột của trẻ lúc này chưa hoàn thiện và khó có thể dung nạp và hấp thu sữa chua như là một thực phẩm có lợi.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương cho biết: “Trẻ từ 6 tháng tuổi ăn dặm trở lên, cũng là độ tuổi cân nhắc cho trẻ ăn sữa chua. Bởi lúc này, đường ruột của trẻ đã dần hoàn thiện hơn. Lúc trẻ ăn dặm nhiều thực phẩm khác như: Trái cây, rau củ, cháo bột… thì sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn”.

Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiêu chảy nên ăn sữa chua nguyên chất (không gia thêm hương vị), bố mẹ nên lựa chọn loại sữa chua ít đường hoặc không đường cho bé ăn. Sữa chua nguyên chất thường chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột nhưng lại ít chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản nên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, khắc phục tình trạng tiêu chảy, đi ngoài.

Tương tự như nhiều loại thực phẩm khác, việc bổ sung sữa chua vào cơ thể với hàm lượng, thời gian phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe khi trẻ bị tiêu chảy. Mặt khác, phụ huynh cũng có thể phối hợp sữa chua nguyên chất với các thực phẩm sau đây để gia tăng thêm hương vị cho trẻ:

  • Ăn sữa chua với chuối: Cắt chuối thành miếng nhỏ, cho vào bát sữa chua, trộn đều và cho trẻ ăn một lần mỗi ngày.
  • Ăn sữa chua với hạt thìa là: Rang nửa thìa hạt cà ri và hạt thìa là, nghiền kỹ, sau đó cho vào chén sữa chua trộn đều, ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.

sua chua tang cuong he mien dich

Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lợi khuẩn lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, hạn chế nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

Bị tiêu chảy ăn sữa chua thế nào cho đúng?

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy nhưng phụ huynh cần phải duy trì cho trẻ ăn hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều và cũng không nên cho ăn quá ít. Sau đây là “thời điểm vàng” và một số lưu ý trong việc cho trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua đúng cách để tránh những tác dụng phụ không đáng có:

  • Không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa chua đem lại cho sức khỏe nhưng cần phải duy trì liều lượng hợp lý theo độ tuổi cho trẻ. Dưới 1 tuổi, trẻ có thể dùng 50g/1 lần và trẻ trên 1 tuổi dùng 100g/1 lần. Và nên dùng mỗi ngày.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ: bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
  • Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về.
  • Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
  • Không hâm nóng sữa chua trước khi ăn, bởi các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Đồng thời, việc ăn sữa chua lạnh cũng không tốt với trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài.
  • Không ăn sữa chua kết hợp với thuốc uống như thuốc kháng sinh vì sẽ làm phá vỡ hoặc giết chết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
  • Nên cho trẻ sử dụng những loại sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa bò để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đối với sức khỏe.
  • Mặt khác, tốt nhất phụ huynh có thể tự làm sữa chua tại nhà cho trẻ, vừa thơm ngon vừa đảm bảo an toàn.
  • Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, phụ huynh cần chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm (chế biến, rửa tay trước – sau khi ăn), tăng cường nước uống, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm lành mạnh đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

Tóm lại, sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho trẻ bị tiêu chảy nói riêng và hệ tiêu hóa đường ruột nói chung. Tuy nhiên, cần ăn sữa chua đúng cách để thu được lợi ích tốt nhất. Đồng thời, trẻ bị tiêu chảy cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, tăng cường bổ sung nước, thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.