Bú đêm có giúp bé tăng cân không? Lưu ý khi cho bé bú đêm – Vinlac

“Bú đêm có giúp bé tăng cân không?” là băn khoăn của nhiều mẹ có con nhỏ. Không ít mẹ đồng tình bú đêm sẽ giúp con tăng cân nhưng số khác lại cho rằng con thức giấc giữa chừng sẽ quấy khóc, không chịu ăn sữa nên thậm chí còn bị sụt cân hơn. Vậy thực hư ra sao, mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Bú đêm có giúp bé tăng cân không?

  • Bổ sung năng lượng
  • Dinh dưỡng trong sữa mẹ vào ban đêm
  • Đảm bảo nguồn sữa mẹ
  • Giúp bé ngủ ngon hơn

Một số lưu ý khi cho bé bú đêm

  • Cho bé bú tư thế phù hợp và đúng cách
  • Không bật đèn quá sáng
  • Quần áo mẹ thoải mái, đủ vật dụng cần thiết
  • Tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào ban ngày

Khi nào nên bỏ thói quen bú đêm cho bé

Bú đêm có giúp bé tăng cân không?

Trẻ bú đêm thường sẽ tùy theo nhu cầu và đôi khi nếu ngủ sâu, nhiều khả năng con sẽ bỏ qua cữ sữa này. Theo các chuyên gia, trẻ bú đêm có tác động tích cực đến cân nặng. Thậm chí ngoài giúp tăng cân việc bú đêm còn mang đến nhiều lợi ích khác không chỉ cho bé mà cho cả mẹ.

Cho con bú vào ban đêm là một phần quan trọng trong việc thiết lập và duy trì nguồn sữa tốt và đảm bảo rằng trẻ nhận được lượng sữa cần thiết để tăng cân và phát triển.

Bổ sung năng lượng

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thức dậy vào ban đêm là tiêu chuẩn sinh học của trẻ sơ sinh. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ và ban đầu chỉ chứa được khoảng 20ml chất lỏng. Khi trẻ bú sữa mẹ, lượng sữa sẽ được tiêu hóa hoàn toàn trong khoảng một giờ đồng hồ. Phải 10 ngày sau khi sinh, dạ dày của bé mới lớn hơn lên, bằng kích thước một quả bóng bàn và có thể chứa được khoảng 60 ml sữa. Khi cơ thể phát ra tín hiệu đói, trẻ sẽ thức dậy để bú mẹ. Vì vậy, việc cho trẻ sơ sinh bú đêm là hết sức quan trọng để đảm bảo bé có đủ sữa để tăng cân và phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng trong sữa mẹ vào ban đêm

Một yếu tố khác giúp trẻ bú đêm có thể tăng cân đó là dinh dưỡng trong sữa mẹ. Như nhiều mẹ cũng biết, sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng mọi thứ, như nhu cầu và sức khỏe của con, nhiệt độ và thời gian trong ngày. Đối với hầu hết các bà mẹ, sữa mẹ sẽ tăng dần hàm lượng chất béo trong suốt ngày và hàm lượng này sẽ cao nhất vào buổi tối vì trẻ cần đủ no để có giấc ngủ dài.

Thường xuyên bú sữa vào ban đêm tức là trẻ thường xuyên được uống loại sữa có hàm lượng chất béo cao, trẻ dễ tăng cân.

Dinh dưỡng sữa mẹ vào ban đêm nhiều chất hơn

Đảm bảo nguồn sữa mẹ

Sữa mẹ hoạt động trên cơ sở cung và cầu: càng hút được nhiều sữa thì ngực của mẹ càng tạo ra nhiều sữa. Đối với phần lớn các bà mẹ, điều này có nghĩa là sữa cần được hút ra khoảng 2-3 giờ một lần trong những tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh thường sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm để bú giúp đảm bảo rằng mẹ không bị căng tức ngực, có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa hoặc viêm vú. Khi cho con bú mẹ hoàn toàn, sự sản xuất prolactin (hormone tạo sữa) cũng hoạt động theo nhịp sinh học ngày – đêm và có nồng độ cao hơn vào ban đêm, đặc biệt là lúc gần sáng. Vì vậy, cho trẻ bú đêm là cách để giữ nguồn sữa ổn định, kích thích quá trình tiết sữa ở mẹ.

Giúp bé ngủ ngon hơn

Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân. Nhiều người vẫn nghĩ trẻ bú đêm sẽ khiến giấc ngủ gián đoạn, trẻ ngủ không ngon giấc và khó quay lại giấc ngủ. Thực tế là các hormone trong sữa mẹ ban đêm giúp bé (và cả mẹ) thư giãn và nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

Trong sữa mẹ tiết ra sẽ có nhiều tryptophan dưới dạng melatonin và serotonin hơn. Trong đó, melatonin là một “hormone giấc ngủ”, tăng tiết vào ban đêm và tiết ra ít vào ban ngày, có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Còn Serotonin giúp kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào não, giúp não bộ của bé phản xạ nhanh hơn.

Trẻ bú mẹ chậm tăng cân

Bú đêm giúp bé ngủ sâu giấc

Một số lưu ý khi cho bé bú đêm

Cho bé bú tư thế phù hợp và đúng cách

Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt con trong tư thế nằm nghiêng để hạn chế tình trạng sặc sữa khi bú. Nếu bồng bé quá lâu khiến mẹ bị mỏi thì mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặt phần đầu và cổ của bé lên gối cao để hạn chế làm cho bé sặc sữa, nhất là những mẹ có sữa nhiều. Trường hợp, bồng bé bú sữa thì mẹ nên đặt bé nằm nghiêng để phần cằm của bé chạm vào bầu ngực của mẹ.

Khi cho bé bú mẹ cần nhẹ nhàng ôm bé và vòng tay xuống phía dưới để nâng đỡ toàn cơ thể trẻ. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu, chậm và đều đặn, mẹ nghe được tiếng ực nhẹ nhàng từ trẻ.

Không bật đèn quá sáng

Để giúp bé con hiểu rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, mẹ nên hạn chế bật đèn quá sáng khi cho con bú ban đêm. Nếu mẹ có trang bị một đèn ngủ nhỏ, có lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải là đủ cho buổi đêm. Ngoài ra mẹ cũng cố gắng giữ không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng động thay vì trò chuyện với bé để con dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ánh sáng gắt hoặc tư thế bú không phù hợp có thể khiến bé không thoải mái

Quần áo mẹ thoải mái, đủ vật dụng cần thiết

Nếu bé hay bú đêm, mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và mềm mại. Cẩn thận hơn mẹ có thể chọn những loại áo chuyên dụng có thể mở phần ngực áo dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời mẹ nên chuẩn bị sẵn những vận dụng cần thiết để gần mình ở nơi dễ lấy. Ví dụ như quần áo của bé, tã, bỉm, khăn sạch,… nên được sắp xếp hợp lý và trong tầm với. Tránh việc mẹ phải lục đục đi tìm hoặc lấy trong đêm.

Tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào ban ngày

Mẹ bỉm sữa nào cũng sẽ gặp phải ít nhiều vất vả thời gian đầu chăm con. Vì vậy khi giấc ngủ bị gián đoạn mẹ có thể căng thẳng, mệt mỏi hơn. Do đó mẹ nên tranh thủ thời gian lúc bé ngủ ngày để nghỉ ngơi thêm. Một lưu ý nhỏ để giảm stress khi cho bé bú đêm là không nên nhìn đồng hồ để căn thời gian quá nhiều vì có thể khiến mẹ quá căng thẳng.

Mẹ cần đảm bảo cả sức khỏe tinh thần để có nguồn sữa tốt nhất cho con

Bú đêm nhiều có tốt không? Khi nào nên bỏ thói quen bú đêm cho bé

Bú đêm giúp bé tăng cân nhưng đến thời điểm thích hợp mẹ vẫn cần tập cai sữa cho con. Từ tháng thứ 3 mẹ cũng nên tập cho con nhận thức được ngày và đêm. Con sẽ hình thành thói quen thức chơi vào ban ngày và ngủ dài giấc hơn khi trời tối từ đó giảm dần các cữ bú đêm. Sau 6 tháng trẻ không nhất thiết phải bú đêm nữa.

Cách giúp bé phân biệt ngày đêm

Tuy nhiên vẫn có những giai đoạn trẻ cần bú đêm tăng cường. Cụ thể, trẻ gặp các vấn đề về sinh lý cần nhiều năng lượng hơn như khi bị ốm, mới tập bò, mọc răng… Do vậy khoảng thời gian khuyến nghị để ngừng cho bé bú đêm là sau 18 tháng.

Vinlac đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bú đêm có giúp bé tăng cân không và khi nào nên bỏ bú đêm cho bé. Hy vọng mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để việc cho con bú đêm hiệu quả và không quá vất vả mẹ nhé!

Bú đêm có giúp bé tăng cân không? Lưu ý khi cho bé bú đêm – Vinlac

“Bú đêm có giúp bé tăng cân không?” là băn khoăn của nhiều mẹ có con nhỏ. Không ít mẹ đồng tình bú đêm sẽ giúp con tăng cân nhưng số khác lại cho rằng con thức giấc giữa chừng sẽ quấy khóc, không chịu ăn sữa nên thậm chí còn bị sụt cân hơn. Vậy thực hư ra sao, mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Bú đêm có giúp bé tăng cân không?

  • Bổ sung năng lượng
  • Dinh dưỡng trong sữa mẹ vào ban đêm
  • Đảm bảo nguồn sữa mẹ
  • Giúp bé ngủ ngon hơn

Một số lưu ý khi cho bé bú đêm

  • Cho bé bú tư thế phù hợp và đúng cách
  • Không bật đèn quá sáng
  • Quần áo mẹ thoải mái, đủ vật dụng cần thiết
  • Tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào ban ngày

Khi nào nên bỏ thói quen bú đêm cho bé

Bú đêm có giúp bé tăng cân không?

Trẻ bú đêm thường sẽ tùy theo nhu cầu và đôi khi nếu ngủ sâu, nhiều khả năng con sẽ bỏ qua cữ sữa này. Theo các chuyên gia, trẻ bú đêm có tác động tích cực đến cân nặng. Thậm chí ngoài giúp tăng cân việc bú đêm còn mang đến nhiều lợi ích khác không chỉ cho bé mà cho cả mẹ.

Cho con bú vào ban đêm là một phần quan trọng trong việc thiết lập và duy trì nguồn sữa tốt và đảm bảo rằng trẻ nhận được lượng sữa cần thiết để tăng cân và phát triển.

Bổ sung năng lượng

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thức dậy vào ban đêm là tiêu chuẩn sinh học của trẻ sơ sinh. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ và ban đầu chỉ chứa được khoảng 20ml chất lỏng. Khi trẻ bú sữa mẹ, lượng sữa sẽ được tiêu hóa hoàn toàn trong khoảng một giờ đồng hồ. Phải 10 ngày sau khi sinh, dạ dày của bé mới lớn hơn lên, bằng kích thước một quả bóng bàn và có thể chứa được khoảng 60 ml sữa. Khi cơ thể phát ra tín hiệu đói, trẻ sẽ thức dậy để bú mẹ. Vì vậy, việc cho trẻ sơ sinh bú đêm là hết sức quan trọng để đảm bảo bé có đủ sữa để tăng cân và phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng trong sữa mẹ vào ban đêm

Một yếu tố khác giúp trẻ bú đêm có thể tăng cân đó là dinh dưỡng trong sữa mẹ. Như nhiều mẹ cũng biết, sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng mọi thứ, như nhu cầu và sức khỏe của con, nhiệt độ và thời gian trong ngày. Đối với hầu hết các bà mẹ, sữa mẹ sẽ tăng dần hàm lượng chất béo trong suốt ngày và hàm lượng này sẽ cao nhất vào buổi tối vì trẻ cần đủ no để có giấc ngủ dài.

Thường xuyên bú sữa vào ban đêm tức là trẻ thường xuyên được uống loại sữa có hàm lượng chất béo cao, trẻ dễ tăng cân.

Dinh dưỡng sữa mẹ vào ban đêm nhiều chất hơn

Đảm bảo nguồn sữa mẹ

Sữa mẹ hoạt động trên cơ sở cung và cầu: càng hút được nhiều sữa thì ngực của mẹ càng tạo ra nhiều sữa. Đối với phần lớn các bà mẹ, điều này có nghĩa là sữa cần được hút ra khoảng 2-3 giờ một lần trong những tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh thường sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm để bú giúp đảm bảo rằng mẹ không bị căng tức ngực, có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa hoặc viêm vú. Khi cho con bú mẹ hoàn toàn, sự sản xuất prolactin (hormone tạo sữa) cũng hoạt động theo nhịp sinh học ngày – đêm và có nồng độ cao hơn vào ban đêm, đặc biệt là lúc gần sáng. Vì vậy, cho trẻ bú đêm là cách để giữ nguồn sữa ổn định, kích thích quá trình tiết sữa ở mẹ.

Giúp bé ngủ ngon hơn

Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân. Nhiều người vẫn nghĩ trẻ bú đêm sẽ khiến giấc ngủ gián đoạn, trẻ ngủ không ngon giấc và khó quay lại giấc ngủ. Thực tế là các hormone trong sữa mẹ ban đêm giúp bé (và cả mẹ) thư giãn và nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

Trong sữa mẹ tiết ra sẽ có nhiều tryptophan dưới dạng melatonin và serotonin hơn. Trong đó, melatonin là một “hormone giấc ngủ”, tăng tiết vào ban đêm và tiết ra ít vào ban ngày, có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Còn Serotonin giúp kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào não, giúp não bộ của bé phản xạ nhanh hơn.

Trẻ bú mẹ chậm tăng cân

Bú đêm giúp bé ngủ sâu giấc

Một số lưu ý khi cho bé bú đêm

Cho bé bú tư thế phù hợp và đúng cách

Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt con trong tư thế nằm nghiêng để hạn chế tình trạng sặc sữa khi bú. Nếu bồng bé quá lâu khiến mẹ bị mỏi thì mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặt phần đầu và cổ của bé lên gối cao để hạn chế làm cho bé sặc sữa, nhất là những mẹ có sữa nhiều. Trường hợp, bồng bé bú sữa thì mẹ nên đặt bé nằm nghiêng để phần cằm của bé chạm vào bầu ngực của mẹ.

Khi cho bé bú mẹ cần nhẹ nhàng ôm bé và vòng tay xuống phía dưới để nâng đỡ toàn cơ thể trẻ. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu, chậm và đều đặn, mẹ nghe được tiếng ực nhẹ nhàng từ trẻ.

Không bật đèn quá sáng

Để giúp bé con hiểu rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, mẹ nên hạn chế bật đèn quá sáng khi cho con bú ban đêm. Nếu mẹ có trang bị một đèn ngủ nhỏ, có lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải là đủ cho buổi đêm. Ngoài ra mẹ cũng cố gắng giữ không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng động thay vì trò chuyện với bé để con dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ánh sáng gắt hoặc tư thế bú không phù hợp có thể khiến bé không thoải mái

Quần áo mẹ thoải mái, đủ vật dụng cần thiết

Nếu bé hay bú đêm, mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và mềm mại. Cẩn thận hơn mẹ có thể chọn những loại áo chuyên dụng có thể mở phần ngực áo dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời mẹ nên chuẩn bị sẵn những vận dụng cần thiết để gần mình ở nơi dễ lấy. Ví dụ như quần áo của bé, tã, bỉm, khăn sạch,… nên được sắp xếp hợp lý và trong tầm với. Tránh việc mẹ phải lục đục đi tìm hoặc lấy trong đêm.

Tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào ban ngày

Mẹ bỉm sữa nào cũng sẽ gặp phải ít nhiều vất vả thời gian đầu chăm con. Vì vậy khi giấc ngủ bị gián đoạn mẹ có thể căng thẳng, mệt mỏi hơn. Do đó mẹ nên tranh thủ thời gian lúc bé ngủ ngày để nghỉ ngơi thêm. Một lưu ý nhỏ để giảm stress khi cho bé bú đêm là không nên nhìn đồng hồ để căn thời gian quá nhiều vì có thể khiến mẹ quá căng thẳng.

Mẹ cần đảm bảo cả sức khỏe tinh thần để có nguồn sữa tốt nhất cho con

Bú đêm nhiều có tốt không? Khi nào nên bỏ thói quen bú đêm cho bé

Bú đêm giúp bé tăng cân nhưng đến thời điểm thích hợp mẹ vẫn cần tập cai sữa cho con. Từ tháng thứ 3 mẹ cũng nên tập cho con nhận thức được ngày và đêm. Con sẽ hình thành thói quen thức chơi vào ban ngày và ngủ dài giấc hơn khi trời tối từ đó giảm dần các cữ bú đêm. Sau 6 tháng trẻ không nhất thiết phải bú đêm nữa.

Cách giúp bé phân biệt ngày đêm

Tuy nhiên vẫn có những giai đoạn trẻ cần bú đêm tăng cường. Cụ thể, trẻ gặp các vấn đề về sinh lý cần nhiều năng lượng hơn như khi bị ốm, mới tập bò, mọc răng… Do vậy khoảng thời gian khuyến nghị để ngừng cho bé bú đêm là sau 18 tháng.

Vinlac đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bú đêm có giúp bé tăng cân không và khi nào nên bỏ bú đêm cho bé. Hy vọng mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để việc cho con bú đêm hiệu quả và không quá vất vả mẹ nhé!