Mẹ phải làm sao khi bé không chịu ăn dặm?

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng bởi đây là khoảng thời gian bé làm quen với thức ăn thô và tập các thói quen ăn uống sau này. Nhiều gia đình bé không chịu ăn dặm khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Phải làm sao để cải thiện tình trạng này?

Cùng VHN Bio tìm hiểu những lý do khiến bé không chịu ăn dặm và các biện pháp khắc phục nhé!

1. Tại sao bé không chịu ăn dặm?

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động khiến cho em bé của mẹ từ chối ăn dặm. Tùy theo tình trạng và độ tuổi của bé mà có nguyên nhân khác nhau.

1.1. Bé 6 – 7 tháng tuổi không chịu ăn dặm

6 tháng là thời điểm hoàn hảo để mẹ cho bé làm quen với thức ăn thô, tuy nhiên không phải em bé nào cũng sẵn sàng với việc này. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu phát triển về nhận thức tốt hơn, con đang quen với nguồn thức ăn lỏng chính là sữa nên sẽ phản ứng lại khi được cung cấp một thực phẩm lạ. Bé cần thời gian để làm quen với một kết cấu mới lạ lẫm của thức ăn thô trong miệng

Theo các nhà khoa học, ở trẻ sơ sinh ban đầu luôn có phản xạ đẩy lưỡi để tránh bị sặc khi dị vật vô tình lọt vào miệng. Thông thường vào khoảng 4 – 6 tháng tuổi, phản xạ này sẽ mất đi nhưng có thể kéo dài hơn đối với một số trẻ, đó là nguyên nhân bé từ chối khi đưa thức ăn thô vào miệng. Nếu mẹ đưa thìa chạm và môi mà bé vẫn đẩy lưỡi ra khỏi miệng thì tức là con vẫn chưa sẵn sàng với việc ăn dặm.

1.2. Bé từ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm

Đến 8 tháng tuổi, hầu hết các bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm. Một trong những lý do phổ biến nhất mà trẻ từ chối thức ăn là vì thức ăn không hợp khẩu vị. Có thể cách chế biến của mẹ không phù hợp với bé, bé không thích màu sắc, mùi vị, đặc biệt là kết cấu của món ăn. Trẻ sơ sinh nhạy cảm với các kết cấu khác nhau thường bịt miệng ngay lập tức khi nhìn thấy, chạm vào hoặc nếm thức ăn. Trong trường hợp này mẹ cần kiên nhẫn mời trẻ ăn và chịu khó thay đổi thực đơn, cách chế biến món ăn thích hợp.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bé chưa phát triển hoàn thiện kỹ năng ăn uống. Thực sự thì ăn đòi hỏi rất nhiều sự phối hợp của các cơ từ việc há miệng, kéo thức ăn ra khỏi thìa, ngậm miệng, nhai và nuốt hiệu quả. Có một số bé sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp kỹ năng như vậy, thậm chí để thức ăn rơi ra thường xuyên do “không biết ăn như thế nào”.

Dị ứng thực phẩm cũng là một lý do khiến bé từ chối thức ăn. Một số loại thực phẩm nhất định có thể gây dị ứng và khiến con đầy hơi, khó chịu ở bụng, tiêu chảy,… Các loại gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, cá biển và động vật có vỏ.

Một lý do khác là phương pháp cho bé ăn dặm. Đôi khi bé không chịu ăn khi mẹ đút bột hay cháo từng thìa nhưng lại rất hứng thú với thức ăn của người lớn có thể cầm nắm được. Lúc này, mẹ có thể tìm hiểu phương pháp ăn dặm BLW cho con tự cầm và ăn các thực phẩm đã được nấu chín mềm.

> XEM THÊM:

– Con biếng ăn mẹ phải làm sao? Mách mẹ cách trị trẻ biếng ăn nằm lòng

– Trẻ biếng ăn chậm lớn, đâu là điều mẹ nên và không nên làm?

– “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

1.3. Bé đang ăn bình thường bỗng nhiên không chịu ăn

Một số trẻ đang ăn dặm rất tốt nhưng bỗng nhiên không chịu ăn nữa thì mẹ có thể xem xét một số nguyên nhân sau:

– Bé mọc răng: khi mọc răng, lợi sưng và nứt ra làm cho bé cảm thấy đau đớn khó chịu và không muốn ăn nữa. Thường thì sau khi răng nhú hoàn toàn ra khỏi lợi thì bé có thể ăn lại bình thường.

– Kết cấu thức ăn: một số trẻ phát triển kỹ năng nhanh hơn độ tuổi khiến cho con không còn hứng thú với kết cấu thức ăn mình đang có nữa. Điển hình là bé đang ăn cháo bỗng nhiên không muốn ăn nữa nhưng lại ăn cơm rất ngon lành. Mẹ đừng quá lo lắng về điều này và đã đến lúc thay đổi chế độ ăn uống của bé rồi!

– Bé biếng ăn: tình trạng rối loạn ăn uống này của trẻ có nhiều lý do khác nhau. Biếng ăn sinh lý xảy ra ở một giai đoạn phát triển nào đó của trẻ; bé tập trung để học hỏi kỹ năng mới (tập bò, tập đi,…) nên xao nhãng việc ăn uống. Bé cũng có thể biếng ăn khi trải qua một đợt ốm bệnh hoặc do bị tác động tiêu cực đến tâm lý: bị ép ăn, dụ ăn, bị la mắng, đột ngột thay đổi môi trường sống,…

2. Phải làm sao khi bé không chịu ăn dặm?

2.1. Các bước tập cho bé làm quen với ăn dặm

Để trẻ dễ dàng tiếp nhận ăn dặm ngay từ lần đầu tiên, mẹ có thể tập cho bé làm quen với việc ăn dặm theo các bước dưới đây.

– Bước 1: Cho bé thấy và làm quen với các món ăn, thực phẩm khác nhau. Trước đó khoảng nửa tháng, mẹ có thể cho bé ngồi cùng bàn ăn với cả gia đình, quan sát các món ăn và bố mẹ ăn để kích thích sự tò mò của con. Những ngày đầu tiên, mẹ có thể chỉ bày món ăn ra bàn cho bé làm quen mà không cần quá đặt nặng việc con có ăn hay không.

– Bước 2: Khuyến khích con chạm vào đồ ăn. Hãy động viên con một cách nhẹ nhàng, không ép buộc. Nếu bé không chịu chạm vào đồ ăn, mẹ có thể đưa cho bé một cái muốn để gián tiếp thực hiện, làm mẫu cho con. Lúc này, con đã bắt đầu có cảm giác về kết cấu thức ăn mới.

– Bước 3: Khi bé đã chạm và đồ ăn và chúng dính lên tay, mẹ hãy chỉ cho bé cách đưa chúng vào miệng để nếm thử. Sau khi bé ăn từ tay nhiều lần có thể đổi sang ăn thức ăn từ muỗng. Đôi khi ở bước này, mẹ không cần quan trọng bé có ăn hay không mà chỉ cần con chịu đưa thức ăn vào miệng để khám phá là được.

– Bước 4: Mẹ có thể cung cấp rau củ như cà rốt, su hào cắt thành que để tập cho bé nhai, cắn, cử động lưỡi và dần dần bé sẽ quen với việc ăn thô.

Điều quan trọng là hãy kiên định và kiên nhẫn vì mẹ không thể thành công ngay từ những lần đầu tiên. Mẹ tập cho bé thường xuyên và làm theo các bước trên 1-3 lần một ngày cho mỗi bữa ăn. Cố gắng cho con tập trung vào bữa ăn và tạo những trải nghiệm tích cực cho bé, ngay cả khi con không chịu ăn bất cứ thứ gì. Đừng quá căng thẳng mà la mắng con vì điều này sẽ làm cho con thậm chí còn sợ ăn, lười ăn hơn.

2.2. Ba mẹ nên làm gì để giúp bé ăn ngon?

– Kiên nhẫn mời con ăn nhiều lần

Thường thì ba mẹ sẽ ngừng cung cấp món ăn nào đó nếu chúng bị trẻ từ chối. Thực tế thì trẻ cần khoảng 10 – 15 lần để làm quen với một món ăn, trẻ cũng cần phải “học” để thích một loại thức ăn nào đó. Do đó, ba mẹ hãy kiên nhẫn mời con nhiều lần vào các bữa ăn khác nhé!

– Làm mẫu cho con

Thói quen ăn uống của ba mẹ có thể ảnh hưởng đến con trẻ. Muốn tập cho con ăn bất kỳ món ăn nào thì ba mẹ nên làm mẫu bằng cách ăn vui vẻ món ăn đó, điều này sẽ thích con muốn ăn và ăn ngon hơn.

– Sắp xếp thời gian ăn uống của con hợp lý

Các bữa ăn cần cách nhau ít nhất 2 – 3 tiếng, ba mẹ không nên cho ăn vặt, bú vặt gần bữa chính vì con no sẽ không muốn ăn thêm nữa. Và dù vì lý do gì, hãy giới hạn cho bữa ăn của con không kéo dài quá 30 phút.

– Không dụ ăn, ép ăn, la mắng con

Đừng bao giờ ép con ăn theo ý mình hay giận dữ, la mắng con. Điều này sẽ để lại ấn tượng tâm lý vô cùng xấu của con đối với việc ăn uống và con càng không chịu ăn.

Có thể ba mẹ lo lắng đến con không ăn thì sẽ không đủ dinh dưỡng, nhưng đừng quên rằng giai đoạn dưới 1 tuổi thì sữa mới chính là nguồn dinh dưỡng chính của con. Và thực tế thì nếu cân nặng và chiều cao của con vẫn tăng trưởng bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng.

2.3. Giải quyết biếng ăn bằng các sản phẩm bổ sung

Cải thiện biếng ăn ở trẻ là một hành trình dài của ba mẹ. Nhiều ba mẹ thường tìm đến các sản phẩm bổ sung giúp con bù đắp dinh dưỡng, cải thiện vị giác và kích thích ăn ngon miệng.

Các sản phẩm này có thể là men vi sinh, men tiêu hóa, bổ sung chất xơ, bổ sung vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện biếng ăn cho con. Trong đó, Scumin Gold là một trong những sản phẩm uy tín trên thị trường được nhiều mẹ bỉm tin dùng và các chuyên gia nhi khoa đánh giá cao.

Scumin Gold giúp con giải quyết tận gốc biếng ăn, ăn ngon tự nhiên, tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh nhờ sự kết hợp của các thành phần::

– Vi chất Kẽm, Selen, Đồng, Mangan hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh. Kẽm là vi chất điển hình trong điều trị biếng ăn ở trẻ do cấu tạo nên gai vị giác, tạo cảm giác ăn ngon miệng

– Bộ vitamin nhóm B và C nhập khẩu giúp tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

– Dưỡng chất Lysine giúp con ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt

Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện dinh dưỡng VHN Bio, ứng dụng công nghệ hiện đại Bio Organic Hoa Kỳ, an toàn lành tính tuyệt đối với trẻ nhỏ. Scumin Gold ở dạng bột cốm tiện dụng, dễ dàng mang theo, mùi vị thơm ngon được nhiều trẻ ưa thích. Mẹ có thể trộn cốm cùng cháo, sữa, sữa chua cho con.

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold hay giải đáp bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe của con, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio và được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.