Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh làm quen với âm thanh ngay khi mới chào đời, nhiều trẻ còn được tiếp xúc với âm nhạc, ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ qua thai giáo. Nhưng đến giai đoạn 3-4 tháng tuổi thì quá trình trẻ tập nói mới thực sự bắt đầu và kéo dài trong khoảng 3 năm đầu đời.
Trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ quan sát nhiều hơn, cùng việc lắng nghe, bé sẽ theo dõi các cử động môi của người lớn. Bé cũng tỏ rõ sự yêu thích của mình với những âm thanh nhất định, ví dụ, thích nghe giọng mẹ hơn giọng bố,… Và những âm thanh đầu đời của bé chỉ là những nguyên âm đơn như “a”. Sau đó, bé dần dần tạo ra những âm thanh phức tạp hơn và có thể bập bẹ thành tiếng ậm ừ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, khóc là ngôn ngữ chủ yếu.
Từ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có phản ứng khi được gọi hoặc hỏi. Đồng thời, trẻ biết điều chỉnh âm lượng, ngữ điệu để đáp lại tiếng nói và biểu cảm của bố mẹ. Giai đoạn này trẻ tập nói bằng cách bắt chước lời nói, cử động miệng của bố mẹ. Nếu tầm hơn 6 đến 12 tháng tuổi, bé vẫn không phát ra được âm thanh nào, gia đình cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Khi 12 tháng tuổi trở đi, bé sẽ nói được những từ có nghĩa, bắt chước được một vài từ khi bố mẹ trò chuyện. Ví dụ bé hiểu ý khi bố mẹ và nói “không” rồi dùng cách chỉ tay, thay đổi ngữ điệu để bày tỏ thái độ. Bạn có thể bắt đầu dạy bé tập nói ba mẹ hay các từ đơn giản. Tầm 16 tháng tuổi, bé nói được nhiều từ hơn, có thể gật đầu, lắc đầu để trả lời có hay không.
Trẻ từ 16 tháng tuổi đã nói được khá nhiều từ đơn.
Đến 18 tháng tuổi, vốn từ vựng của bé tăng lên khoảng 10-20 từ, bé có thể dùng các từ đơn giản để diễn đạt ý muốn, gọi cha mẹ… Cách tốt nhất để dạy trẻ 18 tháng tuổi tập nói là khi làm bất cứ việc gì cùng trẻ người lớn cũng hãy dùng các từ ngắn gọn và cụm gồm 2 từ trở lên, lặp lại để trẻ ghi nhớ và nói theo. Tuy nhiên tầm này, bé vẫn chưa thể nói tròn vành rõ chữ mà sẽ bị phát âm sai một chút. Ví dụ, bé sẽ nói “uốn nước” thay vì “uống nước”. Bố mẹ không cần quá lo lắng bởi lớn lên điều này sẽ được cải thiện. Nếu trẻ 19 tháng chưa biết nói thì nên đưa con đi khám ngay.
Khi tròn 24 tháng tuổi, vốn từ của trẻ được mở rộng lên đến khoảng 50-100 từ. Bé thậm chí có thể sắp xếp nhiều từ đơn thành một câu ngắn 3 – 4 chữ để giao tiếp, phân biệt các đồ vật hay bộ phận trên cơ thể. Ví dụ: cho con uống sữa, tạm biệt bố,… Từ đó đến năm 3 tuổi, vốn từ của trẻ tăng mạnh khoảng 300-600 từ và bé có thể giao tiếp cơ bản, nói được các cụm 3-6 từ. Bé phân biệt được màu sắc, kích cỡ, các vị trí, hiểu và làm theo chỉ dẫn của mẹ, nói được mong muốn của mình… Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên chỉ biết lặp lại câu hỏi của cha mẹ thay vì trả lời thì đó có thể là dấu hiệu sớm của chậm ngôn ngữ, cần đưa bé đi khám ngay.
Mách cha mẹ cách dạy bé tập nói
Ngoài việc tìm hiểu trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói, phán đoán dấu hiệu chậm nói để kịp thời đưa con đi thăm khám thì cách dạy trẻ nhanh biết nói cũng là kiến thức được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi sự đồng hành của cha mẹ trong quá trình trẻ tập nói thực sự cần thiết, có ảnh hưởng tới khả năng nói sớm của trẻ.
Giai đoạn bé bắt đầu tập nói nên dạy bé các từ đơn giản như “bà”, “ba”, “mẹ” hay từ chỉ đồ vật để bé tập phát âm và bắt chước theo. Có thể kết hợp vừa nói vừa chỉ tay vào đồ vật, điều này sẽ giúp bé mở rộng vốn từ cũng như tăng khả năng nhận biết, khả năng nói và biểu đạt. Người lớn không nên nói dông dài mà hãy dùng các từ đơn giao tiếp để bé dễ dàng hiểu, tập nói chuyện theo.
Xem thêm: Mẹ nên biết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mau lớn, khỏe mạnh
Đọc sách cùng con cũng là ý tưởng hay giúp bé tăng khả năng ngôn ngữ. Cha mẹ hãy tìm sách, truyện nhiều tranh ảnh minh họa bắt mắt để đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ hay bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, khi kết thúc câu chuyện, cha mẹ và bé có thể cùng trao đổi, chia sẻ cảm nhận, vừa giúp bé tăng vốn từ vựng, vừa thắt chặt tình cảm gia đình.
Đọc sách là một trong những cách dạy trẻ nhanh biết nói.
Một điều quan trọng giúp bé mở rộng vốn từ chính là đưa bé ra ngoài chơi: Chơi cùng các bạn, chơi ở công viên,… Ngoài học nói bé còn có cơ hội tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh, tương tác với mọi người và tự tin nói hơn.
Bên cạnh tăng cường lắng nghe và trò chuyện cùng bé, gia đình không nên cho bé xem tivi quá nhiều vì có thể khiến bé thu mình, ngại giao tiếp, thậm chí ảnh hưởng tới mắt của trẻ. Nếu cho trẻ xem tivi, cha mẹ cần định mức thời lượng cụ thể, ngồi cùng xem và thảo luận để bé tăng phản xạ ngôn ngữ.
Sau cùng, thay vì quá băn khoăn về câu chuyện trẻ bao nhiêu tháng biết nói thì phụ huynh nên nhớ rằng việc đồng hành lắng nghe, trò chuyện thường xuyên tạo môi trường cho con tắm trong ngôn ngữ sẽ rất có lợi giúp trẻ có khả năng nói chuyện linh hoạt hơn. Nếu bố mẹ vẫn còn nhiều thắc mắc về chăm sóc trẻ, hãy liên hệ ngay 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.
Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh làm quen với âm thanh ngay khi mới chào đời, nhiều trẻ còn được tiếp xúc với âm nhạc, ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ qua thai giáo. Nhưng đến giai đoạn 3-4 tháng tuổi thì quá trình trẻ tập nói mới thực sự bắt đầu và kéo dài trong khoảng 3 năm đầu đời.
Trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ quan sát nhiều hơn, cùng việc lắng nghe, bé sẽ theo dõi các cử động môi của người lớn. Bé cũng tỏ rõ sự yêu thích của mình với những âm thanh nhất định, ví dụ, thích nghe giọng mẹ hơn giọng bố,… Và những âm thanh đầu đời của bé chỉ là những nguyên âm đơn như “a”. Sau đó, bé dần dần tạo ra những âm thanh phức tạp hơn và có thể bập bẹ thành tiếng ậm ừ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, khóc là ngôn ngữ chủ yếu.
Từ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có phản ứng khi được gọi hoặc hỏi. Đồng thời, trẻ biết điều chỉnh âm lượng, ngữ điệu để đáp lại tiếng nói và biểu cảm của bố mẹ. Giai đoạn này trẻ tập nói bằng cách bắt chước lời nói, cử động miệng của bố mẹ. Nếu tầm hơn 6 đến 12 tháng tuổi, bé vẫn không phát ra được âm thanh nào, gia đình cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Khi 12 tháng tuổi trở đi, bé sẽ nói được những từ có nghĩa, bắt chước được một vài từ khi bố mẹ trò chuyện. Ví dụ bé hiểu ý khi bố mẹ và nói “không” rồi dùng cách chỉ tay, thay đổi ngữ điệu để bày tỏ thái độ. Bạn có thể bắt đầu dạy bé tập nói ba mẹ hay các từ đơn giản. Tầm 16 tháng tuổi, bé nói được nhiều từ hơn, có thể gật đầu, lắc đầu để trả lời có hay không.
Trẻ từ 16 tháng tuổi đã nói được khá nhiều từ đơn.
Đến 18 tháng tuổi, vốn từ vựng của bé tăng lên khoảng 10-20 từ, bé có thể dùng các từ đơn giản để diễn đạt ý muốn, gọi cha mẹ… Cách tốt nhất để dạy trẻ 18 tháng tuổi tập nói là khi làm bất cứ việc gì cùng trẻ người lớn cũng hãy dùng các từ ngắn gọn và cụm gồm 2 từ trở lên, lặp lại để trẻ ghi nhớ và nói theo. Tuy nhiên tầm này, bé vẫn chưa thể nói tròn vành rõ chữ mà sẽ bị phát âm sai một chút. Ví dụ, bé sẽ nói “uốn nước” thay vì “uống nước”. Bố mẹ không cần quá lo lắng bởi lớn lên điều này sẽ được cải thiện. Nếu trẻ 19 tháng chưa biết nói thì nên đưa con đi khám ngay.
Khi tròn 24 tháng tuổi, vốn từ của trẻ được mở rộng lên đến khoảng 50-100 từ. Bé thậm chí có thể sắp xếp nhiều từ đơn thành một câu ngắn 3 – 4 chữ để giao tiếp, phân biệt các đồ vật hay bộ phận trên cơ thể. Ví dụ: cho con uống sữa, tạm biệt bố,… Từ đó đến năm 3 tuổi, vốn từ của trẻ tăng mạnh khoảng 300-600 từ và bé có thể giao tiếp cơ bản, nói được các cụm 3-6 từ. Bé phân biệt được màu sắc, kích cỡ, các vị trí, hiểu và làm theo chỉ dẫn của mẹ, nói được mong muốn của mình… Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên chỉ biết lặp lại câu hỏi của cha mẹ thay vì trả lời thì đó có thể là dấu hiệu sớm của chậm ngôn ngữ, cần đưa bé đi khám ngay.
Mách cha mẹ cách dạy bé tập nói
Ngoài việc tìm hiểu trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói, phán đoán dấu hiệu chậm nói để kịp thời đưa con đi thăm khám thì cách dạy trẻ nhanh biết nói cũng là kiến thức được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi sự đồng hành của cha mẹ trong quá trình trẻ tập nói thực sự cần thiết, có ảnh hưởng tới khả năng nói sớm của trẻ.
Giai đoạn bé bắt đầu tập nói nên dạy bé các từ đơn giản như “bà”, “ba”, “mẹ” hay từ chỉ đồ vật để bé tập phát âm và bắt chước theo. Có thể kết hợp vừa nói vừa chỉ tay vào đồ vật, điều này sẽ giúp bé mở rộng vốn từ cũng như tăng khả năng nhận biết, khả năng nói và biểu đạt. Người lớn không nên nói dông dài mà hãy dùng các từ đơn giao tiếp để bé dễ dàng hiểu, tập nói chuyện theo.
Xem thêm: Mẹ nên biết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mau lớn, khỏe mạnh
Đọc sách cùng con cũng là ý tưởng hay giúp bé tăng khả năng ngôn ngữ. Cha mẹ hãy tìm sách, truyện nhiều tranh ảnh minh họa bắt mắt để đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ hay bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, khi kết thúc câu chuyện, cha mẹ và bé có thể cùng trao đổi, chia sẻ cảm nhận, vừa giúp bé tăng vốn từ vựng, vừa thắt chặt tình cảm gia đình.
Đọc sách là một trong những cách dạy trẻ nhanh biết nói.
Một điều quan trọng giúp bé mở rộng vốn từ chính là đưa bé ra ngoài chơi: Chơi cùng các bạn, chơi ở công viên,… Ngoài học nói bé còn có cơ hội tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh, tương tác với mọi người và tự tin nói hơn.
Bên cạnh tăng cường lắng nghe và trò chuyện cùng bé, gia đình không nên cho bé xem tivi quá nhiều vì có thể khiến bé thu mình, ngại giao tiếp, thậm chí ảnh hưởng tới mắt của trẻ. Nếu cho trẻ xem tivi, cha mẹ cần định mức thời lượng cụ thể, ngồi cùng xem và thảo luận để bé tăng phản xạ ngôn ngữ.
Sau cùng, thay vì quá băn khoăn về câu chuyện trẻ bao nhiêu tháng biết nói thì phụ huynh nên nhớ rằng việc đồng hành lắng nghe, trò chuyện thường xuyên tạo môi trường cho con tắm trong ngôn ngữ sẽ rất có lợi giúp trẻ có khả năng nói chuyện linh hoạt hơn. Nếu bố mẹ vẫn còn nhiều thắc mắc về chăm sóc trẻ, hãy liên hệ ngay 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi