Chỉnh phát âm: Khi trẻ nói một từ nhưng bị sai, hãy lại nói từ đó đúng cách.
Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn táo hay chuối?”.
Cho trẻ nghe nhạc hoặc sách nói để bé phát triển kỹ năng nói.
Cùng hát, đọc những bài đồng dao, thơ và bài hát mẫu giáo khi bé lớn lên để giúp bé nhớ từ vựng.
3.4 Trẻ từ 18-24 tháng tuổi
Lặp lại các câu ngắn, ví dụ: “Giày của con để đâu?” để giúp con bé nhớ từ.
Sử dụng các câu đề nghị ngắn, đơn giản và lặp lại vài lần. Nếu bé chưa làm theo thì hướng dẫn bé.
Hỏi vị trí của đồ vật, bộ phận cơ thể và yêu câu bé chỉ vào vị trí của các món đó.
Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ dưới 24 tháng không quá 30 phút. Thay vào đó cho bé chơi và nghe truyện.
3.4 Trẻ từ 2-3 tuổi
Giúp trẻ nói một câu dài hơn từ những từ hoặc câu ngắn.
Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên của chúng ở đầu câu.
Dạy con về những từ cùng trường từ vựng – ví dụ, cho trẻ xem một quả bóng, gấu bông rồi nói từ “đồ chơi”.
Bắt đầu dạy trẻ những từ tượng thanh. Ví dụ mẹ cho bé xem hình con mèo và nói “meo meo”, chiếc kèn xe thì nói “tin tin”.
Không nên mở TV, radio quá to: Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé.
Trò chuyện với bé khi đang dọn dẹp: Trẻ em ở tuổi này hay tò mò nên muốn giúp đỡ cha mẹ.Hãy tận dụng cơ hội này để giao tiếp với bé.
4. Khi nghi ngờ trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?
Dựa trên thông tin ở mục “Trẻ mấy tháng biết nói”, khi thấy bé có các dấu hiệu như: trẻ trên 1 tuổi nhưng chỉ nói được bập bẹ, trẻ 2-3 tuổi chỉ nói được những âm đơn tiết,… thì có thể bé đang chậm nói.
Để khắc phục tình trạng bé chậm nói, cha mẹ cần:
Cho bé đi kiểm tra thính lực: Thính lực ảnh hướng đến tốc độ phát triển của việc nói. Do trẻ không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây phản ứng chậm khi nói. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám thính lực để khắc phục kịp thời.
Cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn về giọng nói, ngôn ngữ hoặc khắc phục các nguyên nhân gây chậm nói. Bác sĩ cũng đưa ra các mẹo và trò chơi cho cha mẹ để cải thiện các vấn đề về giọng nói và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Không nên bắt ép trẻ nói: Trẻ đã mấy tháng tuổi mà vẫn chưa biết nói, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý. Nếu các mẹ nhận thấy trẻ chậm nói thì đừng vội nóng giận hay la mắng. Điều này khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp với ai. Thay vào đó, cha mẹ hãy khen ngợi và tỏ ra thích thú khi bé phát âm từ nào đó để tạo động lực cho trẻ.
Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và cách tập nói cho bé theo từng tháng tuổi. Việc tập nói cho bé cần có quá trình nên cha mẹ không nên gấp gáp rồi lại khiến con lo sợ. Với những cách tập nói trên, chúc bé sẽ phát triển kỹ năng toàn diện.
Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh
Chỉnh phát âm: Khi trẻ nói một từ nhưng bị sai, hãy lại nói từ đó đúng cách.
Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn táo hay chuối?”.
Cho trẻ nghe nhạc hoặc sách nói để bé phát triển kỹ năng nói.
Cùng hát, đọc những bài đồng dao, thơ và bài hát mẫu giáo khi bé lớn lên để giúp bé nhớ từ vựng.
3.4 Trẻ từ 18-24 tháng tuổi
Lặp lại các câu ngắn, ví dụ: “Giày của con để đâu?” để giúp con bé nhớ từ.
Sử dụng các câu đề nghị ngắn, đơn giản và lặp lại vài lần. Nếu bé chưa làm theo thì hướng dẫn bé.
Hỏi vị trí của đồ vật, bộ phận cơ thể và yêu câu bé chỉ vào vị trí của các món đó.
Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ dưới 24 tháng không quá 30 phút. Thay vào đó cho bé chơi và nghe truyện.
3.4 Trẻ từ 2-3 tuổi
Giúp trẻ nói một câu dài hơn từ những từ hoặc câu ngắn.
Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên của chúng ở đầu câu.
Dạy con về những từ cùng trường từ vựng – ví dụ, cho trẻ xem một quả bóng, gấu bông rồi nói từ “đồ chơi”.
Bắt đầu dạy trẻ những từ tượng thanh. Ví dụ mẹ cho bé xem hình con mèo và nói “meo meo”, chiếc kèn xe thì nói “tin tin”.
Không nên mở TV, radio quá to: Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé.
Trò chuyện với bé khi đang dọn dẹp: Trẻ em ở tuổi này hay tò mò nên muốn giúp đỡ cha mẹ.Hãy tận dụng cơ hội này để giao tiếp với bé.
4. Khi nghi ngờ trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?
Dựa trên thông tin ở mục “Trẻ mấy tháng biết nói”, khi thấy bé có các dấu hiệu như: trẻ trên 1 tuổi nhưng chỉ nói được bập bẹ, trẻ 2-3 tuổi chỉ nói được những âm đơn tiết,… thì có thể bé đang chậm nói.
Để khắc phục tình trạng bé chậm nói, cha mẹ cần:
Cho bé đi kiểm tra thính lực: Thính lực ảnh hướng đến tốc độ phát triển của việc nói. Do trẻ không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây phản ứng chậm khi nói. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám thính lực để khắc phục kịp thời.
Cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn về giọng nói, ngôn ngữ hoặc khắc phục các nguyên nhân gây chậm nói. Bác sĩ cũng đưa ra các mẹo và trò chơi cho cha mẹ để cải thiện các vấn đề về giọng nói và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Không nên bắt ép trẻ nói: Trẻ đã mấy tháng tuổi mà vẫn chưa biết nói, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý. Nếu các mẹ nhận thấy trẻ chậm nói thì đừng vội nóng giận hay la mắng. Điều này khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp với ai. Thay vào đó, cha mẹ hãy khen ngợi và tỏ ra thích thú khi bé phát âm từ nào đó để tạo động lực cho trẻ.
Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và cách tập nói cho bé theo từng tháng tuổi. Việc tập nói cho bé cần có quá trình nên cha mẹ không nên gấp gáp rồi lại khiến con lo sợ. Với những cách tập nói trên, chúc bé sẽ phát triển kỹ năng toàn diện.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi