Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ? – Long Châu

Trẻ sơ sinh qua thời gian sẽ có sự phát triển về thể chất lẫn nhận thức với thế giới xung quanh. Ngay từ khi mới sinh trẻ đã có thể nhận ra được những khuôn mặt, giọng nói và mùi hương của những người xung quanh. Đặc biệt là những trẻ bú mẹ hoàn toàn, được mẹ thường xuyên ôm ấp cả ngày lẫn đêm. Liệu rằng trẻ sơ sinh có biết buồn không khi không đòi được mẹ?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra mẹ của mình ngay sau khi sinh ra. Với những bé được tiếp xúc sớm với mẹ và được bú sớm thì điều này lại càng chắc chắn hơn. Để trẻ có thể nhận diện khuôn mặt của mẹ thì tốn nhiều thời gian hơn. Trong thực tế sẽ mất từ vài tuần cho đến 2 tháng. Do lúc này, tầm nhìn của trẻ sơ sinh còn khá ngắn và hẹp, chỉ khoảng chỉ từ 18 – 25cm.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian để nhận diện được khuôn mặt những người xung quanh

Đến khi tầm từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nhận ra các khuôn mặt một cách rõ rệt và rất thích thú khi được chơi đùa với người khác. Thị giác và trí nhớ của trẻ sơ sinh lâu dần sẽ tiếp tục phát triển, khi được 8 tháng tuổi, bé sẽ có thể nhận ra bố mẹ của mình ở bất kỳ vị trí nào trong phòng.

Một điều khá thú vị mà có thể bạn chưa biết đó là trong từ 8 – 9 tháng tuổi, trẻ vẫn nghĩ mình và mẹ là một. Và nếu không đòi được mẹ tất nhiên trẻ của sẽ buồn. Theo thời gian, qua quá trình tiếp xúc và giao tiếp ý thức của trẻ sẽ dần được ghi nhận rằng mẹ là một cá nhân, một cá thể độc lập và có thể rời xa mình bất kỳ lúc nào.

Sự lo lắng bắt đầu về “ly thân” dần gia tăng và đỉnh điểm là khi trẻ sơ sinh được 9 tháng tuổi. Và nó sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 18 tháng và khi trẻ lên 2 tuổi thì sự lo lắng này mới thuyên giảm trong nhận thức của trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh rất thích theo mẹ, liên tục giữ mẹ, bám mẹ ở trong tầm nhìn của mình.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ thức giấc và không thấy mẹ ở bên, trẻ sơ sinh khóc nhiều đến khi có mẹ dỗ mới thôi. Nếu không được mẹ ôm ấp, vỗ về với cảm giác quen thuộc trẻ rất dễ bị sợ hãi. Lúc này khi mẹ đi đâu, trẻ cũng “nằng nặc” đòi theo bằng được. Ngay cả những người cũng tiếp xúc với trẻ thường xuyên như bố, ông bà, cũng chưa chắc lúc này có thể dỗ dành được bé.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Từ 6-9 tháng tuổi trở đi là lứa tuổi chung trẻ sơ sinh bắt đầu biết đòi mẹ

Nếu trẻ đến tuổi nhưng không có biểu hiện theo mẹ, đòi mẹ hay những người thường xuyên chăm sóc thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì rất có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe nào đó. Việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp trẻ sơ sinh có cơ hội phát triển bình thường và khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa.

Làm gì khi trẻ đòi mẹ, theo mẹ không rời?

Những mẹ phải rời con đi làm vào lúc 4 – 6 tháng sẽ rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan” nếu trẻ cứ đòi mẹ, theo mẹ không rời. Các mẹ sẽ gặp khó khăn thật sự trong sinh hoạt nếu trong một ngày mà trẻ cứ khóc và đòi theo mình như vậy.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Giai đoạn đòi mẹ trong sự phát triển của trẻ khiến mẹ gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp trẻ có nhận thức tự lập sớm hơn:

  • Bạn có thể vắt sữa và cho trẻ bú bình đúng vệ sinh những lúc cần thiết và thực hiện với tần suất nhiều hơn để dần giúp trẻ quên đi cảm giác lúc nào cũng cần mẹ cho bú.
  • Đừng nên thay đổi người giữ, chăm sóc trẻ liên tục nhất là trong khoảng thời gian từ 9 – 18 tháng tuổi. Vì đây là thời điểm trẻ dễ cảm thấy bất an khi mẹ rời xa nhất. Tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với người lạ trong khung thời gian này vì sẽ khiến bé hoảng sợ và bám mẹ nhiều hơn. Không nên tỏ ra cáu gắt hay lớn tiếng khi trẻ đòi mẹ vì sẽ khiến tâm lý non nớt của trẻ bị ảnh hưởng. Điều này không giúp trẻ ngừng khóc mà lâu dần còn để lại ảnh hưởng tiêu cực in sâu trong trẻ khi lớn lên.
  • Gương mặt “mếu máo” đòi mẹ thậm chí gào khóc to khi mẹ đi xa sẽ khiến các bạn lần đầu làm mẹ có cảm giác mềm lòng và xót con. Tuy nhiên cần cứng rắn lúc này để rời khỏi bé vài phút mỗi ngày. Bạn có thể đi chuyển sang phòng khác và cố gắng để người khác chăm sóc con. Qua quá trình này lâu dần bé sẽ không làm con bị sốc hay sợ bị mẹ bỏ rơi.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng sự chú ý của trẻ vào những trò chơi hoặc hoạt động thú vị nào đó. Bạn sẽ có thời gian cho riêng mình nếu tận dụng được khoảng thời gian này.

Trẻ sơ sinh không đòi mẹ có sao không?

Nếu trẻ biết theo mẹ tức là trẻ đã biết lạ, có thể phân biệt được xung quanh ai mang lại cảm giác quen thuộc nhất. Nếu người chăm sóc thường xuyên là mẹ hay bà thì trẻ có xu hướng đòi người đó. Vì vậy, trong trường hợp này bé có thể cảm thấy không quen thuộc nhất và không theo mẹ.

Không hiếm các bé 6 tháng chưa biết theo mẹ thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Điều này có thể do nhiều yếu tố tác động. Nhưng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh thì bạn nên lưu ý vấn đề này với bác sĩ khi thăm khám cho trẻ định kỳ.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Vẫn có rất nhiều bé không xuất hiện mong muốn đòi mẹ

Hi vọng rằng những thông tin trên của nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ. Đừng nên nóng vội và thờ ơ với trẻ trong khoảng thời gian này mà hãy nhẹ nhàng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tâm lý còn “non nớt” này nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ? – Long Châu

Trẻ sơ sinh qua thời gian sẽ có sự phát triển về thể chất lẫn nhận thức với thế giới xung quanh. Ngay từ khi mới sinh trẻ đã có thể nhận ra được những khuôn mặt, giọng nói và mùi hương của những người xung quanh. Đặc biệt là những trẻ bú mẹ hoàn toàn, được mẹ thường xuyên ôm ấp cả ngày lẫn đêm. Liệu rằng trẻ sơ sinh có biết buồn không khi không đòi được mẹ?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra mẹ của mình ngay sau khi sinh ra. Với những bé được tiếp xúc sớm với mẹ và được bú sớm thì điều này lại càng chắc chắn hơn. Để trẻ có thể nhận diện khuôn mặt của mẹ thì tốn nhiều thời gian hơn. Trong thực tế sẽ mất từ vài tuần cho đến 2 tháng. Do lúc này, tầm nhìn của trẻ sơ sinh còn khá ngắn và hẹp, chỉ khoảng chỉ từ 18 – 25cm.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian để nhận diện được khuôn mặt những người xung quanh

Đến khi tầm từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nhận ra các khuôn mặt một cách rõ rệt và rất thích thú khi được chơi đùa với người khác. Thị giác và trí nhớ của trẻ sơ sinh lâu dần sẽ tiếp tục phát triển, khi được 8 tháng tuổi, bé sẽ có thể nhận ra bố mẹ của mình ở bất kỳ vị trí nào trong phòng.

Một điều khá thú vị mà có thể bạn chưa biết đó là trong từ 8 – 9 tháng tuổi, trẻ vẫn nghĩ mình và mẹ là một. Và nếu không đòi được mẹ tất nhiên trẻ của sẽ buồn. Theo thời gian, qua quá trình tiếp xúc và giao tiếp ý thức của trẻ sẽ dần được ghi nhận rằng mẹ là một cá nhân, một cá thể độc lập và có thể rời xa mình bất kỳ lúc nào.

Sự lo lắng bắt đầu về “ly thân” dần gia tăng và đỉnh điểm là khi trẻ sơ sinh được 9 tháng tuổi. Và nó sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 18 tháng và khi trẻ lên 2 tuổi thì sự lo lắng này mới thuyên giảm trong nhận thức của trẻ. Trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh rất thích theo mẹ, liên tục giữ mẹ, bám mẹ ở trong tầm nhìn của mình.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ thức giấc và không thấy mẹ ở bên, trẻ sơ sinh khóc nhiều đến khi có mẹ dỗ mới thôi. Nếu không được mẹ ôm ấp, vỗ về với cảm giác quen thuộc trẻ rất dễ bị sợ hãi. Lúc này khi mẹ đi đâu, trẻ cũng “nằng nặc” đòi theo bằng được. Ngay cả những người cũng tiếp xúc với trẻ thường xuyên như bố, ông bà, cũng chưa chắc lúc này có thể dỗ dành được bé.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Từ 6-9 tháng tuổi trở đi là lứa tuổi chung trẻ sơ sinh bắt đầu biết đòi mẹ

Nếu trẻ đến tuổi nhưng không có biểu hiện theo mẹ, đòi mẹ hay những người thường xuyên chăm sóc thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì rất có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe nào đó. Việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp trẻ sơ sinh có cơ hội phát triển bình thường và khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa.

Làm gì khi trẻ đòi mẹ, theo mẹ không rời?

Những mẹ phải rời con đi làm vào lúc 4 – 6 tháng sẽ rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan” nếu trẻ cứ đòi mẹ, theo mẹ không rời. Các mẹ sẽ gặp khó khăn thật sự trong sinh hoạt nếu trong một ngày mà trẻ cứ khóc và đòi theo mình như vậy.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Giai đoạn đòi mẹ trong sự phát triển của trẻ khiến mẹ gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp trẻ có nhận thức tự lập sớm hơn:

  • Bạn có thể vắt sữa và cho trẻ bú bình đúng vệ sinh những lúc cần thiết và thực hiện với tần suất nhiều hơn để dần giúp trẻ quên đi cảm giác lúc nào cũng cần mẹ cho bú.
  • Đừng nên thay đổi người giữ, chăm sóc trẻ liên tục nhất là trong khoảng thời gian từ 9 – 18 tháng tuổi. Vì đây là thời điểm trẻ dễ cảm thấy bất an khi mẹ rời xa nhất. Tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với người lạ trong khung thời gian này vì sẽ khiến bé hoảng sợ và bám mẹ nhiều hơn. Không nên tỏ ra cáu gắt hay lớn tiếng khi trẻ đòi mẹ vì sẽ khiến tâm lý non nớt của trẻ bị ảnh hưởng. Điều này không giúp trẻ ngừng khóc mà lâu dần còn để lại ảnh hưởng tiêu cực in sâu trong trẻ khi lớn lên.
  • Gương mặt “mếu máo” đòi mẹ thậm chí gào khóc to khi mẹ đi xa sẽ khiến các bạn lần đầu làm mẹ có cảm giác mềm lòng và xót con. Tuy nhiên cần cứng rắn lúc này để rời khỏi bé vài phút mỗi ngày. Bạn có thể đi chuyển sang phòng khác và cố gắng để người khác chăm sóc con. Qua quá trình này lâu dần bé sẽ không làm con bị sốc hay sợ bị mẹ bỏ rơi.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng sự chú ý của trẻ vào những trò chơi hoặc hoạt động thú vị nào đó. Bạn sẽ có thời gian cho riêng mình nếu tận dụng được khoảng thời gian này.

Trẻ sơ sinh không đòi mẹ có sao không?

Nếu trẻ biết theo mẹ tức là trẻ đã biết lạ, có thể phân biệt được xung quanh ai mang lại cảm giác quen thuộc nhất. Nếu người chăm sóc thường xuyên là mẹ hay bà thì trẻ có xu hướng đòi người đó. Vì vậy, trong trường hợp này bé có thể cảm thấy không quen thuộc nhất và không theo mẹ.

Không hiếm các bé 6 tháng chưa biết theo mẹ thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Điều này có thể do nhiều yếu tố tác động. Nhưng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh thì bạn nên lưu ý vấn đề này với bác sĩ khi thăm khám cho trẻ định kỳ.

Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?

Vẫn có rất nhiều bé không xuất hiện mong muốn đòi mẹ

Hi vọng rằng những thông tin trên của nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ. Đừng nên nóng vội và thờ ơ với trẻ trong khoảng thời gian này mà hãy nhẹ nhàng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tâm lý còn “non nớt” này nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp