- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu gãy xương; đặc biệt là với bé ở lứa tuổi mới biết đi. Hãy đưa con đến bệnh viện để được sơ cấp cứu ngay lập tức.
- Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất xuất hiện bất kỳ vết cắt hoặc vết bầm tím nào. Cha mẹ nên bình tĩnh; và tìm cách cầm máu bằng băng gạc hoặc khăn sạch cho đến khi nhân viên y tế đến.
- Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất bị chảy máu mũi (chảy máu cam); mắt hoặc tai. Đây có thể là dấu hiệu quan trọng cho thấy bé gặp vấn đề với việc đông máu.
- Tình trạng xuất huyết não cũng có những triệu chứng tương tự như các tình huống chảy máu ở trên. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Việc chấn thương đầu cũng là điều cha mẹ nên quan tâm. Các biểu hiện theo đó thường là nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu; hoặc các dấu hiệu khác cho thấy đầu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng.
- Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất khóc, kêu the thé khác với bình thường. Đồng tử hai mắt không cùng kích thước. Không phản ứng lại khi cha mẹ cưng nựng, nói chuyện…
- Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất khóc mãi không ngừng hoặc liên tục dùng tay cọ xát đầu, mặt.
>> Có thể bạn quan tâm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả
6. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ngã từ trên giường xuống đất
Sau bất kỳ cú ngã nào dù nhẹ hay nặng, trẻ chắc chắn sẽ mất một thời gian để hồi phục.
6.1 Theo dõi các dấu hiệu sau khi bé bị té ngã
- Trẻ có cảm thấy lơ mơ hay buồn ngủ nhiều không.
- Trẻ có nôn mửa, bị kích động hay quấy khóc nhiều hơn không?
- Vùng đầu và cổ của con có gặp khó khăn với các chuyên động không?
Cha mẹ hãy liên tục theo dõi con trong 2-3 ngày để xem thêm về những dấu hiệu có thể xảy ra với con.
6.2 Các lưu ý khác khi chăm sóc bé bị ngã từ trên giường xuống đất
Cha mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc cho con uống thuốc giảm đau. Hoặc tránh để trẻ cử động mạnh trong 24 giờ đầu tiên để giảm các nguy cơ có thể âm thầm gây ra chấn thương.
Bên cạnh việc cho con nghỉ ngơi, cha mẹ có thể chơi những trò chơi nhẹ với con như sắp xếp lego, đọc sách cho con,…để con tạm thời quên đi cảm giác của cơn đau sau khi bị ngã.
Trường hợp trẻ có tham gia đi học mẫu giáo, cha mẹ phải kể toàn bộ vấn đề bé bị ngã từ trên giường xuống đất ở nhà cho các cô giáo nghe, để kịp thời lưu ý và chăm sóc bé kỹ hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
7. Cách phòng để trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất
Có nhiều cách khác nhau để ngăn trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất; hoặc ít nhất là làm giảm các ảnh hưởng sau sự việc.
- Cho bé ngủ trong cũi riêng, và cùng phòng với cha mẹ.
- Hãy cho bé nằm ngửa, đặt chăn, gối và các vật dụng mềm ra xa nơi bé ngủ.
- Cha mẹ cũng nên lót thêm các lớp đệm trên sàn nhà; để phòng trường hợp con bị ngã xuống đất.
- Khi bé đủ lớn, cha mẹ có thể dạy con cách trườn ra khỏi giường sao cho an toàn mà không bị té ngã.
- Cha mẹ nên dẹp bỏ giường và nên đặt nệm trên sàn; để rút ngắn khoảng cách nơi bé nằm so với mặt đất.
- Đẩy nệm vào sát tường và đảm bảo đặt bàn, ghế, tủ… hay những vật cứng ở xa để trẻ không bị va đập vào chúng.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi trẻ sơ sinh “chuẩn” trong 3 tháng đầu
Cuối cùng, cha mẹ nhớ rằng, khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất không những có thể nguy hiểm đến sức khỏe của con, mà còn kéo theo tình trạng lo lắng của cha mẹ. Chính vì thế, cha mẹ hãy liên tục trau dồi kiến thức trong cách chăm sóc con nhỏ nhé.