Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong những tháng đầu đời của bé. Điều này không chỉ khiến mẹ lo lắng, xót xa, mà còn không tốt cho sức khỏe của trẻ nếu tình trạng này kéo dài. Làm sao để con ngủ ngoan không khóc là câu hỏi mà mẹ luôn băn khoăn. Để trả lời cho câu hỏi đó, mời mẹ đọc bài viết dưới đây nhé.
- Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý
- 15+ cách giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?
Nguyên nhân sinh lý
- Trẻ chưa thích nghi với môi trường bên ngoài: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi thường giật mình khóc thét trong lúc ngủ. Theo các chuyên gia, đây là một phản xạ tự nhiên của bé, bởi khi ra đời, bé phải tạm biệt nơi ấm áp, an toàn là bụng mẹ để đến với một thế giới mới. Do đó, mọi tiếng ồn, mọi tác động từ bên ngoài cũng có thể khiến trẻ giật mình khóc thét. Phản xạ này sẽ mất dần khi bé trên 3 tháng tuổi và sẽ biến mất hoàn toàn khi trẻ đã lớn
- Trẻ đói bụng: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên bé sẽ nhanh no cũng như nhanh đói. Vì vậy, trẻ đang ngủ giật mình khóc thét có thể do bé bị đói và giật mình thức giấc đòi bú mẹ
- Ánh sáng và tiếng ồn: Không gian ngủ rất quan trọng với giấc ngủ của bé. Chỗ ngủ quá sáng hoặc thiếu yên tĩnh đều có thể làm cho trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét
- Thời gian ngủ của trẻ không hợp lý: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cho bé đi ngủ quá sớm, cơ thể của bé chưa sản xuất đủ lượng melatonin (một chất có tác dụng làm chậm dẫn truyền thần kinh, tạo giấc ngủ sâu).Vì thế, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể do nguyên nhân này. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu mẹ cho bé đi ngủ quá muộn, lúc này bé sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ vì đã vượt qua ngưỡng buồn ngủ và chuyển sang trạng thái kích thích
- Tinh thần bé không ổn định: Hệ thần kinh của bé sơ sinh còn rất non yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Chỉ cần những tiếng ầm ở xung quanh, tín hiệu từ các thiết bị điện tử cũng có thể khiến trẻ thấy bất an, sợ hãi và giật mình trong lúc ngủ
- Tã, bỉm của trẻ ẩm ướt: Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét cũng có thể do tã bỉm của bé bị ướt khiến bé thấy khó chịu và “biểu tình” bằng cách khóc ầm lên
- Trẻ bị thay đổi tư thế ngủ đột ngột: Nếu bé đang được bế ẵm và bất ngờ bị đặt xuống, bé rất dễ bị giật mình sợ hãi vì sự thay đổi độ cao đột ngột, đôi khi còn khóc thét lên
Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh trào ngược dạ dày: Tình trạng nôn ói xảy ra ở trẻ sơ sinh do trào ngược dạ dày là một nguyên nhân rất hay gặp khiến trẻ ngủ hay giật mình khóc thét
- Thiếu canxi: Một trong những biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là hay giật mình, vặn mình, ngủ không sâu giấc và có thể khóc thét khi bị tỉnh giấc giữa chừng
- Ốm mệt: Trẻ bị mệt sẽ khó chịu trong người và dễ giật mình khóc thét để “báo hiệu” cho mẹ biết. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm giun sán cũng hay giật mình vì đau bụng hoặc ngứa hậu môn
- Bị côn trùng cắn: Da trẻ sơ sinh mỏng manh và rất nhạy cảm nên dễ bị ngứa ngáy, đau rát nếu bị côn trùng cắn hoặc bò vào người. Khi không thoải mái, bé sẽ giật mình thức giấc và khóc ré lên
- Bị tổn thương hệ thần kinh trung ương: Nếu trẻ mắc một số bệnh lý về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể khiến trẻ giật mình trong lúc ngủ do thần kinh trung ương của bé không bình thường
Trẻ ngủ hay giật mình khóc thét ảnh hưởng như thế nào?
Đảo lộn sinh hoạt của gia đình
- Nhịp sinh hoạt của gia đình thay đổi: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ làm mọi người tỉnh giấc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đảo lộn nhịp sinh hoạt của cả gia đình, khiến mọi người luôn trong trạng thái căng thẳng, ngủ không ngon giấc vì bé có thể giật mình và khóc thét lên bất cứ lúc nào
- Mẹ dễ bị stress, trầm cảm sau sinh: Cảnh thức trắng đêm để dỗ con ngủ chắc hẳn mẹ nào cũng phải dè chừng. Đặc biệt trong khoảng thời gian mới sinh nở, sức khỏe và tâm lý của mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, đêm nào cũng phải thức chăm con thì mẹ rất dễ rơi vào trạng thái stress, nặng có thể gây trầm cảm sau sinh
- Mẹ mất sữa do phải thức đêm dỗ con ngủ: Đồng hồ sinh học thay đổi kèm theo tâm lý căng thẳng rất dễ gây mất sữa ở mẹ, từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé
Tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé
- Chậm phát triển trí não: Theo một số nghiên cứu khoa học, trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét khi ngủ sẽ có khả năng nhận thức kém hơn so với nhóm trẻ còn lại. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, não bộ của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ bên ngoài
- Chậm lớn, kém phát triển: Trong khi ngủ, cơ thể bé sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình phát triển của con. Tuy nhiên, nếu trẻ hay giật mình thức giấc sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn, điều này có nghĩa hormone tăng trưởng cũng suy giảm, bé dễ bị còi cọc, chậm lớn
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ: Trẻ giật mình khóc ré liên tục có thể gây ra tình trạng ức chế hô hấp, ngừng thở đột ngột và tử vong
- Giảm sức đề kháng: Trẻ sơ sinh giật mình khóc thét có thể gây suy giảm miễn dịch vì giấc ngủ là thời điểm bé hồi phục sức khỏe và “sạc đầy” năng lượng, nếu không ngủ đủ giấc, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh
Mẹ nên biết: Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé
10 giải pháp chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét
1. Chuẩn bị cho bé không gian ngủ thích hợp
Trước hết, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ không quá sáng, đủ yên tĩnh, không ổn ào, nhiệt độ phòng nên duy trì từ 27 – 29 độ C. Mẹ cũng có thể bật nhạc nhẹ nhàng, nhạc ru ngủ để con cảm thấy thư thái.
2. Cho trẻ bú đủ no
Mẹ không nên cho con bú ít quá hoặc no quá. Trẻ bú ít sẽ nhanh đói và dễ bị giật mình tỉnh giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá no, bé sẽ bị đầy bụng và nôn trớ, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ sau khoảng 2 – 3 tiếng sẽ cho bé bú một lần, lúc này mẹ nên nhẹ nhàng ôm bé vỗ về và cho bé bú, tránh để bé bị đói và tỉnh giấc rồi khóc thét.
3. Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ
Khi trẻ sơ sinh tự nhiên khóc thét, mẹ có thể ôm bé vào lòng nhẹ nhàng và vỗ lưng, có thể hát ru để con có cảm giác yên tâm hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên massage để giúp bé thư giãn, thả lỏng cơ thể và dễ dàng chìm vào trong giấc ngủ.
4. Lựa chọn loại tã, bỉm thích hợp cho bé
Mẹ cũng cần phải cân nhắc khi chọn tã, bỉm cho bé, vì làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các chất tạo mùi trong nhiều loại bỉm. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh mặc cho bé quần áo hoặc tã bỉm quá chật chội, dễ khiến con bị bí bức, khó chịu.
5. Lưu ý thay tã, bỉm thường xuyên
Bé rất dễ giật mình và không thoải mái khi tã, bỉm đã “quá tải”. Vì vậy, mẹ nên chú ý kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên và thay kịp lúc, giữ cơ thể bé luôn trong trạng thái khô thoáng, sạch sẽ thơm tho.
6. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
Mẹ cần kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bé như lượng sữa con bú, số lần con bú sữa hoặc lượng thức ăn dặm đã đủ chưa đối với bé đã ăn dặm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và có chứa kháng thể, giúp bé tăng cường miễn dịch, phòng bệnh tật.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, chè,… vì chúng có thể vào trong sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
7. Cho bé tắm nắng thường xuyên
Thường xuyên cho trẻ sơ sinh tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp được nhiều Vitamin D, kích thích sự hấp thu canxi, không chỉ phòng ngừa còi xương mà còn đảm bảo cho bé giấc ngủ êm ái. Bên cạnh đó, tắm nắng còn giúp làm giảm đáng kể tình trạng vàng da sơ sinh ở trẻ.
8. Chú ý, quan sát mọi biểu hiện của con
Trẻ sơ sinh chưa thể nói nên mọi bất thường của trẻ sẽ được thể hiện qua những dấu hiệu bên ngoài. Nếu thấy trẻ khóc thét về đêm, mẹ cần chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh trẻ và cơ thể con để tìm ra nguyên nhân.
9. Vệ sinh phòng ngủ của bé thường xuyên
Mẹ nên dọn dẹp, vệ sinh chỗ ngủ của trẻ, thường xuyên giặt giũ chăn ga, phơi đệm để đảm bảo môi trường sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý mắc màn cho con để phòng muỗi đốt.
10. Đưa bé đi gặp bác sĩ trong trường hợp bé có dấu hiệu bệnh lý
Trong trường hợp trẻ sơ sinh khóc thét dữ dội, dai dẳng, liên tục nhiều ngày và có kèm theo biểu hiện bệnh lý như nôn ói, tiêu chảy,… mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, mỗi nguyên nhân đều có những cách khắc phục khác nhau. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ hiểu được những điều cơ bản nhất về tình trạng phổ biến này ở con trẻ và có những giải pháp hiệu quả để phòng tránh cũng như cách chữa cho con.
Fitobimbi
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong những tháng đầu đời của bé. Điều này không chỉ khiến mẹ lo lắng, xót xa, mà còn không tốt cho sức khỏe của trẻ nếu tình trạng này kéo dài. Làm sao để con ngủ ngoan không khóc là câu hỏi mà mẹ luôn băn khoăn. Để trả lời cho câu hỏi đó, mời mẹ đọc bài viết dưới đây nhé.
- Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý
- 15+ cách giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?
Nguyên nhân sinh lý
- Trẻ chưa thích nghi với môi trường bên ngoài: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi thường giật mình khóc thét trong lúc ngủ. Theo các chuyên gia, đây là một phản xạ tự nhiên của bé, bởi khi ra đời, bé phải tạm biệt nơi ấm áp, an toàn là bụng mẹ để đến với một thế giới mới. Do đó, mọi tiếng ồn, mọi tác động từ bên ngoài cũng có thể khiến trẻ giật mình khóc thét. Phản xạ này sẽ mất dần khi bé trên 3 tháng tuổi và sẽ biến mất hoàn toàn khi trẻ đã lớn
- Trẻ đói bụng: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên bé sẽ nhanh no cũng như nhanh đói. Vì vậy, trẻ đang ngủ giật mình khóc thét có thể do bé bị đói và giật mình thức giấc đòi bú mẹ
- Ánh sáng và tiếng ồn: Không gian ngủ rất quan trọng với giấc ngủ của bé. Chỗ ngủ quá sáng hoặc thiếu yên tĩnh đều có thể làm cho trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét
- Thời gian ngủ của trẻ không hợp lý: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cho bé đi ngủ quá sớm, cơ thể của bé chưa sản xuất đủ lượng melatonin (một chất có tác dụng làm chậm dẫn truyền thần kinh, tạo giấc ngủ sâu).Vì thế, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể do nguyên nhân này. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu mẹ cho bé đi ngủ quá muộn, lúc này bé sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ vì đã vượt qua ngưỡng buồn ngủ và chuyển sang trạng thái kích thích
- Tinh thần bé không ổn định: Hệ thần kinh của bé sơ sinh còn rất non yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Chỉ cần những tiếng ầm ở xung quanh, tín hiệu từ các thiết bị điện tử cũng có thể khiến trẻ thấy bất an, sợ hãi và giật mình trong lúc ngủ
- Tã, bỉm của trẻ ẩm ướt: Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét cũng có thể do tã bỉm của bé bị ướt khiến bé thấy khó chịu và “biểu tình” bằng cách khóc ầm lên
- Trẻ bị thay đổi tư thế ngủ đột ngột: Nếu bé đang được bế ẵm và bất ngờ bị đặt xuống, bé rất dễ bị giật mình sợ hãi vì sự thay đổi độ cao đột ngột, đôi khi còn khóc thét lên
Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh trào ngược dạ dày: Tình trạng nôn ói xảy ra ở trẻ sơ sinh do trào ngược dạ dày là một nguyên nhân rất hay gặp khiến trẻ ngủ hay giật mình khóc thét
- Thiếu canxi: Một trong những biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là hay giật mình, vặn mình, ngủ không sâu giấc và có thể khóc thét khi bị tỉnh giấc giữa chừng
- Ốm mệt: Trẻ bị mệt sẽ khó chịu trong người và dễ giật mình khóc thét để “báo hiệu” cho mẹ biết. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm giun sán cũng hay giật mình vì đau bụng hoặc ngứa hậu môn
- Bị côn trùng cắn: Da trẻ sơ sinh mỏng manh và rất nhạy cảm nên dễ bị ngứa ngáy, đau rát nếu bị côn trùng cắn hoặc bò vào người. Khi không thoải mái, bé sẽ giật mình thức giấc và khóc ré lên
- Bị tổn thương hệ thần kinh trung ương: Nếu trẻ mắc một số bệnh lý về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể khiến trẻ giật mình trong lúc ngủ do thần kinh trung ương của bé không bình thường
Trẻ ngủ hay giật mình khóc thét ảnh hưởng như thế nào?
Đảo lộn sinh hoạt của gia đình
- Nhịp sinh hoạt của gia đình thay đổi: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ làm mọi người tỉnh giấc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đảo lộn nhịp sinh hoạt của cả gia đình, khiến mọi người luôn trong trạng thái căng thẳng, ngủ không ngon giấc vì bé có thể giật mình và khóc thét lên bất cứ lúc nào
- Mẹ dễ bị stress, trầm cảm sau sinh: Cảnh thức trắng đêm để dỗ con ngủ chắc hẳn mẹ nào cũng phải dè chừng. Đặc biệt trong khoảng thời gian mới sinh nở, sức khỏe và tâm lý của mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, đêm nào cũng phải thức chăm con thì mẹ rất dễ rơi vào trạng thái stress, nặng có thể gây trầm cảm sau sinh
- Mẹ mất sữa do phải thức đêm dỗ con ngủ: Đồng hồ sinh học thay đổi kèm theo tâm lý căng thẳng rất dễ gây mất sữa ở mẹ, từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé
Tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé
- Chậm phát triển trí não: Theo một số nghiên cứu khoa học, trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét khi ngủ sẽ có khả năng nhận thức kém hơn so với nhóm trẻ còn lại. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, não bộ của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ bên ngoài
- Chậm lớn, kém phát triển: Trong khi ngủ, cơ thể bé sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình phát triển của con. Tuy nhiên, nếu trẻ hay giật mình thức giấc sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn, điều này có nghĩa hormone tăng trưởng cũng suy giảm, bé dễ bị còi cọc, chậm lớn
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ: Trẻ giật mình khóc ré liên tục có thể gây ra tình trạng ức chế hô hấp, ngừng thở đột ngột và tử vong
- Giảm sức đề kháng: Trẻ sơ sinh giật mình khóc thét có thể gây suy giảm miễn dịch vì giấc ngủ là thời điểm bé hồi phục sức khỏe và “sạc đầy” năng lượng, nếu không ngủ đủ giấc, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh
Mẹ nên biết: Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé
10 giải pháp chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét
1. Chuẩn bị cho bé không gian ngủ thích hợp
Trước hết, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ không quá sáng, đủ yên tĩnh, không ổn ào, nhiệt độ phòng nên duy trì từ 27 – 29 độ C. Mẹ cũng có thể bật nhạc nhẹ nhàng, nhạc ru ngủ để con cảm thấy thư thái.
2. Cho trẻ bú đủ no
Mẹ không nên cho con bú ít quá hoặc no quá. Trẻ bú ít sẽ nhanh đói và dễ bị giật mình tỉnh giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá no, bé sẽ bị đầy bụng và nôn trớ, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ sau khoảng 2 – 3 tiếng sẽ cho bé bú một lần, lúc này mẹ nên nhẹ nhàng ôm bé vỗ về và cho bé bú, tránh để bé bị đói và tỉnh giấc rồi khóc thét.
3. Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ
Khi trẻ sơ sinh tự nhiên khóc thét, mẹ có thể ôm bé vào lòng nhẹ nhàng và vỗ lưng, có thể hát ru để con có cảm giác yên tâm hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên massage để giúp bé thư giãn, thả lỏng cơ thể và dễ dàng chìm vào trong giấc ngủ.
4. Lựa chọn loại tã, bỉm thích hợp cho bé
Mẹ cũng cần phải cân nhắc khi chọn tã, bỉm cho bé, vì làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các chất tạo mùi trong nhiều loại bỉm. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh mặc cho bé quần áo hoặc tã bỉm quá chật chội, dễ khiến con bị bí bức, khó chịu.
5. Lưu ý thay tã, bỉm thường xuyên
Bé rất dễ giật mình và không thoải mái khi tã, bỉm đã “quá tải”. Vì vậy, mẹ nên chú ý kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên và thay kịp lúc, giữ cơ thể bé luôn trong trạng thái khô thoáng, sạch sẽ thơm tho.
6. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
Mẹ cần kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bé như lượng sữa con bú, số lần con bú sữa hoặc lượng thức ăn dặm đã đủ chưa đối với bé đã ăn dặm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và có chứa kháng thể, giúp bé tăng cường miễn dịch, phòng bệnh tật.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, chè,… vì chúng có thể vào trong sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
7. Cho bé tắm nắng thường xuyên
Thường xuyên cho trẻ sơ sinh tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp được nhiều Vitamin D, kích thích sự hấp thu canxi, không chỉ phòng ngừa còi xương mà còn đảm bảo cho bé giấc ngủ êm ái. Bên cạnh đó, tắm nắng còn giúp làm giảm đáng kể tình trạng vàng da sơ sinh ở trẻ.
8. Chú ý, quan sát mọi biểu hiện của con
Trẻ sơ sinh chưa thể nói nên mọi bất thường của trẻ sẽ được thể hiện qua những dấu hiệu bên ngoài. Nếu thấy trẻ khóc thét về đêm, mẹ cần chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh trẻ và cơ thể con để tìm ra nguyên nhân.
9. Vệ sinh phòng ngủ của bé thường xuyên
Mẹ nên dọn dẹp, vệ sinh chỗ ngủ của trẻ, thường xuyên giặt giũ chăn ga, phơi đệm để đảm bảo môi trường sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý mắc màn cho con để phòng muỗi đốt.
10. Đưa bé đi gặp bác sĩ trong trường hợp bé có dấu hiệu bệnh lý
Trong trường hợp trẻ sơ sinh khóc thét dữ dội, dai dẳng, liên tục nhiều ngày và có kèm theo biểu hiện bệnh lý như nôn ói, tiêu chảy,… mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, mỗi nguyên nhân đều có những cách khắc phục khác nhau. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ hiểu được những điều cơ bản nhất về tình trạng phổ biến này ở con trẻ và có những giải pháp hiệu quả để phòng tránh cũng như cách chữa cho con.
Fitobimbi
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi