Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trẻ mắc bệnh đều có các biểu hiện trên đây.
Mặt khác, ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, triệu chứng nhiễm trùng máu thường bao gồm:
- Không minh mẫn, nói chậm hoặc không rõ nghĩa
- Da, môi, lưỡi nhợt nhạt và lốm đốm
- Phát ban mờ
- Khó thở hoặc thở rất nhanh
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn hoặc con bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng huyết nào sau đây:
- Cực kỳ mệt mỏi hoặc không đi tiểu trong vòng 1 ngày (người trưởng thành và trẻ lớn) và 12 giờ (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
- Nôn ói liên tục và không thể ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì
- Sưng, đỏ và đau xung quanh vết cắt hoặc vết thương
- Thân nhiệt tăng cao hoặc hạ thấp hơn mức bình thường, cảm thấy nóng hoặc lạnh khi chạm vào, run rẩy, ớn lạnh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nhiễm trùng máu là gì?
Tại sao bị nhiễm trùng máu? Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt nhiễm trùng huyết, nhưng các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây bệnh hơn:
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương
- Nhiễm trùng qua ống thông tĩnh mạch, viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu
- Du khuẩn huyết (bacteremia)
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm:
- Trẻ nhỏ, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai
- Người có các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nền khác như đái tháo đường, bệnh phổi, ung thư và bệnh thận
- Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư
- Người đang nằm trong phòng hồi sức cấp cứu, hoặc nằm viện kéo dài.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị xâm lấn (ống thở, ống thông)
- Người gặp các chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như các vết bỏng hoặc vết thương lớn
- Người có tiền sử sử dụng kháng sinh hoặc corticosteroid
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm trùng máu là gì?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu bằng các phương pháp:
Xét nghiệm máu
Mẫu máu của bạn sẽ được sử dụng để xét nghiệm:
- Các bằng chứng nhiễm trùng
- Các vấn đề về đông kết máu
- Xem liệu chức năng gan hoặc thận có bất thường không
- Khả năng cung cấp oxy của máu có suy giảm không
- Mất cân bằng điện giải
Xét nghiệm hình ảnh
Bạn sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, MRI để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.
Xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân nhiễm trùng máu, ví dụ như xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch tiết vết thương hoặc dịch bài tiết đường hô hấp.
Bị nhiễm trùng máu có chữa được không?
Điều trị nhiễm khuẩn huyết kịp thời có thể cứu sống người bệnh. Những người bị nhiễm trùng huyết mức độ nặng cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện để ổn định nhịp thở và chức năng tim.
Thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gồm:
- Kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh nên được thực hiện ngay lập tức. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các kháng sinh này thường ở dạng tiêm tĩnh mạch (IV). Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại kháng sinh khác phổ hẹp hơn để chống lại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng.
- Truyền dịch. Những người bị nhiễm trùng huyết thường được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ.
- Thuốc vận mạch. Trong trường hợp nặng, nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức quá thấp ngay cả khi được truyền dịch, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc vận mạch giúp co mạch máu và nâng huyết áp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác, bao gồm corticosteroid liều thấp, insulin để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
Các biện pháp hỗ trợ
Những người bị nhiễm trùng huyết có thể cần dùng đến máy thở. Nếu thận đã bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nặng, bạn có thể cần phải chạy thận để lọc máu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng, chẳng hạn áp xe, mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết (hoại thư).
Biến chứng
Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?
Mức độ phục hồi bệnh phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng và bất kỳ bệnh nền nào bạn hiện có. Nhiều người sống sót sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 50% những người sống sót sau nhiễm trùng huyết sẽ mắc hội chứng sau nhiễm trùng huyết (PSS), gồm:
- Chán ăn
- Mất ngủ
- Đau cơ khớp
- Mệt mỏi
- Kém tập trung
- Giảm khả năng nhận thức
- Khiến người bệnh thay đổi cảm xúc, lo âu, căng thẳng
- Dễ bị bệnh hơn, có thể tái nhiễm trùng huyết
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng máu là gì?
Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ
- Chăm sóc vết thương đúng cách, thường xuyên rửa tay và tắm sạch sẽ
- Chăm sóc, quản lý tốt các bệnh mạn tính đang có.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trẻ mắc bệnh đều có các biểu hiện trên đây.
Mặt khác, ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, triệu chứng nhiễm trùng máu thường bao gồm:
- Không minh mẫn, nói chậm hoặc không rõ nghĩa
- Da, môi, lưỡi nhợt nhạt và lốm đốm
- Phát ban mờ
- Khó thở hoặc thở rất nhanh
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn hoặc con bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng huyết nào sau đây:
- Cực kỳ mệt mỏi hoặc không đi tiểu trong vòng 1 ngày (người trưởng thành và trẻ lớn) và 12 giờ (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
- Nôn ói liên tục và không thể ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì
- Sưng, đỏ và đau xung quanh vết cắt hoặc vết thương
- Thân nhiệt tăng cao hoặc hạ thấp hơn mức bình thường, cảm thấy nóng hoặc lạnh khi chạm vào, run rẩy, ớn lạnh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nhiễm trùng máu là gì?
Tại sao bị nhiễm trùng máu? Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt nhiễm trùng huyết, nhưng các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây bệnh hơn:
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương
- Nhiễm trùng qua ống thông tĩnh mạch, viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng thận, bàng quang hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu
- Du khuẩn huyết (bacteremia)
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm:
- Trẻ nhỏ, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai
- Người có các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nền khác như đái tháo đường, bệnh phổi, ung thư và bệnh thận
- Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư
- Người đang nằm trong phòng hồi sức cấp cứu, hoặc nằm viện kéo dài.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị xâm lấn (ống thở, ống thông)
- Người gặp các chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như các vết bỏng hoặc vết thương lớn
- Người có tiền sử sử dụng kháng sinh hoặc corticosteroid
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm trùng máu là gì?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu bằng các phương pháp:
Xét nghiệm máu
Mẫu máu của bạn sẽ được sử dụng để xét nghiệm:
- Các bằng chứng nhiễm trùng
- Các vấn đề về đông kết máu
- Xem liệu chức năng gan hoặc thận có bất thường không
- Khả năng cung cấp oxy của máu có suy giảm không
- Mất cân bằng điện giải
Xét nghiệm hình ảnh
Bạn sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, MRI để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.
Xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân nhiễm trùng máu, ví dụ như xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch tiết vết thương hoặc dịch bài tiết đường hô hấp.
Bị nhiễm trùng máu có chữa được không?
Điều trị nhiễm khuẩn huyết kịp thời có thể cứu sống người bệnh. Những người bị nhiễm trùng huyết mức độ nặng cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện để ổn định nhịp thở và chức năng tim.
Thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gồm:
- Kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh nên được thực hiện ngay lập tức. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các kháng sinh này thường ở dạng tiêm tĩnh mạch (IV). Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại kháng sinh khác phổ hẹp hơn để chống lại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng.
- Truyền dịch. Những người bị nhiễm trùng huyết thường được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ.
- Thuốc vận mạch. Trong trường hợp nặng, nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức quá thấp ngay cả khi được truyền dịch, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc vận mạch giúp co mạch máu và nâng huyết áp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác, bao gồm corticosteroid liều thấp, insulin để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
Các biện pháp hỗ trợ
Những người bị nhiễm trùng huyết có thể cần dùng đến máy thở. Nếu thận đã bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nặng, bạn có thể cần phải chạy thận để lọc máu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng, chẳng hạn áp xe, mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết (hoại thư).
Biến chứng
Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?
Mức độ phục hồi bệnh phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng và bất kỳ bệnh nền nào bạn hiện có. Nhiều người sống sót sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 50% những người sống sót sau nhiễm trùng huyết sẽ mắc hội chứng sau nhiễm trùng huyết (PSS), gồm:
- Chán ăn
- Mất ngủ
- Đau cơ khớp
- Mệt mỏi
- Kém tập trung
- Giảm khả năng nhận thức
- Khiến người bệnh thay đổi cảm xúc, lo âu, căng thẳng
- Dễ bị bệnh hơn, có thể tái nhiễm trùng huyết
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng máu là gì?
Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ
- Chăm sóc vết thương đúng cách, thường xuyên rửa tay và tắm sạch sẽ
- Chăm sóc, quản lý tốt các bệnh mạn tính đang có.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi