Cách chữa bỏng bô xe máy đơn giản mà không để lại sẹo | Medlatec

Bỏng bô xe máy rất thường gặp, đặc biệt là chị em phụ nữ hoặc trẻ em nô đùa không may va chạm vào ống bô nóng. Nếu xử lý vết bỏng không tốt, tổn thương không những lâu lành mà có thể bị nhiễm trùng, để lại sẹo mất thẩm mỹ. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ hướng dẫn cách sơ cứu vết thương và cách chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo.

06/07/2020 | Sơ cứu bỏng – Kỹ năng cơ bản ai cũng nên biết 24/04/2020 | Những nguyên tắc cơ bản tuyệt đối cần thực hiện đúng khi sơ cứu bỏng 21/04/2020 | Bật mí cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả 02/07/2019 | Cảnh báo bỏng sứa khi đi du lịch hè

1. Đặc điểm vết thương bỏng bô xe máy

Bỏng do nhiệt có 2 dạng là bóng nóng và bỏng lạnh, trong đó bỏng nóng thường gặp trong đời sống hơn. Ở nước ta, tỉ lệ bị bỏng bô xe máy rất cao, thường là chị em mặc váy, quần ngắn hoặc trẻ em nô đùa không may chạm vào bô xe máy nóng. Một số ít do diện tích nhà hoặc đường chật hẹp, dẫn tới chạm phải bô xe nóng.

Đặc điểm của vết thương bỏng bô xe máy là bỏng nhiệt nóng, diện tích vết bỏng nhỏ nhưng tổn thương thường nặng do bô rất nóng, dẫn truyền nhiệt cao. Nếu không xử lý đúng cách và nhanh chóng vết bỏng bô có thể nhiễm trùng, để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

1.1. Bỏng cấp độ 1

Vùng bỏng chỉ bị tổn thương ở lớp biểu bì bên ngoài. Mắt thường thấy vùng da bỏng ửng đỏ, khi chạm vào sẽ chuyển thành màu trắng, có rát nhưng không bị mủ nước hoặc rộp da. Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, dễ điều trị và ít để lại sẹo.

Vết bỏng bô xe gây rộp da

Vết bỏng bô xe gây rộp da

1.2. Bỏng cấp độ 2

Vùng bỏng tổn thương ở cả lớp biểu bì, phần lớn trung bì còn nguyên vẹn. Trên nền da viêm cấp tính ( vùng da đỏ ) có nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớn. Tổn thương bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm, trong khoảng 8 – 12 ngày nếu điều trị tốt sẽ khỏi, lên lớp da non, để lại nền da màu nhạt hơn nền da xung quanh.

Mức độ bỏng này cần được xử lý và bôi thuốc phục hồi da và các cơ quan bị tổn thương.

1.3. Bỏng cấp độ 3

Bỏng độ 3 gồm bỏng độ III nông và độ III sâu.

Độ 3 nông: bỏng lớp trung bì nông, tổn thương tới lớp nhú, còn ống, lớp lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã. Nốt phỏng vòm dày nền đỏ, dịch nốt phỏng màu trắng đục, có các cục huyết tương đông vón. Bệnh nhân tăng cảm, tự liền vết thương nhờ khả năng biểu mô hóa từ phần phụ còn lại của da.Khỏi sau 12 – 15 ngày.

Độ III sâu: bỏng trung bì sâu da bị hoại tử: tổn thương tới lớp lưới trung bì chỉ còn lại phần sâu của tuyến mồ hôi.Giảm cảm giác đau, bỏng trung gian với nhiều dạng tổn thương có thể chuyển thành bỏng sâu (độ 4). Hoại tử rụng từ ngày 12 – 14 sau bỏng. Mô hạt mọc lên xen kẽ với đảo biểu mô của tuyến mồ hôi. thời gian tự khỏi sau 30 – 40 ngày.

Bỏng nặng phải được đưa đi cơ sở y tế cấp cứu và xử lý kịp thời.

Xác định chính xác mức độ bỏng và xử lý đúng ngay sau bị bỏng sẽ giúp giảm tổn thương sâu, giảm diện tích da bị tổn thương, quá trình lành cũng diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt xử lý tốt sẽ giúp tổn thương mau lành không để lại sẹo.

2. Sơ cứu bỏng bô xe máy như thế nào?

Sơ cứu càng sớm càng tốt vết bỏng bô xe máy như sau:

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng

Ngay khi có cảm giác nóng rát bỏng do vùng da tiếp xúc với bô xe máy, cơ thể sẽ tự phản xa tránh xa khỏi tác nhân gây bỏng. Tuy nhiên trong trường hợp kẹt, cần càng sớm càng tốt loại bỏ tác nhân gây bỏng. Sau đó cởi quần áo vùng bị bỏng để tránh vải dính vào vết thương, giữ nhiệt vết bỏng nặng thêm.

Xả nước làm mát vùng bỏng da càng sớm càng tốt

Xả nước làm mát vùng bỏng da càng sớm càng tốt

Bước 2: Làm mát bằng nước

Hạ nhiệt vùng bị bỏng bô nhanh chóng bằng việc ngâm hoặc tưới rửa bằng nước sạch, mát từ 16 – 20oC. Nên ngâm rửa hạ nhiệt vết bỏng cho đến khi hết cảm giác nóng rát, thường từ 15 – 30 phút. Cần hạ nhiệt vùng bỏng trong vòng 30 phút sau khi xảy ra tai nạn mới đem lại hiệu quả.

Trong trường hợp bỏng nặng, tổn thương sâu các vùng da thì việc ngâm rửa có thể gặp khó khăn, dùng khăn sạch thấm nước đắp lên vùng bỏng và thay thường xuyên. Nếu có dị vật mắc trong vết bỏng cũng cần lấy ra.

Bước 3: Làm sạch và băng bó

Có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng hoặc cồn y tế thường dùng để loại bỏ dị vật, làm sạch vết bỏng. Sau đó dùng vải sạch khô, băng bó vết thương nhẹ nhàng, che phủ kín.

Hiện nay có loại băng gạc chứa Hydrocolloid chuyên dùng để sơ cứu các vết bỏng giúp vết thương nhanh lành, giảm đau, ít để lại sẹo. Các bạn có thể sử dụng loại này thay thế cho băng gạc thường dùng đắp lên vết bỏng bô xe máy.

Không xử lý tốt vết bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo

Không xử lý tốt vết bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo

3. Chăm sóc vết thương bỏng bô xe máy thế nào không để lại sẹo?

Cách chữa bỏng bô xe máy đúng sẽ giúp bạn tránh được những vết sẹo xấu xí. Cần điều trị theo từng mức độ bỏng như sau:

3.1. Bỏng nhẹ mức độ 1

Vùng da chỉ bị thương tổn nhẹ nên có thể tự khỏi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày mà không cần băng bó. Để tránh để lại sẹo, bạn có thể bôi gel nha đam trực tiếp lên vết bỏng vài lần mỗi ngày. Nha đam chứa chất giúp sát khuẩn, làm mát và dịu da, giúp vết bỏng nhanh lành.

3.2. Bỏng nặng cấp độ 2

Khi sơ cứu bắt buộc phải làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Povidine 10% để loại bỏ vi khuẩn, nấm có thể gây bội nhiễm. Lưu ý đợi vết thương khô rồi mới bôi kem mỡ, kem trị bỏng lên vết thương. Băng bó vết thương bằng bông gạc vô trùng, lưu ý không băng bó quá chặt vì sẽ gây sừng hóa da non, để lẹo sẹo sẫm màu hoặc nhăn nheo da.

Nhiều người rửa vết thương bằng nước oxy già, thuốc đỏ, cồn y tế rất dễ gây chết mô hạt, vết thương lành để lại sẹo xấu xí. Lưu ý phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc những người dị ứng I ốt không nên dùng Povidine để làm sạch hay chữa bỏng. Những vết bỏng không quá sâu thì sử dụng nguyên liệu thảo dược thiên nhiên để trị bỏng cũng rất hiệu quả.

Cho đến khi phần da bỏng bong ra, lộ một lớp da mới màu đỏ nằm dưới, chuyển dần sang màu hồng thì ngừng băng bó, để vết thương thoáng cho nhanh khỏi.

Cần làm sạch vùng da bỏng để tránh nhiễm trùng

Cần làm sạch vùng da bỏng để tránh nhiễm trùng

3.3. Bỏng rất nặng cấp độ 3

Nếu bị bỏng quá nặng hoặc trẻ em do làn da quá yếu, cần tới bệnh viện để được xử lý, băng bó vết thương đúng cách. Không tự ý xử lý vết thương tại nhà nếu không có kiến thức bởi có thể gây hoại tử da, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Cách chữa bỏng bô xe máy đúng nhưng có để lại sẹo hay không cũng phụ thuộc vào cơ địa da của mỗi người có lành tính hay không. Tuy nhiên xử lý đúng cách sẽ giúp giảm thâm sẹo sau bỏng cũng như phục hồi tổn thương tốt nhất. Bô xe máy có nhiệt độ rất cao nên cần cẩn thận khi di chuyển, tránh chạm da trực tiếp, không cho trẻ vui đùa chơi gần khu vực bô xe.

Cách chữa bỏng bô xe máy đơn giản mà không để lại sẹo | Medlatec

Bỏng bô xe máy rất thường gặp, đặc biệt là chị em phụ nữ hoặc trẻ em nô đùa không may va chạm vào ống bô nóng. Nếu xử lý vết bỏng không tốt, tổn thương không những lâu lành mà có thể bị nhiễm trùng, để lại sẹo mất thẩm mỹ. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ hướng dẫn cách sơ cứu vết thương và cách chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo.

06/07/2020 | Sơ cứu bỏng – Kỹ năng cơ bản ai cũng nên biết 24/04/2020 | Những nguyên tắc cơ bản tuyệt đối cần thực hiện đúng khi sơ cứu bỏng 21/04/2020 | Bật mí cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả 02/07/2019 | Cảnh báo bỏng sứa khi đi du lịch hè

1. Đặc điểm vết thương bỏng bô xe máy

Bỏng do nhiệt có 2 dạng là bóng nóng và bỏng lạnh, trong đó bỏng nóng thường gặp trong đời sống hơn. Ở nước ta, tỉ lệ bị bỏng bô xe máy rất cao, thường là chị em mặc váy, quần ngắn hoặc trẻ em nô đùa không may chạm vào bô xe máy nóng. Một số ít do diện tích nhà hoặc đường chật hẹp, dẫn tới chạm phải bô xe nóng.

Đặc điểm của vết thương bỏng bô xe máy là bỏng nhiệt nóng, diện tích vết bỏng nhỏ nhưng tổn thương thường nặng do bô rất nóng, dẫn truyền nhiệt cao. Nếu không xử lý đúng cách và nhanh chóng vết bỏng bô có thể nhiễm trùng, để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

1.1. Bỏng cấp độ 1

Vùng bỏng chỉ bị tổn thương ở lớp biểu bì bên ngoài. Mắt thường thấy vùng da bỏng ửng đỏ, khi chạm vào sẽ chuyển thành màu trắng, có rát nhưng không bị mủ nước hoặc rộp da. Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, dễ điều trị và ít để lại sẹo.

Vết bỏng bô xe gây rộp da

Vết bỏng bô xe gây rộp da

1.2. Bỏng cấp độ 2

Vùng bỏng tổn thương ở cả lớp biểu bì, phần lớn trung bì còn nguyên vẹn. Trên nền da viêm cấp tính ( vùng da đỏ ) có nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớn. Tổn thương bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm, trong khoảng 8 – 12 ngày nếu điều trị tốt sẽ khỏi, lên lớp da non, để lại nền da màu nhạt hơn nền da xung quanh.

Mức độ bỏng này cần được xử lý và bôi thuốc phục hồi da và các cơ quan bị tổn thương.

1.3. Bỏng cấp độ 3

Bỏng độ 3 gồm bỏng độ III nông và độ III sâu.

Độ 3 nông: bỏng lớp trung bì nông, tổn thương tới lớp nhú, còn ống, lớp lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã. Nốt phỏng vòm dày nền đỏ, dịch nốt phỏng màu trắng đục, có các cục huyết tương đông vón. Bệnh nhân tăng cảm, tự liền vết thương nhờ khả năng biểu mô hóa từ phần phụ còn lại của da.Khỏi sau 12 – 15 ngày.

Độ III sâu: bỏng trung bì sâu da bị hoại tử: tổn thương tới lớp lưới trung bì chỉ còn lại phần sâu của tuyến mồ hôi.Giảm cảm giác đau, bỏng trung gian với nhiều dạng tổn thương có thể chuyển thành bỏng sâu (độ 4). Hoại tử rụng từ ngày 12 – 14 sau bỏng. Mô hạt mọc lên xen kẽ với đảo biểu mô của tuyến mồ hôi. thời gian tự khỏi sau 30 – 40 ngày.

Bỏng nặng phải được đưa đi cơ sở y tế cấp cứu và xử lý kịp thời.

Xác định chính xác mức độ bỏng và xử lý đúng ngay sau bị bỏng sẽ giúp giảm tổn thương sâu, giảm diện tích da bị tổn thương, quá trình lành cũng diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt xử lý tốt sẽ giúp tổn thương mau lành không để lại sẹo.

2. Sơ cứu bỏng bô xe máy như thế nào?

Sơ cứu càng sớm càng tốt vết bỏng bô xe máy như sau:

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng

Ngay khi có cảm giác nóng rát bỏng do vùng da tiếp xúc với bô xe máy, cơ thể sẽ tự phản xa tránh xa khỏi tác nhân gây bỏng. Tuy nhiên trong trường hợp kẹt, cần càng sớm càng tốt loại bỏ tác nhân gây bỏng. Sau đó cởi quần áo vùng bị bỏng để tránh vải dính vào vết thương, giữ nhiệt vết bỏng nặng thêm.

Xả nước làm mát vùng bỏng da càng sớm càng tốt

Xả nước làm mát vùng bỏng da càng sớm càng tốt

Bước 2: Làm mát bằng nước

Hạ nhiệt vùng bị bỏng bô nhanh chóng bằng việc ngâm hoặc tưới rửa bằng nước sạch, mát từ 16 – 20oC. Nên ngâm rửa hạ nhiệt vết bỏng cho đến khi hết cảm giác nóng rát, thường từ 15 – 30 phút. Cần hạ nhiệt vùng bỏng trong vòng 30 phút sau khi xảy ra tai nạn mới đem lại hiệu quả.

Trong trường hợp bỏng nặng, tổn thương sâu các vùng da thì việc ngâm rửa có thể gặp khó khăn, dùng khăn sạch thấm nước đắp lên vùng bỏng và thay thường xuyên. Nếu có dị vật mắc trong vết bỏng cũng cần lấy ra.

Bước 3: Làm sạch và băng bó

Có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng hoặc cồn y tế thường dùng để loại bỏ dị vật, làm sạch vết bỏng. Sau đó dùng vải sạch khô, băng bó vết thương nhẹ nhàng, che phủ kín.

Hiện nay có loại băng gạc chứa Hydrocolloid chuyên dùng để sơ cứu các vết bỏng giúp vết thương nhanh lành, giảm đau, ít để lại sẹo. Các bạn có thể sử dụng loại này thay thế cho băng gạc thường dùng đắp lên vết bỏng bô xe máy.

Không xử lý tốt vết bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo

Không xử lý tốt vết bỏng bô xe máy dễ để lại sẹo

3. Chăm sóc vết thương bỏng bô xe máy thế nào không để lại sẹo?

Cách chữa bỏng bô xe máy đúng sẽ giúp bạn tránh được những vết sẹo xấu xí. Cần điều trị theo từng mức độ bỏng như sau:

3.1. Bỏng nhẹ mức độ 1

Vùng da chỉ bị thương tổn nhẹ nên có thể tự khỏi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày mà không cần băng bó. Để tránh để lại sẹo, bạn có thể bôi gel nha đam trực tiếp lên vết bỏng vài lần mỗi ngày. Nha đam chứa chất giúp sát khuẩn, làm mát và dịu da, giúp vết bỏng nhanh lành.

3.2. Bỏng nặng cấp độ 2

Khi sơ cứu bắt buộc phải làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Povidine 10% để loại bỏ vi khuẩn, nấm có thể gây bội nhiễm. Lưu ý đợi vết thương khô rồi mới bôi kem mỡ, kem trị bỏng lên vết thương. Băng bó vết thương bằng bông gạc vô trùng, lưu ý không băng bó quá chặt vì sẽ gây sừng hóa da non, để lẹo sẹo sẫm màu hoặc nhăn nheo da.

Nhiều người rửa vết thương bằng nước oxy già, thuốc đỏ, cồn y tế rất dễ gây chết mô hạt, vết thương lành để lại sẹo xấu xí. Lưu ý phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc những người dị ứng I ốt không nên dùng Povidine để làm sạch hay chữa bỏng. Những vết bỏng không quá sâu thì sử dụng nguyên liệu thảo dược thiên nhiên để trị bỏng cũng rất hiệu quả.

Cho đến khi phần da bỏng bong ra, lộ một lớp da mới màu đỏ nằm dưới, chuyển dần sang màu hồng thì ngừng băng bó, để vết thương thoáng cho nhanh khỏi.

Cần làm sạch vùng da bỏng để tránh nhiễm trùng

Cần làm sạch vùng da bỏng để tránh nhiễm trùng

3.3. Bỏng rất nặng cấp độ 3

Nếu bị bỏng quá nặng hoặc trẻ em do làn da quá yếu, cần tới bệnh viện để được xử lý, băng bó vết thương đúng cách. Không tự ý xử lý vết thương tại nhà nếu không có kiến thức bởi có thể gây hoại tử da, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Cách chữa bỏng bô xe máy đúng nhưng có để lại sẹo hay không cũng phụ thuộc vào cơ địa da của mỗi người có lành tính hay không. Tuy nhiên xử lý đúng cách sẽ giúp giảm thâm sẹo sau bỏng cũng như phục hồi tổn thương tốt nhất. Bô xe máy có nhiệt độ rất cao nên cần cẩn thận khi di chuyển, tránh chạm da trực tiếp, không cho trẻ vui đùa chơi gần khu vực bô xe.