Đắng miệng là cảm giác khó chịu khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt như ngủ nghỉ, ăn uống. Việc loay hoay tìm cách khắc phục đôi lúc khiến bạn mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhận được không cao. Nắm được khi bị đắng miệng nên ăn gì sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác này một cách nhanh chóng.
Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn một số loại thực phẩm có khả năng khắc phục tình trạng đắng miệng này.
Nguyên nhân gây đắng miệng
Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng đắng miệng có thể kể đến là:
- Miệng khô do tuyến nước bọt giảm sản xuất nước bọt hoặc thành phần nước bọt có sự thay đổi. Hội chứng này xảy ra do tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể theo thời gian, người bệnh hút thuốc lá hoặc đang uống một số loại thuốc có tác dụng phụ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị sâu răng, khó nuốt hoặc viêm nướu.
- Trào ngược dạ dày: Hiện tượng xảy ra khi cơ thắt thực quản bên dưới bị suy yếu, thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm miệng. Các axit cùng enzyme tiêu hóa thức ăn trào lên vòm miệng gây cảm giác đắng.
- Thuốc: Khi bạn uống thuốc, cơ thể sẽ hấp thụ, thuốc ngấm vào nước bọt khiến cho nước bọt có vị đắng. Thêm vào đó, một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng sẽ để lại vị đắng trong miệng sau khi uống. Đó có thể là thuốc điều trị bệnh tim, thuốc kháng sinh tetracycline, thuốc trị rối loạn tâm thần, một số loại vitamin, chất bổ sung crom, kẽm, đồng…
- Bệnh tật và nhiễm trùng do bị cảm lạnh, xoang hoặc một vài chứng bệnh khác: Cơ thể tiết ra một loại protein từ các tế bào khác nhau để thúc đẩy, điều hòa phản ứng viêm trong cơ thể. Loại protein này gây ảnh hưởng đến vị giác, tăng độ nhạy cảm với vị đắng trong khoang miệng.
- Điều trị bệnh ung thư với phương pháp hóa trị, xạ trị hay bức xạ: Cơ thể dễ bị mất nước, vị giác bị kích ứng khiến bạn cảm thấy trong khoang miệng có vị đắng và vị của kim loại.
- Vệ sinh răng miệng kém khiến cho vi khuẩn tích tụ, bám lại trên nướu, răng, lưỡi khiến khoang miệng bị hôi và đắng miệng.
- Phụ nữ mang thai vào các tháng đầu của thai kỳ: Tình trạng đắng miệng khi mang thai sẽ tự hết sau một khoảng thời gian ngắn.
Triệu chứng đắng miệng
Đắng miệng là hiện tượng khi vị giác bị thay đổi và bạn cảm thấy có vị đắng trong khoang miệng. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn ăn phải thức ăn quá chua, cay hoặc đắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc bất ngờ xảy ra thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải một số bệnh lý.
Bên cạnh đắng miệng, bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như:
- Cổ họng đắng.
- Chán ăn, miệng đắng.
- Hôi miệng, nhạt miệng.
- Buồn nôn.
- Khô miệng, mệt mỏi.
- Đắng miệng khi ngủ dậy.
Người bị đắng miệng nên ăn gì?
Khi khoang miệng có vị đắng khó chịu, con người có xu hướng sợ hãi với thức ăn. Việc không muốn ăn gì sẽ khiến cơ thể bạn dần bị kiệt sức do không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và năng lượng. Do đó, đắng miệng nên ăn gì đã trở thành một thắc mắc to lớn của những người rơi vào trường hợp này.
Dưới đây là danh sách các đáp án trả lời cho câu hỏi “Bị đắng miệng nên ăn gì?”:
- Cháo: Bệnh nhân bị đắng miệng do trào ngược axit dạ dày nên ăn cháo để dễ tiêu hóa, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, đánh bay cảm giác đắng miệng.
- Ô mai, xí muội là các món ăn trị đắng miệng. Vị ngọt ngọt, chua chua của ô mai, mằn mặn của xí muội sẽ lấn át vị đắng trong khoang miệng. Hơn thế nữa, vị chua của món ăn này sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, giảm tình trạng khô miệng.
- Trái cây, đặc biệt là các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C: Vị chua, ngọt tự nhiên đi cùng hương thơm đặc biệt sẽ lấn át vị đắng trong miệng, kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
- Các món ăn đậm vị đặc trưng như gỏi, cà ri, các món kho…rất thích hợp cho những người bị đắng miệng hay nhạt miệng. Những món ăn này giúp bạn lấy lại vị giác nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Bạn không nên ăn thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su hương cam, quýt cũng là một cách trị đắng miệng, tăng khả năng tiết nước bọt làm ẩm khoang miệng, lấn át vị đắng trong miệng.
Cách chữa đắng miệng đơn giản tại nhà
Khi bị đắng miệng, bạn hãy xác định xem mình thuộc trường hợp nào. Việc biết được nguyên nhân gây đắng miệng sẽ giúp bạn có cách điều trị đúng đắn, vị giác sớm được cải thiện. Bên cạnh thắc mắc bị đắng miệng nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo thêm một số bí quyết để đánh bay cảm giác đắng miệng nhanh chóng như:
- Uống nước ấm: Vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn hãy uống ngay một ly nước ấm. Phương pháp này có tác dụng làm sạch khoang miệng và trung hòa lượng axit đặc có trong dạ dày sau một đêm ngủ.
- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn: Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém thì sau thời gian dài sẽ bị đắng miệng. Bạn nên dùng nước súc miệng như một thói quen hàng ngày để diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nếu bạn không sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn thì có thể dùng nước muối thay thế.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị để tránh gây trào ngược dịch vị và dịch mật từ dạ dày.
- Dùng thuốc điều trị theo đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định, không được tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc nếu không được bác sĩ cho phép.
- Đánh răng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần đúng cách, chải sạch mặt lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn có hại.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Đắng miệng là cảm giác khó chịu khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt như ngủ nghỉ, ăn uống. Việc loay hoay tìm cách khắc phục đôi lúc khiến bạn mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhận được không cao. Nắm được khi bị đắng miệng nên ăn gì sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác này một cách nhanh chóng.
Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn một số loại thực phẩm có khả năng khắc phục tình trạng đắng miệng này.
Nguyên nhân gây đắng miệng
Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng đắng miệng có thể kể đến là:
- Miệng khô do tuyến nước bọt giảm sản xuất nước bọt hoặc thành phần nước bọt có sự thay đổi. Hội chứng này xảy ra do tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể theo thời gian, người bệnh hút thuốc lá hoặc đang uống một số loại thuốc có tác dụng phụ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị sâu răng, khó nuốt hoặc viêm nướu.
- Trào ngược dạ dày: Hiện tượng xảy ra khi cơ thắt thực quản bên dưới bị suy yếu, thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm miệng. Các axit cùng enzyme tiêu hóa thức ăn trào lên vòm miệng gây cảm giác đắng.
- Thuốc: Khi bạn uống thuốc, cơ thể sẽ hấp thụ, thuốc ngấm vào nước bọt khiến cho nước bọt có vị đắng. Thêm vào đó, một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng sẽ để lại vị đắng trong miệng sau khi uống. Đó có thể là thuốc điều trị bệnh tim, thuốc kháng sinh tetracycline, thuốc trị rối loạn tâm thần, một số loại vitamin, chất bổ sung crom, kẽm, đồng…
- Bệnh tật và nhiễm trùng do bị cảm lạnh, xoang hoặc một vài chứng bệnh khác: Cơ thể tiết ra một loại protein từ các tế bào khác nhau để thúc đẩy, điều hòa phản ứng viêm trong cơ thể. Loại protein này gây ảnh hưởng đến vị giác, tăng độ nhạy cảm với vị đắng trong khoang miệng.
- Điều trị bệnh ung thư với phương pháp hóa trị, xạ trị hay bức xạ: Cơ thể dễ bị mất nước, vị giác bị kích ứng khiến bạn cảm thấy trong khoang miệng có vị đắng và vị của kim loại.
- Vệ sinh răng miệng kém khiến cho vi khuẩn tích tụ, bám lại trên nướu, răng, lưỡi khiến khoang miệng bị hôi và đắng miệng.
- Phụ nữ mang thai vào các tháng đầu của thai kỳ: Tình trạng đắng miệng khi mang thai sẽ tự hết sau một khoảng thời gian ngắn.
Triệu chứng đắng miệng
Đắng miệng là hiện tượng khi vị giác bị thay đổi và bạn cảm thấy có vị đắng trong khoang miệng. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn ăn phải thức ăn quá chua, cay hoặc đắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc bất ngờ xảy ra thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải một số bệnh lý.
Bên cạnh đắng miệng, bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như:
- Cổ họng đắng.
- Chán ăn, miệng đắng.
- Hôi miệng, nhạt miệng.
- Buồn nôn.
- Khô miệng, mệt mỏi.
- Đắng miệng khi ngủ dậy.
Người bị đắng miệng nên ăn gì?
Khi khoang miệng có vị đắng khó chịu, con người có xu hướng sợ hãi với thức ăn. Việc không muốn ăn gì sẽ khiến cơ thể bạn dần bị kiệt sức do không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và năng lượng. Do đó, đắng miệng nên ăn gì đã trở thành một thắc mắc to lớn của những người rơi vào trường hợp này.
Dưới đây là danh sách các đáp án trả lời cho câu hỏi “Bị đắng miệng nên ăn gì?”:
- Cháo: Bệnh nhân bị đắng miệng do trào ngược axit dạ dày nên ăn cháo để dễ tiêu hóa, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, đánh bay cảm giác đắng miệng.
- Ô mai, xí muội là các món ăn trị đắng miệng. Vị ngọt ngọt, chua chua của ô mai, mằn mặn của xí muội sẽ lấn át vị đắng trong khoang miệng. Hơn thế nữa, vị chua của món ăn này sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, giảm tình trạng khô miệng.
- Trái cây, đặc biệt là các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C: Vị chua, ngọt tự nhiên đi cùng hương thơm đặc biệt sẽ lấn át vị đắng trong miệng, kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
- Các món ăn đậm vị đặc trưng như gỏi, cà ri, các món kho…rất thích hợp cho những người bị đắng miệng hay nhạt miệng. Những món ăn này giúp bạn lấy lại vị giác nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Bạn không nên ăn thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su hương cam, quýt cũng là một cách trị đắng miệng, tăng khả năng tiết nước bọt làm ẩm khoang miệng, lấn át vị đắng trong miệng.
Cách chữa đắng miệng đơn giản tại nhà
Khi bị đắng miệng, bạn hãy xác định xem mình thuộc trường hợp nào. Việc biết được nguyên nhân gây đắng miệng sẽ giúp bạn có cách điều trị đúng đắn, vị giác sớm được cải thiện. Bên cạnh thắc mắc bị đắng miệng nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo thêm một số bí quyết để đánh bay cảm giác đắng miệng nhanh chóng như:
- Uống nước ấm: Vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn hãy uống ngay một ly nước ấm. Phương pháp này có tác dụng làm sạch khoang miệng và trung hòa lượng axit đặc có trong dạ dày sau một đêm ngủ.
- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn: Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém thì sau thời gian dài sẽ bị đắng miệng. Bạn nên dùng nước súc miệng như một thói quen hàng ngày để diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nếu bạn không sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn thì có thể dùng nước muối thay thế.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị để tránh gây trào ngược dịch vị và dịch mật từ dạ dày.
- Dùng thuốc điều trị theo đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định, không được tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc nếu không được bác sĩ cho phép.
- Đánh răng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần đúng cách, chải sạch mặt lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn có hại.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi