2.1. Sơ cứu giãn dây chằng đầu gối
Sau khi xảy ra các tai nạn, hay chấn thương tại vùng đầu gối, ngay cả khi không phải tại gối, nếu bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghĩ đến tình trạng giãn dây chằng đầu gối thì việc đầu tiên cần làm là sơ cứu sớm. Việc sơ cứu kịp thời có thể hạn chế được những tổn thương lan rộng về sau này.
- Trước tiên, hãy cố gắng nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế tối đa các cử động vùng khớp gối.
- Chườm đá trong giai đoạn sớm (thường là trong 2 ngày đầu tiên), chườm đá hoặc lạnh trong mỗi 2 – 3 giờ đầu sau khi bị chấn thương.
- Sử dụng các loại nẹp hoặc băng thun để cố định vùng tổn thương.
- Nâng cao chân hơn so với tim.
- Nếu có sẵn, hãy sử dụng các thuốc hỗ trợ giảm đau không kê đơn.
- Nếu tình trạng không cải thiện hoặc các chấn thương trở nên trầm trọng, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
2.2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được giới thiệu nhằm làm cải thiện tình trạng giãn dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng, đây là những biện pháp nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh, không có tác dụng điều trị các nguyên nhân tận gốc.
Các phương pháp điều trị tại nhà thường được nhiều bệnh nhân áp dụng, vì những ưu điểm sau:
- Các phương pháp này thường đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.
- Chi phí bỏ ra thấp, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, hỗ trợ làm lành tổn thương.
Sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau Tây y thương có tác dụng nhanh, hiệu quả cao nên được nhiều bệnh nhân sử dụng đầu tiên khi chữa giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Naprosyn, Aspirin… Các thuốc này thuộc nhóm kháng viêm không Steroids (NSAIDs) có công dụng giảm đau và chống viêm vùng khớp gối hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều, vì các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như kích ứng gây loét đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày…
Sử dụng nẹp cố định
Sử dụng nẹp gối cố định được xem như một cách sơ cứu cũng như hỗ trợ điều trị trong thời gian dài tình trạng giãn dây chằng đầu gối. Các chuyên gia về xương khớp khuyên bệnh nhân nên sử dụng nẹp cố định nhằm giúp vùng tổn thương hạn chế được các tác động bởi yếu tố ngoại lực, do lúc này không còn được liên kết vững chắc bởi các dây chằng. Phương pháp nẹp giúp bệnh nhân cố định vùng dây chằng bị giãn căng quá mức do chấn thương. Từ đó, hạn chế các tác động ngoại lực trong quá trình vận động.
Xoa bóp
Để giảm các triệu chứng đau nhức do giãn dây chằng gây ra, bệnh nhân có thể tham khảo phương pháp xoa bóp. Các phương pháp xoa bóp thường là dùng lực bàn hoặc ngón tay tác động lên vùng khớp gối đang bị đau, từ đó giúp điều hòa khi huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế sự tắc nghẽn và cải thiện tình trạng giãn dây chằng. Tự bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp này, tuy nhiên phần lớn để bảo đảm tính an toàn, bệnh nhân nên có một người có chuyên môn về xoa bóp hỗ trợ thực hiện.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng, người hỗ trợ sẽ lựa chọn các phương pháp xoa bóp khác nhau. Cần lưu ý đến thời gian thực hiện xoa bóp, vì nếu áp dụng với tần suất lớn có thể gây phản tác dụng và có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên xoa bóp 2 lần mỗi ngày và mỗi lần khoảng 30 phút.
Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm lạnh là một phương pháp sơ cứu trong giai đoạn sớm, vì có tác dụng làm tê tạm thời và ức chế khả năng truyền tín hiệu các dây thần kinh cảm giác. Chườm lành thường được sử dụng trong 2 ngày đầu tiên sau chấn thương.
Ngược lại, chườm nóng thường được sử dụng sau 48 giờ sau chấn thương, phương pháp này có tác dụng thư giãn gân cơ, dây chằng và làm tăng cường quá trình lưu thông máu từ đó thúc đẩy chữa lành vết thương
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Điều trị giãn dây chằng từ các bài thuốc dân gian là giải pháp chữa bệnh tại nhà được sử dụng khá phổ biến vì dễ áp dụng, rẻ tiền, dễ thực hiện và đặc biệt là ít phát sinh rủi ro khi thực hiện.
Bệnh nhân có thể sử dụng lá ngải cứu rửa sạch, giã nát và chườm lên đầu gối cùng với khăn ấm trong khoảng 20 phút/ngày, 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, cây xương rồng cũng là một mẹo dân gian thường được áp dụng. Phương pháp cũng tương tự là ngải cứu là rửa sạch, giã nát và chườm lên đầu gối cùng với khăn ấm trong khoảng 15 phút/ ngày, 2 – 3 lần/ngày.
Chế độ ăn uống
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và đủ chất sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục tình trạng giãn dây chằng. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng đau và hạn chế tình trạng viêm.
Bệnh nhân nên bổ sung các loại Vitamin C, Vitamin E, Vitamin D, axit béo omega-3, canxi, protein… thường có trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá trích, thịt bò, ức gà, sữa, trứng, trái cây tươi như cam, bơ, dâu tây, kiwi, việt quất, mâm xôi, đu đủ, táo, lê… các loại rau xanh, các loại hạt…Các loại thực phẩm này giúp tăng cường độ chắc khỏe và dẻo dai của cơ xương khớp, nâng cao đề kháng và đặc biệt là hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức gặp trong giãn dây chằng khớp gối.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều giàu mỡ… Các loại thực phẩm này có khả năng tạo phản ứng viêm, gây sưng đau và cản trở quá trình phục hồi
Bài tập phục hồi chức năng
Các bài tập phục hồi chức năng tại nhà thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn dây chằng đầu gối mức độ nhẹ. Lợi ích từ việc luyện tập là giúp cải thiện cấu trúc khớp gối, phục hồi chức năng vận động, , tăng tính linh hoạt và cải thiện triệu chứng đau nhức.
Các bài tập thường được áp dụng như tập nhón chân, tập duỗi gối thụ động, tập co gối nhẹ nhàng, các bài tập vận động khác…Bệnh nhân lưu ý chỉ nên tập với các bài tập vừa sức, không nên ép bản thân khi cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc muốn đẩy nhanh tiến bộ bài tập. Tốt nhất, nên liên hệ với các chuyên gia phục hồi chức năng để họ hỗ trợ từ xa hoặc trực tiếp hỗ trợ luyện tập ngay tại nhà.
Giãn dây chằng đầu gối là một tổn thương cơ xương khớp thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây ảnh hưởng tiêu cực để đời sống cũng như sinh hoạt lao động của các bệnh nhân. Hiện nay, để tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho người bệnh, các bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng này tại nhà.