Khi bị vết thương hở nên kiêng gì và ăn gì? – Bách hóa XANH

Ăn thịt bò, thịt gà, đồ nếp, trứng gà,… khi bị vết thương hở rất dễ khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo mất thẩm mĩ. Thay vào đó, bổ sung những thực phẩm giàu đạm, vitamin K, vitamin C,… sẽ giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.

1Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?

Thịt bò

Theo các chuyên gia, mặc dù trong thịt bò có chứa đạm và rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm mà những người đang bị vết thương hở phải kiêng tuyệt đối. Thịt bò khiến vết thương sậm màu và để lại sẹo thâm khi lành. Mặt khác, những người đang bị mụn cũng nên tránh loại thịt này bởi chúng dễ khiến các vết sẹo mụn thâm lâu hơn.

Tham khảo thêm: Sau khi mổ, có nên ăn thịt bò?

Thịt bòThịt bò

Thịt gà

Tương tự như nếp, thịt gà cũng thuộc nhóm thực phẩm có tính nóng. Ăn thịt gà khiến vết thương nhức, lâu liền da và dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi trên da.

Tham khảo thêm: Bị vết thương kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi

Thịt gà

Trứng gà

Trái ngược với thịt bò, ăn trứng gà làm cho vùng da bị thương sau khi liền lại sẽ trắng hơn, không đều màu với những vùng da khác. Để tránh để lại vết loang lổ trên da, nên tránh ăn trứng gà cho đến khi vết thương hở lành hoàn toàn.

Trứng gà

Thịt xông khói

Ăn thịt xông khói sẽ làm hao hụt lượng chất khoáng và vitamin E cần thiết để tái tạo các mô mềm bị tổn thương. Người đang bị vết thương hở nên tránh xa chúng nếu không muốn vết thương lâu lành hơn.

Thịt xông khói

Thịt chó

Thịt chó là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều protein và năng lượng. Tuy nhiên, loại thịt này có tính nóng và không tốt cho người đang bị vết thương hở. Ăn thịt chó khiến vùng da quanh vết thương cứng, sần sùi và dễ gây sẹo lồi.

Hải sản

Hải sản có thể gây ngứa nếu vết thương chưa lành hẳn hoặc da còn non. Dù có hấp dẫn đến đâu thì hải sản cũng có thể gây sẹo lồi và cần phải tránh để không gây sẹo lồi trên da.

Tham khảo thêm: Giải mã thực hư chuyện ăn hải sản và nước tương gây sẹo lồi và thâm

Hải sản

Đồ nếp

Đồ nếp có tính nóng. Do đó, chúng dễ gây ra hiện tượng sưng, nhức và mưng mủ ở vết thương. Nên tránh sử dụng các món ăn làm từ nếp như xôi, chè trôi nước,… để bảo vệ vết thương, giúp chúng mau lành và tránh để lại sẹo.

Tham khảo thêm: Tại sao không nên ăn đồ nếp khi có vết thương?

Đồ nếp

Bánh kẹo

Đường trong bánh kẹo ảnh hưởng đến collagen trên bề mặt của lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn tái tạo vết thương hở, việc hấp thụ đường từ bánh kẹo sẽ làm chậm quá trình tái tạo da và làm da lâu lành vết thương hơn.

Bánh kẹo

2Người bị vết thương hở nên ăn thực phẩm gì?

Thực phẩm chứa vitamin K

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương, vitamin K là khoáng chất đóng vai trò chủ chốt. Cùng với canxi, vitamin K giúp kích thích sản xuất thrombin, chất gây đông máu. Do đó, bổ sung chất này giúp hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh hơn. Cà chua, súp lơ, dưa chuột, bắp cải, măng tây,… là những loại rau chứa rất nhiều vitamin K.

Thực phẩm chứa vitamin C

Cùng với những chất khác, vitamin C cũng là một yếu tố tham gia vào quá trình sản sinh collagen, tái tạo liên kết mô trong cơ thể. Vitamin này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự gia tăng và phát sinh của những tế bào và mao dẫn mới. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C, các vết sẹo đã lành sẽ dễ bị rách hoặc vỡ ra. Một số thực phẩm giàu vitamin C là cam, cà chua, kiwi, ớt chuông đỏ,…

Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng vốn có của chúng, bao gồm những loại enzyme liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất collagen và tái tạo vết thương. Vi chất này cũng tham gia hỗ trợ cho quá trình phân chia tế bào của cơ thể. Kẽm có nhiều trong tôm, ngũ cốc, súp lơ, đậu hà lan,…

Thực phẩm chứa sắt

Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt là dưỡng chất cần thiết cho việc chuyển hóa proline và lysine. Ở những người bị thiếu sắt, vết thương sẽ lâu lành hơn do sự lưu thông ngoại biên và sự oxy hóa. Có thể bổ sung sắt bằng những loại thực phẩm như rau bina, súp lơ, đậu lăng,…

Đạm

Đạm là nguyên liệu chính được sử dụng trong quá trình tái tạo các tế bào mới, liền da đối với vết thương hở. Do đó, nên bổ sung đạm để vết thương chóng lành hơn. Có thể bổ sung đạm bằng việc ăn phô mai, sữa, đậu đỗ, lạc,…Tuy nhiên các thực phẩm chứa quá nhiều đạm không nên ăn vì có thể để lại sẹo thâm như thịt bò, thịt gà, trứng gà…

Trên đây là những thực phẩm mà người đang bị vết thương hở nên ăn hoặc tránh xa. Hi vọng danh sách này sẽ giúp những người có vết thương hở bảo vệ vết thương của mình tốt hơn, tránh để lại những vết sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

Nguồn: Vinmec

Chọn mua trái cây các loại bán tại Bách hóa XANH để thưởng thức nhé:

Bách hóa XANH

Khi bị vết thương hở nên kiêng gì và ăn gì? – Bách hóa XANH

Ăn thịt bò, thịt gà, đồ nếp, trứng gà,… khi bị vết thương hở rất dễ khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo mất thẩm mĩ. Thay vào đó, bổ sung những thực phẩm giàu đạm, vitamin K, vitamin C,… sẽ giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.

1Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?

Thịt bò

Theo các chuyên gia, mặc dù trong thịt bò có chứa đạm và rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm mà những người đang bị vết thương hở phải kiêng tuyệt đối. Thịt bò khiến vết thương sậm màu và để lại sẹo thâm khi lành. Mặt khác, những người đang bị mụn cũng nên tránh loại thịt này bởi chúng dễ khiến các vết sẹo mụn thâm lâu hơn.

Tham khảo thêm: Sau khi mổ, có nên ăn thịt bò?

Thịt bòThịt bò

Thịt gà

Tương tự như nếp, thịt gà cũng thuộc nhóm thực phẩm có tính nóng. Ăn thịt gà khiến vết thương nhức, lâu liền da và dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi trên da.

Tham khảo thêm: Bị vết thương kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi

Thịt gà

Trứng gà

Trái ngược với thịt bò, ăn trứng gà làm cho vùng da bị thương sau khi liền lại sẽ trắng hơn, không đều màu với những vùng da khác. Để tránh để lại vết loang lổ trên da, nên tránh ăn trứng gà cho đến khi vết thương hở lành hoàn toàn.

Trứng gà

Thịt xông khói

Ăn thịt xông khói sẽ làm hao hụt lượng chất khoáng và vitamin E cần thiết để tái tạo các mô mềm bị tổn thương. Người đang bị vết thương hở nên tránh xa chúng nếu không muốn vết thương lâu lành hơn.

Thịt xông khói

Thịt chó

Thịt chó là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều protein và năng lượng. Tuy nhiên, loại thịt này có tính nóng và không tốt cho người đang bị vết thương hở. Ăn thịt chó khiến vùng da quanh vết thương cứng, sần sùi và dễ gây sẹo lồi.

Hải sản

Hải sản có thể gây ngứa nếu vết thương chưa lành hẳn hoặc da còn non. Dù có hấp dẫn đến đâu thì hải sản cũng có thể gây sẹo lồi và cần phải tránh để không gây sẹo lồi trên da.

Tham khảo thêm: Giải mã thực hư chuyện ăn hải sản và nước tương gây sẹo lồi và thâm

Hải sản

Đồ nếp

Đồ nếp có tính nóng. Do đó, chúng dễ gây ra hiện tượng sưng, nhức và mưng mủ ở vết thương. Nên tránh sử dụng các món ăn làm từ nếp như xôi, chè trôi nước,… để bảo vệ vết thương, giúp chúng mau lành và tránh để lại sẹo.

Tham khảo thêm: Tại sao không nên ăn đồ nếp khi có vết thương?

Đồ nếp

Bánh kẹo

Đường trong bánh kẹo ảnh hưởng đến collagen trên bề mặt của lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn tái tạo vết thương hở, việc hấp thụ đường từ bánh kẹo sẽ làm chậm quá trình tái tạo da và làm da lâu lành vết thương hơn.

Bánh kẹo

2Người bị vết thương hở nên ăn thực phẩm gì?

Thực phẩm chứa vitamin K

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương, vitamin K là khoáng chất đóng vai trò chủ chốt. Cùng với canxi, vitamin K giúp kích thích sản xuất thrombin, chất gây đông máu. Do đó, bổ sung chất này giúp hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh hơn. Cà chua, súp lơ, dưa chuột, bắp cải, măng tây,… là những loại rau chứa rất nhiều vitamin K.

Thực phẩm chứa vitamin C

Cùng với những chất khác, vitamin C cũng là một yếu tố tham gia vào quá trình sản sinh collagen, tái tạo liên kết mô trong cơ thể. Vitamin này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự gia tăng và phát sinh của những tế bào và mao dẫn mới. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C, các vết sẹo đã lành sẽ dễ bị rách hoặc vỡ ra. Một số thực phẩm giàu vitamin C là cam, cà chua, kiwi, ớt chuông đỏ,…

Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng vốn có của chúng, bao gồm những loại enzyme liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất collagen và tái tạo vết thương. Vi chất này cũng tham gia hỗ trợ cho quá trình phân chia tế bào của cơ thể. Kẽm có nhiều trong tôm, ngũ cốc, súp lơ, đậu hà lan,…

Thực phẩm chứa sắt

Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt là dưỡng chất cần thiết cho việc chuyển hóa proline và lysine. Ở những người bị thiếu sắt, vết thương sẽ lâu lành hơn do sự lưu thông ngoại biên và sự oxy hóa. Có thể bổ sung sắt bằng những loại thực phẩm như rau bina, súp lơ, đậu lăng,…

Đạm

Đạm là nguyên liệu chính được sử dụng trong quá trình tái tạo các tế bào mới, liền da đối với vết thương hở. Do đó, nên bổ sung đạm để vết thương chóng lành hơn. Có thể bổ sung đạm bằng việc ăn phô mai, sữa, đậu đỗ, lạc,…Tuy nhiên các thực phẩm chứa quá nhiều đạm không nên ăn vì có thể để lại sẹo thâm như thịt bò, thịt gà, trứng gà…

Trên đây là những thực phẩm mà người đang bị vết thương hở nên ăn hoặc tránh xa. Hi vọng danh sách này sẽ giúp những người có vết thương hở bảo vệ vết thương của mình tốt hơn, tránh để lại những vết sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

Nguồn: Vinmec

Chọn mua trái cây các loại bán tại Bách hóa XANH để thưởng thức nhé:

Bách hóa XANH