Co giật mí mắt là hiện tượng mí mắt của bạn nhấp nháy bất thường, không tự chủ. Người Việt thường quan niệm cái nháy mắt bất thường này là điềm báo điều gì đó sắp xảy ra.
Tuy nhiên, đây là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra nhiều lần trong ngày. Nếu co giật mắt trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Co giật mí mắt (nháy mắt) là gì?
Co giật mí mắt hay gọi là nháy mắt là hiện tượng cơ mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không tự chủ. Co giật thường xảy ra ở mí mắt trên, nhưng nó có thể xảy ra ở cả mí mắt trên và dưới.
Co giật mí mắt không gây đau đớn, không nguy hiểm nhưng cũng không thể đoán trước bao giờ nó sẽ hết. Co giật mí mắt có thể xảy ra liên tục trong vài ngày và tự hết mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp hiếm, nháy mắt liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn vận động mãn tính. Nếu co giật mí mắt đi kèm sự mất kiểm soát các cơ mặt khác (môi, má, v.v.), bạn sẽ cần tìm đến tư vấn từ bác sĩ.
Phân loại co giật mí mắt
Có ba loại co giật mắt phổ biến.
Chứng co giật mí mắt nhỏ
Là loại phổ biến nhất, xảy ra khi đang mệt mỏi hoặc uống nhiều caffeine. Nguyên nhân đến từ bề mặt của mắt (giác mạc) hoặc các màng lót mí mắt (kết mạc) của bạn bị kích thích.
Rối loạn co thắt mí mắt lành tính
Xảy ra vài giây một lần trong một hoặc hai phút, xuất hiện phổ biến ở độ tuổi trung niên đến lão niên. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi nam giới.
Rối loạn này thường gây hiện tượng chớp mắt liên tục hoặc kích ứng mắt. Trong nhiều trường hợp, cơn co thắt trở nên nghiêm trọng khiến cả hai mí mắt đóng lại hoàn toàn, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhìn mờ và co thắt cơ mặt.
Co thắt cơ mặt
Liên quan đến các cơ xung quanh miệng và mí mắt. Không giống như hai loại còn lại, co thắt cơ mặt thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt. Nguyên nhân thường do động mạch đè lên dây thần kinh mặt.
Các triệu chứng khi mí mắt bị co giật
Co giật mí mắt khác nhau khá nhiều về mức độ và tần suất ở mỗi người. Thông thường, chỉ có mí mắt trên bị giật. Hiện tượng có thể xảy ra ở cả hai bên hoặc chỉ một bên mắt. Mí mắt của bạn cũng có thể chỉ khép lại một phần hoặc khép lại toàn bộ.
Ngoài ra, bạn có thể bị:
-
Kích ứng mắt (thường là triệu chứng đầu tiên);
-
Chớp mắt nhiều hơn;
-
Nhạy cảm với ánh sáng;
-
Khô mắt;
-
Các vấn đề về thị lực, nếu thường xuyên co giật;
-
Co thắt cơ mặt.
Các triệu chứng giật mắt thường biến mất khi bạn đang ngủ hoặc đang tập trung vào một công việc khó khăn. Ví dụ một số hoạt động như nói chuyện, ca hát hoặc chạm vào bộ phận khác của cơ thể có thể khiến chứng co giật mắt biến mất trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây co giật mí mắt
Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có nguyên nhân xác định. Hiện tượng này cũng hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng.
Tuy nhiên, co giật mí mắt có thể bắt nguồn từ:
-
Kích ứng mắt;
-
Căng mí mắt;
-
Sự mệt mỏi;
-
Thiếu ngủ;
-
Gắng sức;
-
Tác dụng phụ của thuốc;
-
Căng thẳng;
-
Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc caffeine.
Hiếm gặp hơn nhưng một số rối loạn về não và hệ thần kinh cũng có thể gây co giật mí mắt, gồm:
-
Bệnh Parkinson;
-
Hại não;
-
Bệnh đa xơ cứng;
-
Liệt dây thần kinh mặt;
-
Hội chứng Tourette;
-
Dystonia
Cách trị, làm giảm co giật mí mắt
Hầu hết các cơn co thắt mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu chúng không biến mất, bạn có thể điều chỉnh sinh hoạt:
-
Uống ít caffeine hơn.
-
Ngủ đủ giấc.
-
Giữ bề mặt mắt của bạn được bôi trơn bằng nước mắt nhân tạo không kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt.
-
Chườm ấm lên mắt khi cơn co thắt bắt đầu.
Ngoài ra, Botox đôi khi được sử dụng để điều trị chứng co thắt cơ thể lành tính. Botox có thể làm dịu cơn co thắt nghiêm trọng trong vài tháng. Tuy nhiên, khi tác dụng của thuốc tiêm mất đi, bạn có thể cần tiêm thêm.
Phẫu thuật cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh ở mí mắt cũng có thể điều trị các trường hợp nghiêm trọng hơn của chứng co thắt cơ mi lành tính.
Co giật mắt khi nào cần tư vấn với bác sĩ?
Co giật mí mắt hiếm khi nghiêm trọng để cần điều trị y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ nếu bạn đang bị co thắt mí mắt mãn tính cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
-
Mắt của bạn đỏ, sưng hoặc chảy dịch bất thường.
-
Mí trên của bạn bị sụp mí.
-
Mí mắt của bạn hoàn toàn khép lại mỗi khi mí mắt của bạn co giật.
-
Sự co giật tiếp tục trong vài tuần.
-
Sự co giật ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên khuôn mặt.
Cách phòng ngừa co giật mí mắt
Nếu tình trạng co thắt mí mắt xảy ra thường xuyên hơn, hãy ghi lại thời điểm chúng xảy ra, lượng caffein, thuốc lá và rượu cũng như mức độ căng thẳng và độ dài giấc ngủ trước và trong khoảng thời gian mí mắt bị co giật.
Nếu bạn nhận thấy mình bị co thắt nhiều hơn khi ngủ không đủ giấc, hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn từ 30 phút đến một tiếng để giảm căng thẳng trên mí mắt và giảm co thắt.
Tổng kết
Co giật mí mắt có nhiều nguyên nhân, thường do căng thẳng, lo âu. Nháy mắt liên tục không phải dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khoẻ, thường sẽ tự hết sau vài ngày, tuần.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu tình trạng co giật mắt của bạn kéo dài hơn một tuần hoặc khi có các triệu chứng mới, chẳng hạn như co thắt cơ mặt khác hoặc chảy dịch từ mắt, v.v.
Kết nối trực tuyến với bác sĩ trên ứng dụng Doctor Anywhere để được tư vấn sức khoẻ ban đầu khi bạn mới phát hiện ra các triệu chứng. Sử dụng mã XINCHAO tại bước Thanh toán để trải nghiệm tư vấn miễn phí tại 4 chuyên khoa: Nội, Nhi, Dinh dưỡng và Tai Mũi Họng.
Tham khảo từ WebMD, Healthline
Xem thêm:
- Stress biểu hiện trên cơ thể bạn như thế nào?
- Ù, điếc một bên tai vào buổi sáng có phải do căng thẳng?
- Khó ngủ vì những suy nghĩ liên tục? Hãy thử 5 cách này nhé!