Sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy | Vinmec

  • Không cho trẻ bệnh ăn, uống đúng cách: Cơ thể trẻ bị tiêu chảy thường trong tình trạng mệt lả, chán ăn. Do đó, nếu món ăn bố mẹ nấu cứng, khó ăn, khó hấp thu, mùi vị không hấp dẫn thì trẻ sẽ rất khó ăn, nếu trẻ nhỏ hơn còn có thể quấy khóc không ăn khiến bố mẹ vô cùng bực bội. Trong tình huống này, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn để chăm cho bé ăn, đồng thời tham khảo thêm cách nấu cháo đủ dinh dưỡng mà lại thơm ngon cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Kiêng cữ quá mức, chỉ cho ăn cháo muối vì sợ trẻ không tiêu được. Quan niệm này sai hoàn toàn và cần phải thay đổi. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây tiêu chảy thì những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.
  • Nghĩ rằng trẻ bị tiêu chảy là do thức ăn người mẹ ăn hằng ngày: Do quan niệm sai lầm này mà nhiều gia đình đã ngưng cho bé bú, hoặc thay đổi, cắt giảm nhiều món ăn trong khẩu phần ăn của người mẹ, làm suy dinh dưỡng người mẹ và thiếu sữa cho con. Điều này là không đúng. Việc trẻ em bị tiêu chảy có liên quan đến vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên, trẻ hay mút tay… chứ không liên quan gì đến thức ăn người mẹ ăn hàng ngày. Dù người mẹ ăn bất cứ thức ăn gì. Thức ăn vào sẽ được cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa chuyển thành những phần tử rất nhỏ để hấp thu qua đường ruột vào máu đến gan chuyển hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể. Còn việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các chất dinh dưỡng trong máu chuyển hóa thành sữa. Không có việc mẹ ăn quá chua hoặc ăn chất tanh, chất quá bổ… cho con bú làm trẻ bị tiêu chảy.
  • Tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hoặc uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng là một sai lầm bố mẹ thường mắc phải. Như đã phân tích ở trên, điều này là hoàn toàn không tốt cho trẻ.

Trên đây là những phương pháp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy khoa học và đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài kèm các triệu chứng nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị phù hợp.

Thạc sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Oanh đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em. Trong quá trình công tác, bác sĩ Oanh thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị thông qua các hội nghị chuyên ngành, các lớp đào tạo liên tục.

Sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy | Vinmec

  • Không cho trẻ bệnh ăn, uống đúng cách: Cơ thể trẻ bị tiêu chảy thường trong tình trạng mệt lả, chán ăn. Do đó, nếu món ăn bố mẹ nấu cứng, khó ăn, khó hấp thu, mùi vị không hấp dẫn thì trẻ sẽ rất khó ăn, nếu trẻ nhỏ hơn còn có thể quấy khóc không ăn khiến bố mẹ vô cùng bực bội. Trong tình huống này, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn để chăm cho bé ăn, đồng thời tham khảo thêm cách nấu cháo đủ dinh dưỡng mà lại thơm ngon cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Kiêng cữ quá mức, chỉ cho ăn cháo muối vì sợ trẻ không tiêu được. Quan niệm này sai hoàn toàn và cần phải thay đổi. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây tiêu chảy thì những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.
  • Nghĩ rằng trẻ bị tiêu chảy là do thức ăn người mẹ ăn hằng ngày: Do quan niệm sai lầm này mà nhiều gia đình đã ngưng cho bé bú, hoặc thay đổi, cắt giảm nhiều món ăn trong khẩu phần ăn của người mẹ, làm suy dinh dưỡng người mẹ và thiếu sữa cho con. Điều này là không đúng. Việc trẻ em bị tiêu chảy có liên quan đến vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên, trẻ hay mút tay… chứ không liên quan gì đến thức ăn người mẹ ăn hàng ngày. Dù người mẹ ăn bất cứ thức ăn gì. Thức ăn vào sẽ được cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa chuyển thành những phần tử rất nhỏ để hấp thu qua đường ruột vào máu đến gan chuyển hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể. Còn việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các chất dinh dưỡng trong máu chuyển hóa thành sữa. Không có việc mẹ ăn quá chua hoặc ăn chất tanh, chất quá bổ… cho con bú làm trẻ bị tiêu chảy.
  • Tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hoặc uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng là một sai lầm bố mẹ thường mắc phải. Như đã phân tích ở trên, điều này là hoàn toàn không tốt cho trẻ.

Trên đây là những phương pháp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy khoa học và đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài kèm các triệu chứng nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị phù hợp.

Thạc sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Oanh đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em. Trong quá trình công tác, bác sĩ Oanh thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị thông qua các hội nghị chuyên ngành, các lớp đào tạo liên tục.