Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy

5. Tâm lý của mẹ bầu

Tinh thần là yếu tố quan trọng, tác động đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc mang thai đem đến cho mẹ nhiều sự thay đổi về cơ thể, nội tiết tố, tâm sinh lý, khiến mẹ thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực.

Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến thể chất, khiến mẹ căng thẳng, lo âu, cơ thể uể oải và những cơn gò ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thông thường, hiện tượng bụng căng cứng khi ở tuần 28 không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Những cơn gò sinh lý nằm trong mức độ mẹ có thể chịu đựng được và sẽ nhanh chóng qua đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, mẹ không được chủ quan nếu gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 kèm những dấu hiệu dưới đây.

  • Bụng căng cứng và cơn gò ngày một nặng thêm, tần suất và cường độ ngày một tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí bụng bị gò cứng và lệch sang một bên.
  • Bụng mẹ căng và đau dữ dội.
  • Mẹ bị chuột rút hoặc đau lưng dưới liên tục.
  • Bụng căng cứng ở tháng thứ 7 thai kỳ kèm hiện tượng sốt, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.
  • Âm đạo tiết ra chất lỏng hoặc dịch nhầy, có thể kèm một ít máu.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 nếu đi kèm các triệu chứng bất thường như trên, mẹ không nên chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.

Mẹ nên làm gì nếu bụng căng cứng khi mang thai

Để giảm sự khó chịu của tình trạng bụng căng cứng và những cơn gò khi mang thai, mẹ có thể tham khảo một số cách sau.

  • Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến bụng mẹ dễ căng cứng. Bổ sung đủ nước trong thai kỳ mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích như hạn chế táo bón, tăng lượng nước ối, đẹp da. Mẹ có thể uống xen kẽ nước lọc với các loại nước trái cây hoặc trà để thay đổi khẩu vị.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ và hít thở nhẹ nhàng giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn, cơ thể linh hoạt hơn. Mẹ nên lưu ý không nên vận động quá mạnh hoặc thay đổi tư thế bất ngờ.
  • Chườm ấm bụng: Mẹ tắm nước ấm hoặc chườm ấm bụng cũng giúp làm dịu những cơn gò khó chịu.
  • Nghỉ ngơi: Mẹ nên sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh tham công tiếc việc. Mỗi khi thấy bụng căng và gò nhiều, mẹ có thể nằm nghiêng một bên, đặt một chiếc gối nhỏ đệm dưới bụng hoặc giữa hai chân.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ: Yếu tố tinh thần trong thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn tác động đến sức khỏe thai nhi. Mẹ nên giữ tâm trạng tích cực, thoải mái, làm những điều mình thích và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, lo âu không cần thiết.
bầu 37 tuần bụng căng cứng
Nghỉ ngơi là cách cải thiện tình trạng bụng căng cứng

Bụng căng cứng ở tháng thứ 7 thai kỳ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Mẹ có thể căn cứ vào tần suất và mức độ căng cứng cũng như cơn gò để đánh giá tình hình.

Trong phần lớn trường hợp, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm. Nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 đi kèm nhiều dấu hiệu bất thường khác, mẹ hãy đến bệnh viện ngay nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?
  • Mang thai tháng cuối bụng căng cứng do đâu?

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy

5. Tâm lý của mẹ bầu

Tinh thần là yếu tố quan trọng, tác động đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc mang thai đem đến cho mẹ nhiều sự thay đổi về cơ thể, nội tiết tố, tâm sinh lý, khiến mẹ thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực.

Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến thể chất, khiến mẹ căng thẳng, lo âu, cơ thể uể oải và những cơn gò ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thông thường, hiện tượng bụng căng cứng khi ở tuần 28 không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Những cơn gò sinh lý nằm trong mức độ mẹ có thể chịu đựng được và sẽ nhanh chóng qua đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, mẹ không được chủ quan nếu gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 kèm những dấu hiệu dưới đây.

  • Bụng căng cứng và cơn gò ngày một nặng thêm, tần suất và cường độ ngày một tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí bụng bị gò cứng và lệch sang một bên.
  • Bụng mẹ căng và đau dữ dội.
  • Mẹ bị chuột rút hoặc đau lưng dưới liên tục.
  • Bụng căng cứng ở tháng thứ 7 thai kỳ kèm hiện tượng sốt, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.
  • Âm đạo tiết ra chất lỏng hoặc dịch nhầy, có thể kèm một ít máu.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 nếu đi kèm các triệu chứng bất thường như trên, mẹ không nên chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.

Mẹ nên làm gì nếu bụng căng cứng khi mang thai

Để giảm sự khó chịu của tình trạng bụng căng cứng và những cơn gò khi mang thai, mẹ có thể tham khảo một số cách sau.

  • Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến bụng mẹ dễ căng cứng. Bổ sung đủ nước trong thai kỳ mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích như hạn chế táo bón, tăng lượng nước ối, đẹp da. Mẹ có thể uống xen kẽ nước lọc với các loại nước trái cây hoặc trà để thay đổi khẩu vị.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ và hít thở nhẹ nhàng giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn, cơ thể linh hoạt hơn. Mẹ nên lưu ý không nên vận động quá mạnh hoặc thay đổi tư thế bất ngờ.
  • Chườm ấm bụng: Mẹ tắm nước ấm hoặc chườm ấm bụng cũng giúp làm dịu những cơn gò khó chịu.
  • Nghỉ ngơi: Mẹ nên sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh tham công tiếc việc. Mỗi khi thấy bụng căng và gò nhiều, mẹ có thể nằm nghiêng một bên, đặt một chiếc gối nhỏ đệm dưới bụng hoặc giữa hai chân.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ: Yếu tố tinh thần trong thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn tác động đến sức khỏe thai nhi. Mẹ nên giữ tâm trạng tích cực, thoải mái, làm những điều mình thích và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, lo âu không cần thiết.
bầu 37 tuần bụng căng cứng
Nghỉ ngơi là cách cải thiện tình trạng bụng căng cứng

Bụng căng cứng ở tháng thứ 7 thai kỳ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Mẹ có thể căn cứ vào tần suất và mức độ căng cứng cũng như cơn gò để đánh giá tình hình.

Trong phần lớn trường hợp, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm. Nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 đi kèm nhiều dấu hiệu bất thường khác, mẹ hãy đến bệnh viện ngay nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?
  • Mang thai tháng cuối bụng căng cứng do đâu?