Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy nhược, ngoài việc dành thời gian để nghỉ ngơi thì chú ý bổ sung dinh dưỡng cũng góp phần giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vì thế, bạn nên chế biến những món ăn bồi bổ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể để họ nhanh chóng phục hồi.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị suy nhược cơ thể
Để có thể xây dựng được một thực đơn ăn uống lành mạnh và phù hợp cho những người bị suy nhược cơ thể, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây:
1. Cân bằng 4 chất dinh dưỡng thiết yếu
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy nhược, người bệnh cần chú ý bổ sung và lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần cân bằng giữa 4 nhóm chất để cơ thể phục hồi tốt hơn. Các nhóm chất cụ thể như sau:
Nhóm chất đạm: Đạm sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình xây dựng các tế bào của cơ thể, hệ xương, cơ, răng, giúp điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể, gia tăng hệ miễn dịch. Các thực phẩm có chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,….
Chất bột đường: Đây là một trong những nhóm chát rất cần thiết cho cơ thể, nó cung cấp năng lượng và hỗ trợ tốt cho sự hoạt động của não bộ, hệ thần kinh. Các thực phẩm có chứa nhiều bột đường như bánh mì, cơm, bún miến, khoai môn, khoai lang, bắp.
Các loại vitamin và khoáng chất: Hiện nay có khoảng 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất mà cơ thể cần phải bổ sung thường xuyên. Điển hình như i-ốt, canxi, kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E,…Chúng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng, ngăn chặn các tác nhân gây hại. Người bệnh nên chú ý bổ sung các chất này qua cua, sò, tôm, trứng, sữa, các loại hạt, rau lá xanh, gan, huyết,….
Chất béo: Đây là nguồn dữ trữ năng lượng cho cơ thể, chúng sẽ giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu, gia tăng sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Chất béo sẽ có nhiều trong mỡ, bơ, dầu,..
2. Đảm bảo đủ 3 bữa chính và kèm theo 2 bữa phụ
Bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống với đủ 3 bữa chính cùng 2 bữa phụ mỗi ngày với những món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể. Mỗi bữa ăn không cần phải cố gắng ăn quá no, nhưng phải đảm bảo ăn đủ, tuyệt đối không được bỏ bữa. Khi ăn nên chú ý nhai kỹ để hệ tiêu hóa giảm bớt công việc, giúp chúng hoạt động tốt hơn. Nếu cảm giác chán ăn, ăn không được ngon miệng, bạn cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ ăn hơn, đồng thời cũng giúp cho cơ thể dễ hấp thu các dưỡng chất.
3. Chế biến món ăn hợp khẩu vị
Đa phần những người bị suy nhược cơ thể thường sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng, không cảm nhận được rõ mùi vị của món ăn. Vì thế, khi chế biến các món ăn hàng ngày, bạn cũng nên nêm nếm sau cho phù hợp với khẩu vị của người bệnh và bày trí bắt mắt, hấp dẫn. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân ăn được ngon miệng hơn, kích thích vị giác, hạn chế tình trạng bỏ bữa khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Ngoài ra, bạn nên thay đổi liên tục các món ăn để tránh cảm giác ngán, mỗi món ăn nên trang trí đa dạng để tăng cảm giác thèm ăn của người bệnh.
4. Ưu tiên các món ăn loãng, dễ tiêu
Đối với những người thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống, đau đầu, mất ngủ kéo dài sẽ rất kén ăn, ăn không được ngon miệng và hay gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn. Vì thế, bạn nên ưu tiên chế biến những món ăn loãng, dễ tiêu như cháo, canh, súp,… nên nấu cho thực phẩm mềm để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, sau khi ăn xong tránh vận động quá mạnh, nên di chuyển nhẹ nhàng hoặc thư giãn để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
5. Một số lưu ý khác
Bên cạnh những nguyên tắc nêu trên, khi xây dựng thực đơn cho người bị suy nhược cơ thể, bạn cần cũng chú ý một số điều sau:
Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia có hại cho sức khỏe.
Tránh các món ăn có chứa nhiều đường hóa học, đặc biệt là bánh kẹo bởi chúng chỉ chứa hàm lượng rỗng, không đem đến lợi ích gì cho sức khỏe.
Loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê chất kích thích, chất gây nghiện.
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa củ quả, trái cây tươi để tăng cường và bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa.
10 Món ăn bồi bổ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Nếu liên tục cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, đau nhức tay chân, xương khớp,…thì bạn có thể đang gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu các triệu chứng này kéo dài và không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ làm cho sức khỏe của bạn bị xuống dốc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm.
Để khắc phục các triệu chứng bệnh và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đầu tiên bạn phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, lấy lại năng lượng. Song song với đó là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Các món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể như cháo đậu đỏ, thịt gà chưng cách thủy, canh sò ngao cà rốt đậu đỏ, thịt heo hầm, thịt dê hầm gừng,…sẽ giúp bổ sung vitamin, chất béo, chất đạm, khoáng chất cho người bệnh.
1. Cháo đậu đỏ
Đậu đỏ là một trong những thực phẩm họ đậu giàu dinh dưỡng, cóchứa hàm lượng các vitamin, khoáng chất rất cao. Dùng đậu đỏ để nấu cháo không chỉ giúp cho người bị suy nhược cơ thể được bổ sung dinh dưỡng mà đây còn là món ăn dễ tiêu, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 chén gạo
200g đậu đỏ
Nước cốt dừa
Muối
Cách chế biến món ăn:
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đêm để cho hạt đậu mềm đi.
Vo gạo và dùng khoảng 1,5 lít nước để nấu cùng gạo, đậu đỏ và một ít muối.
Đun trên lửa vừa cho đến khi gạo nở bung ra thì đổ thêm nước cốt dừa vào trong, khuấy thật đều tay.
Khi thấy cháo sôi lại thì có thể tắt bếp và thưởng thức.
2. Thịt gà chưng cách thủy
Trong danh sách các món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể chắc chắn không thể thiếu gà. Dùng thịt gà chưng cách thủy cùng các loại thảo dược như đương quy, kỷ tử, long nhãn sẽ giữ được trọn vẹn hương vị và dưỡng chất bên trong.
Chuẩn bị nguyên liệu:
200 – 250g thịt gà ta
15g đương quy
15g kỷ tử
15g long nhãn
Cách chế biến món ăn:
Đem hết các nguyên liệu đi rửa sạch và để cho ráo nước.
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong một cái thố và chưng cách thủy đến khi thấy thịt gà mềm.
Người bệnh nên ăn món này mỗi tuần 1 lần để giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn.
3. Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ
Đậu đỏ, sò ngao và cà rốt đều là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp các nguyên liệu này sẽ tạo thành một món canh bổ dưỡng giúp cải thiện các tình trạng như suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
200g sò ngao
100g đậu đỏ
100g cà rốt
15g xuyên khung
Cách chế biến món ăn:
Sơ chế các nguyên liệu thật cẩn thận.
Cho tất cả vào nồi và thêm vào một lượng nước vừa phải để nấu canh.
Khi canh gần chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Một tuần chỉ cần ăn một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Thịt heo hầm
Thịt heo hầm là món ăn được nhiều người suy nhược cơ thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn uống. Trong thịt heo có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, khi đem hầm cùng những nguyên liệu như hoàng kỳ, đẳng sâm sẽ làm gia tăng công dụng và giúp cho người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g thịt nạc heo
10g đẳng sâm
15g hoàng kỳ
Cách chế biến món ăn:
Hoàng kỳ và đẳng sâm đem rửa sạch và để ráo.
Thịt heo chế biến sạch sẽ và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cho thịt heo, hoàng kỳ và đẳng sâm vào nồi, đổ vào một ít nước và nêm nếm gia vị.
Sau đó hầm thịt trên lửa vừa cho đến khi thấy thịt mềm.
Dùng cả nước và cái để giúp cơ thể được phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
5. Thịt dê hầm gừng
Thịt dê cũng là một trong những món ăn bổ dưỡng cho người bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Các món ăn được chế biến từ thịt dê, đặc biệt là thịt dê hầm gừng sẽ giúp người bệnh được bồi bổ tốt hơn, sức khỏe cũng dần được cải thiện.
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g thịt dê
Gừng
Đậu phụ
Cách chế biến món ăn:
Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ.
Thịt dê rửa sạch, cách thành miếng vừa ăn và đem xào sơ qua.
Sau khi thấy thịt săn lại thì cho gừng, đậu phụ và ít nước sạch vào.
Nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm trong khoảng 15 đến 20 phút.
Người bệnh nên thêm món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng để giúp bổ máu, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.
6. Cá chép hấp cách thủy
Cá chép là một trong các thực phẩm thường được sử dụng để giúp bồi bổ cơ thể, dưỡng thai hiệu quả và an toàn. Món cá chép hấp cách thủy khá dễ làm và rất ngon miệng. Người bị suy nhược cơ thể chỉ cần duy trì 2 ngày ăn một lần sẽ giúp cho tình trạng sức khỏe được sớm cải thiện.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 con cá chép tươi (khoảng 1kg)
Tỏi, gia vị nêm nếm
Cách chế biến món ăn:
Làm sạch cá chép ( có thể để nguyên hoặc cắt thành từng khúc)
Tẩm ướp tỏi, gia vị vừa ăn.
Cho cá vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.
Nên ăn cá khi còn nóng sẽ ngon miệng hơn.
7. Cháo chim cút
Cháo chim cút rất bổ dưỡng, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt món ăn này sẽ giúp cho những người ốm yếu, suy nhược cơ thể được tăng cường sức khỏe, cải thiện các tình trạng mệt mỏi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 con chim cút
1 nắm gạo tẻ
1 nắm gạo nếp
Hành lá, hành tím, rau mùi và các gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
Chim cút làm sạch lông, loại bỏ phần nội tạng bên trong (giữ lại tim) hoặc bạn có thể mua chim cút đã làm sạch sẵn.
Sử dụng rượu hoặc muối hột để khử bớt mùi tanh của thịt, sau đó chặt con chim thành các phần nhỏ tùy vào sở thích.
Ướp thịt chim cùng với gia vị trong khoảng 15 phút.
Gạo nếp và gạo tẻ đem đi rang cho đều đến khi chuyển sang màu vàng nhạt.
Hành tím, hành lá, rau mùi rửa sạch và cắt nhỏ.
Phi thơm hành, cho thịt vào đảo đều và đổ thêm khoảng 1 lít nước để nấu cùng thịt chim, gạo.
Khi thấy gạo nhừ và thịt mềm ra thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho thêm hành lá và rau mùi rồi tắt bếp.
Khi ăn có thể thêm vào một ít tiêu để ngon miệng hơn.
8. Ngó sen hầm xương ống
Món ngó sen hầm xương ống sẽ cung cấp nhiều đạm và những chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tái sinh năng lượng, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở người bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
500g xương ống
150g ngó sen
1 nhánh gừng
Hành lá tiêu và gia vị
Cách chế biến món ăn:
Xương ống rửa sạch và để ráo nước
Sử dụng khoảng 1 lít nước để đun cùng xương ống
Ngó sen đem sắt thành sợi nhỏ, gừng cạo sạch vỏ, cắt sợi.
Sau khi ninh xương khoảng 15 đến 25 phút thì cho ngó sen, gừng vào cùng.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Khi ăn cho thêm hành và tiêu để món ăn thêm ngon hơn.
9. Canh lươn bồ bỏ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Thịt lươn có chứa nhiều đạm cùng các loại khoáng chất, vitamin bổ dưỡng như vitamin A, B1, B6, kali, natri,…Món canh lươn vừa dễ ăn lại rất dễ tiêu nên khi người bị suy nhược cơ thể sử dụng sẽ giúp hấp thu tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
150g thịt lươn
1 trái chuối xanh
2 trái cà chua
1 trái khế chua
Hành, rau thơm và gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
Đem các nguyên liệu đi sơ chế, thịt lươn làm sạch cắt khúc vừa ăn, chuối xanh gọt bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ, cà chua cắt làm 4, kế miếng mỏng.
Cho thịt lươn xào với lửa lớn để chúng săn lại, sau đó thêm một ít nước vào để nấu cho đến khi thịt chín mềm.
Tiếp đến cho thêm các nguyên liệu như khế, cà chua, chuối vào nấu cùng và nêm nếm gia vị.
Khi canh chín thì múc ra tô và cho thơm một ít rau thơm, hành tỏi lên trên
10. Canh bầu nấu trai
Canh bầu nấu trai cũng là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp bồi bổ tốt cho người bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thịt trai mềm ngọt khi được kết hợp với vị thanh mát của bầu sẽ giúp cho món ăn thêm ngon hơn. Cách làm món canh bầu nấu trai cũng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo công thức sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1kg trai
1 quả bầu
Rau răm, hành khô, gừng, hành hoa, thì là và các gia vị
Cách thực hiện:
Ngâm trai với nước vô gạo khoảng 6 đến 8 tiếng để loại bỏ hết những bụi bẩn bên trong, sau đó chà sạch phần vỏ bên ngoài.
Sử dụng khoảng 1 lít nước để luộc trai, khi trai mở nắp thì tắt bếp.
Vớt trai ra, đợi cho phần nước luộc trai lắng xuống thì dùng phần nước trong bên trên để nấu canh.
Trai đem đi tách lấy phần thịt, sơ chế lại và rửa sạch để đảm bảo không còn cát hay bụi bẩn bên trong.
Ướp thịt trai cùng với gia vị trong khoảng 5 phút.
Bầu đem gọt bỏ, sắt thành những sợi nhỏ, gừng cạo vỏ đập dập, hành khô bóc vỏ bằm nhỏ.
Thịt trai đem đi xào xơ với hành khô và gừng trên bếp khoảng 1 phút, cho phần nước luộc trai vào nồi và đun cho sôi, tiếp đến bỏ bầu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn
Trước khi chuẩn bị tắt bếp thì cho thì là, hoành hoa, rau răm thái nhỏ vào nồi.
Tuy nhiên, suy nhược cơ thể không chỉ là biểu hiện về thể chất mà nó còn là biểu hiện về tinh thần. Nói cách khác, suy nhược cơ thể có thể đến từ sức khỏe tinh thần hoặc suy nhược cơ thể đã tác động đến sức khỏe tinh thần khiến cho cơ thể ngày một kiệt quệ hơn.
Những người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần thường ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, stress, mệt mỏi, lo âu… Bởi vậy, nhiều người dù có được nấu ăn ngon, được dành thời gian để ngủ nghỉ phù hợp thì chưa chắc đã cải thiện được tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu cảm thấy bản thân có những vấn đề trên, bạn cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia trị liệu tâm lý để có thể cải thiện suy nghĩ, giữ tinh thần thoải mái.
Bạn có thể tham khảo và đặt lịch hẹn cùng chuyên gia tâm lý tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 096 589 8008.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 10 món ăn bồi bổ cho người suy nhược cơ thể để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải thay đổi chế độ sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái để các triệu chứng bệnh mau chóng được thuyên giảm.
10 Món Ăn Bồi Bổ Cho Người Suy Nhược Cơ Thể Phục Hồi Nhanh
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy nhược, ngoài việc dành thời gian để nghỉ ngơi thì chú ý bổ sung dinh dưỡng cũng góp phần giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vì thế, bạn nên chế biến những món ăn bồi bổ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể để họ nhanh chóng phục hồi.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị suy nhược cơ thể
Để có thể xây dựng được một thực đơn ăn uống lành mạnh và phù hợp cho những người bị suy nhược cơ thể, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây:
1. Cân bằng 4 chất dinh dưỡng thiết yếu
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng suy nhược, người bệnh cần chú ý bổ sung và lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần cân bằng giữa 4 nhóm chất để cơ thể phục hồi tốt hơn. Các nhóm chất cụ thể như sau:
Nhóm chất đạm: Đạm sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình xây dựng các tế bào của cơ thể, hệ xương, cơ, răng, giúp điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể, gia tăng hệ miễn dịch. Các thực phẩm có chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,….
Chất bột đường: Đây là một trong những nhóm chát rất cần thiết cho cơ thể, nó cung cấp năng lượng và hỗ trợ tốt cho sự hoạt động của não bộ, hệ thần kinh. Các thực phẩm có chứa nhiều bột đường như bánh mì, cơm, bún miến, khoai môn, khoai lang, bắp.
Các loại vitamin và khoáng chất: Hiện nay có khoảng 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất mà cơ thể cần phải bổ sung thường xuyên. Điển hình như i-ốt, canxi, kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E,…Chúng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng, ngăn chặn các tác nhân gây hại. Người bệnh nên chú ý bổ sung các chất này qua cua, sò, tôm, trứng, sữa, các loại hạt, rau lá xanh, gan, huyết,….
Chất béo: Đây là nguồn dữ trữ năng lượng cho cơ thể, chúng sẽ giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu, gia tăng sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Chất béo sẽ có nhiều trong mỡ, bơ, dầu,..
2. Đảm bảo đủ 3 bữa chính và kèm theo 2 bữa phụ
Bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống với đủ 3 bữa chính cùng 2 bữa phụ mỗi ngày với những món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể. Mỗi bữa ăn không cần phải cố gắng ăn quá no, nhưng phải đảm bảo ăn đủ, tuyệt đối không được bỏ bữa. Khi ăn nên chú ý nhai kỹ để hệ tiêu hóa giảm bớt công việc, giúp chúng hoạt động tốt hơn. Nếu cảm giác chán ăn, ăn không được ngon miệng, bạn cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ ăn hơn, đồng thời cũng giúp cho cơ thể dễ hấp thu các dưỡng chất.
3. Chế biến món ăn hợp khẩu vị
Đa phần những người bị suy nhược cơ thể thường sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng, không cảm nhận được rõ mùi vị của món ăn. Vì thế, khi chế biến các món ăn hàng ngày, bạn cũng nên nêm nếm sau cho phù hợp với khẩu vị của người bệnh và bày trí bắt mắt, hấp dẫn. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân ăn được ngon miệng hơn, kích thích vị giác, hạn chế tình trạng bỏ bữa khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Ngoài ra, bạn nên thay đổi liên tục các món ăn để tránh cảm giác ngán, mỗi món ăn nên trang trí đa dạng để tăng cảm giác thèm ăn của người bệnh.
4. Ưu tiên các món ăn loãng, dễ tiêu
Đối với những người thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống, đau đầu, mất ngủ kéo dài sẽ rất kén ăn, ăn không được ngon miệng và hay gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn. Vì thế, bạn nên ưu tiên chế biến những món ăn loãng, dễ tiêu như cháo, canh, súp,… nên nấu cho thực phẩm mềm để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, sau khi ăn xong tránh vận động quá mạnh, nên di chuyển nhẹ nhàng hoặc thư giãn để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
5. Một số lưu ý khác
Bên cạnh những nguyên tắc nêu trên, khi xây dựng thực đơn cho người bị suy nhược cơ thể, bạn cần cũng chú ý một số điều sau:
Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia có hại cho sức khỏe.
Tránh các món ăn có chứa nhiều đường hóa học, đặc biệt là bánh kẹo bởi chúng chỉ chứa hàm lượng rỗng, không đem đến lợi ích gì cho sức khỏe.
Loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê chất kích thích, chất gây nghiện.
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa củ quả, trái cây tươi để tăng cường và bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa.
10 Món ăn bồi bổ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Nếu liên tục cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, đau nhức tay chân, xương khớp,…thì bạn có thể đang gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu các triệu chứng này kéo dài và không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ làm cho sức khỏe của bạn bị xuống dốc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm.
Để khắc phục các triệu chứng bệnh và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đầu tiên bạn phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, lấy lại năng lượng. Song song với đó là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Các món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể như cháo đậu đỏ, thịt gà chưng cách thủy, canh sò ngao cà rốt đậu đỏ, thịt heo hầm, thịt dê hầm gừng,…sẽ giúp bổ sung vitamin, chất béo, chất đạm, khoáng chất cho người bệnh.
1. Cháo đậu đỏ
Đậu đỏ là một trong những thực phẩm họ đậu giàu dinh dưỡng, cóchứa hàm lượng các vitamin, khoáng chất rất cao. Dùng đậu đỏ để nấu cháo không chỉ giúp cho người bị suy nhược cơ thể được bổ sung dinh dưỡng mà đây còn là món ăn dễ tiêu, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 chén gạo
200g đậu đỏ
Nước cốt dừa
Muối
Cách chế biến món ăn:
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đêm để cho hạt đậu mềm đi.
Vo gạo và dùng khoảng 1,5 lít nước để nấu cùng gạo, đậu đỏ và một ít muối.
Đun trên lửa vừa cho đến khi gạo nở bung ra thì đổ thêm nước cốt dừa vào trong, khuấy thật đều tay.
Khi thấy cháo sôi lại thì có thể tắt bếp và thưởng thức.
2. Thịt gà chưng cách thủy
Trong danh sách các món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể chắc chắn không thể thiếu gà. Dùng thịt gà chưng cách thủy cùng các loại thảo dược như đương quy, kỷ tử, long nhãn sẽ giữ được trọn vẹn hương vị và dưỡng chất bên trong.
Chuẩn bị nguyên liệu:
200 – 250g thịt gà ta
15g đương quy
15g kỷ tử
15g long nhãn
Cách chế biến món ăn:
Đem hết các nguyên liệu đi rửa sạch và để cho ráo nước.
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong một cái thố và chưng cách thủy đến khi thấy thịt gà mềm.
Người bệnh nên ăn món này mỗi tuần 1 lần để giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn.
3. Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ
Đậu đỏ, sò ngao và cà rốt đều là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp các nguyên liệu này sẽ tạo thành một món canh bổ dưỡng giúp cải thiện các tình trạng như suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
200g sò ngao
100g đậu đỏ
100g cà rốt
15g xuyên khung
Cách chế biến món ăn:
Sơ chế các nguyên liệu thật cẩn thận.
Cho tất cả vào nồi và thêm vào một lượng nước vừa phải để nấu canh.
Khi canh gần chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Một tuần chỉ cần ăn một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Thịt heo hầm
Thịt heo hầm là món ăn được nhiều người suy nhược cơ thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn uống. Trong thịt heo có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, khi đem hầm cùng những nguyên liệu như hoàng kỳ, đẳng sâm sẽ làm gia tăng công dụng và giúp cho người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g thịt nạc heo
10g đẳng sâm
15g hoàng kỳ
Cách chế biến món ăn:
Hoàng kỳ và đẳng sâm đem rửa sạch và để ráo.
Thịt heo chế biến sạch sẽ và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cho thịt heo, hoàng kỳ và đẳng sâm vào nồi, đổ vào một ít nước và nêm nếm gia vị.
Sau đó hầm thịt trên lửa vừa cho đến khi thấy thịt mềm.
Dùng cả nước và cái để giúp cơ thể được phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
5. Thịt dê hầm gừng
Thịt dê cũng là một trong những món ăn bổ dưỡng cho người bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Các món ăn được chế biến từ thịt dê, đặc biệt là thịt dê hầm gừng sẽ giúp người bệnh được bồi bổ tốt hơn, sức khỏe cũng dần được cải thiện.
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g thịt dê
Gừng
Đậu phụ
Cách chế biến món ăn:
Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ.
Thịt dê rửa sạch, cách thành miếng vừa ăn và đem xào sơ qua.
Sau khi thấy thịt săn lại thì cho gừng, đậu phụ và ít nước sạch vào.
Nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm trong khoảng 15 đến 20 phút.
Người bệnh nên thêm món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng để giúp bổ máu, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.
6. Cá chép hấp cách thủy
Cá chép là một trong các thực phẩm thường được sử dụng để giúp bồi bổ cơ thể, dưỡng thai hiệu quả và an toàn. Món cá chép hấp cách thủy khá dễ làm và rất ngon miệng. Người bị suy nhược cơ thể chỉ cần duy trì 2 ngày ăn một lần sẽ giúp cho tình trạng sức khỏe được sớm cải thiện.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 con cá chép tươi (khoảng 1kg)
Tỏi, gia vị nêm nếm
Cách chế biến món ăn:
Làm sạch cá chép ( có thể để nguyên hoặc cắt thành từng khúc)
Tẩm ướp tỏi, gia vị vừa ăn.
Cho cá vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.
Nên ăn cá khi còn nóng sẽ ngon miệng hơn.
7. Cháo chim cút
Cháo chim cút rất bổ dưỡng, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt món ăn này sẽ giúp cho những người ốm yếu, suy nhược cơ thể được tăng cường sức khỏe, cải thiện các tình trạng mệt mỏi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 con chim cút
1 nắm gạo tẻ
1 nắm gạo nếp
Hành lá, hành tím, rau mùi và các gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
Chim cút làm sạch lông, loại bỏ phần nội tạng bên trong (giữ lại tim) hoặc bạn có thể mua chim cút đã làm sạch sẵn.
Sử dụng rượu hoặc muối hột để khử bớt mùi tanh của thịt, sau đó chặt con chim thành các phần nhỏ tùy vào sở thích.
Ướp thịt chim cùng với gia vị trong khoảng 15 phút.
Gạo nếp và gạo tẻ đem đi rang cho đều đến khi chuyển sang màu vàng nhạt.
Hành tím, hành lá, rau mùi rửa sạch và cắt nhỏ.
Phi thơm hành, cho thịt vào đảo đều và đổ thêm khoảng 1 lít nước để nấu cùng thịt chim, gạo.
Khi thấy gạo nhừ và thịt mềm ra thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho thêm hành lá và rau mùi rồi tắt bếp.
Khi ăn có thể thêm vào một ít tiêu để ngon miệng hơn.
8. Ngó sen hầm xương ống
Món ngó sen hầm xương ống sẽ cung cấp nhiều đạm và những chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tái sinh năng lượng, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở người bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
500g xương ống
150g ngó sen
1 nhánh gừng
Hành lá tiêu và gia vị
Cách chế biến món ăn:
Xương ống rửa sạch và để ráo nước
Sử dụng khoảng 1 lít nước để đun cùng xương ống
Ngó sen đem sắt thành sợi nhỏ, gừng cạo sạch vỏ, cắt sợi.
Sau khi ninh xương khoảng 15 đến 25 phút thì cho ngó sen, gừng vào cùng.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Khi ăn cho thêm hành và tiêu để món ăn thêm ngon hơn.
9. Canh lươn bồ bỏ cho người mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Thịt lươn có chứa nhiều đạm cùng các loại khoáng chất, vitamin bổ dưỡng như vitamin A, B1, B6, kali, natri,…Món canh lươn vừa dễ ăn lại rất dễ tiêu nên khi người bị suy nhược cơ thể sử dụng sẽ giúp hấp thu tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
150g thịt lươn
1 trái chuối xanh
2 trái cà chua
1 trái khế chua
Hành, rau thơm và gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
Đem các nguyên liệu đi sơ chế, thịt lươn làm sạch cắt khúc vừa ăn, chuối xanh gọt bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ, cà chua cắt làm 4, kế miếng mỏng.
Cho thịt lươn xào với lửa lớn để chúng săn lại, sau đó thêm một ít nước vào để nấu cho đến khi thịt chín mềm.
Tiếp đến cho thêm các nguyên liệu như khế, cà chua, chuối vào nấu cùng và nêm nếm gia vị.
Khi canh chín thì múc ra tô và cho thơm một ít rau thơm, hành tỏi lên trên
10. Canh bầu nấu trai
Canh bầu nấu trai cũng là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp bồi bổ tốt cho người bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thịt trai mềm ngọt khi được kết hợp với vị thanh mát của bầu sẽ giúp cho món ăn thêm ngon hơn. Cách làm món canh bầu nấu trai cũng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo công thức sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
1kg trai
1 quả bầu
Rau răm, hành khô, gừng, hành hoa, thì là và các gia vị
Cách thực hiện:
Ngâm trai với nước vô gạo khoảng 6 đến 8 tiếng để loại bỏ hết những bụi bẩn bên trong, sau đó chà sạch phần vỏ bên ngoài.
Sử dụng khoảng 1 lít nước để luộc trai, khi trai mở nắp thì tắt bếp.
Vớt trai ra, đợi cho phần nước luộc trai lắng xuống thì dùng phần nước trong bên trên để nấu canh.
Trai đem đi tách lấy phần thịt, sơ chế lại và rửa sạch để đảm bảo không còn cát hay bụi bẩn bên trong.
Ướp thịt trai cùng với gia vị trong khoảng 5 phút.
Bầu đem gọt bỏ, sắt thành những sợi nhỏ, gừng cạo vỏ đập dập, hành khô bóc vỏ bằm nhỏ.
Thịt trai đem đi xào xơ với hành khô và gừng trên bếp khoảng 1 phút, cho phần nước luộc trai vào nồi và đun cho sôi, tiếp đến bỏ bầu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn
Trước khi chuẩn bị tắt bếp thì cho thì là, hoành hoa, rau răm thái nhỏ vào nồi.
Tuy nhiên, suy nhược cơ thể không chỉ là biểu hiện về thể chất mà nó còn là biểu hiện về tinh thần. Nói cách khác, suy nhược cơ thể có thể đến từ sức khỏe tinh thần hoặc suy nhược cơ thể đã tác động đến sức khỏe tinh thần khiến cho cơ thể ngày một kiệt quệ hơn.
Những người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần thường ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, stress, mệt mỏi, lo âu… Bởi vậy, nhiều người dù có được nấu ăn ngon, được dành thời gian để ngủ nghỉ phù hợp thì chưa chắc đã cải thiện được tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu cảm thấy bản thân có những vấn đề trên, bạn cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia trị liệu tâm lý để có thể cải thiện suy nghĩ, giữ tinh thần thoải mái.
Bạn có thể tham khảo và đặt lịch hẹn cùng chuyên gia tâm lý tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 096 589 8008.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 10 món ăn bồi bổ cho người suy nhược cơ thể để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải thay đổi chế độ sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái để các triệu chứng bệnh mau chóng được thuyên giảm.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi