Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Phù chân khi mang thai cũng là một trong những hiện tượng thường gặp, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng này gây nên rất nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt cho sản phụ. Vậy đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm sưng an toàn cho mẹ bầu?
03/09/2020 | Tại sao phụ nữ thường phù chân khi mang thai? 06/08/2020 | Ốm nghén là gì và cần làm gì để giảm tình trạng này? 07/05/2020 | Tìm hiểu về chứng ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục
1. Tại sao mẹ thường bị phù chân vào giai đoạn cuối thai kỳ?
Nguyên nhân bởi cơ thể cần sản sinh nhiều lượng dịch hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Mặt khác giúp các cơ mềm hơn, thích nghi với sự phát triển từng ngày của thai nhi và chuẩn bị cho thời điểm sinh nở. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cơ thể mẹ tăng khoảng 25% cân nặng trong suốt thai kỳ.
Ngoài chân, vị trí phù còn có thể xuất hiện ở tay, mặt hay ngực,… Tình trạng này tăng lên theo thời gian mang thai nên triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng nhất ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, hiện tượng phù chân khi mang thai còn do những nguyên nhân khác như sau:
-
Ứ trệ lưu thông tuần hoàn: thai nhi càng lớn, áp lực lên ổ bụng và vùng chậu càng tăng, làm ứ trệ khiến các tĩnh mạch tại đây. Vì vậy, việc lưu thông máu đến tim gặp trở ngại. Vùng chi dưới thiếu sự nuôi dưỡng lâu ngày dẫn đến hiện tượng phù.
-
Thói quen sinh hoạt: cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến mẹ lười vận động, ngồi nhiều. Tuy nhiên, việc đứng lâu, mang giày cao gót hay hoạt động mạnh thường xuyên cũng gây nên việc tăng áp lực ổ bụng.
-
Rối loạn nội tiết tố: nồng độ hoocmon không ổn định có thể dẫn đến biến chứng giãn nở tĩnh mạch, góp phần đình trệ hoạt động lưu thông máu, thậm chí có thể không hồi phục sau khi sinh.
-
Chế độ dinh dưỡng: việc hấp thu quá nhiều muối nhưng lại ít bổ sung Kali, sử dụng bia rượu trong lúc mang thai,… cũng góp phần khiến triệu chứng nặng nề hơn
-
Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi, có tiền sử hoặc người thân từng bị tiền sản giật, có bệnh lý nền hoặc từng mắc tiểu đường, cao huyết áp,… cần đặc biệt lưu ý nếu bị phù chân khi mang thai.
-
Một số nguyên nhân khác: đa thai (thai sinh đôi trở lên), tăng cân, béo phì, liệt hoặc kém vận động chi dưới,…
Không nên sử dụng quá nhiều muối trong chế biến thực phẩm
2. Phân biệt dấu hiệu sinh lý và dấu hiệu nguy hiểm
Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các triệu chứng nguy hiểm. Mẹ bầu cần nắm rõ các dấu hiệu sau để phân biệt cũng như đi thăm khám kịp thời ngay khi phát hiện.
Phù sinh lý
-
Xuất hiện khoảng 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Thể hiện rõ ràng hơn vào cuối ngày.
-
Cả hai bàn chân đều bị phù.
-
Triệu chứng giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Phù bất thường
-
Phù ngày càng gia tăng nhiều hơn, có thể xuất hiện dấu ấn lõm (dùng ngón tay ấn vào vị trí phù, da đàn hồi chậm).
-
Tình trạng kéo dài lâu ngày không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi nhiều.
-
Tay và mặt đồng thời gặp phải dấu hiệu tương tự.
-
Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ,…
-
Tình trạng phù có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật, khả năng gây tử vong cao cho cả mẹ và bé.
3. Mẹ bầu nên làm gì để giảm triệu chứng này?
Mặc dù phù chân khi mang thai thường gặp phổ biến trong thai kỳ nhưng mẹ bầu đi lại khó khăn, sinh hoạt thường ngày theo đó mà bị xáo trộn theo. Vì vậy, mẹ bầu có thể bỏ túi một số lời khuyên bổ ích sau đây:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Mẹ bầu cần chú trọng hơn trong việc cân bằng dinh dưỡng các bữa ăn hằng ngày. Cần hạn chế những chất sau đây giúp ngăn chặn triệu chứng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những hậu quá không mong muốn:
Chế độ ăn lành mạnh giúp mẹ bầu có một thai kỳ ổn định
-
Muối: chỉ nên chế biến thức ăn thanh đạm, vừa phải, sử dụng quá nhiều gia vị trong món ăn có thể tăng lượng hấp thu Natri. Việc hấp thu muối quá nhiều có thể khiến cơ thể tích trữ một lượng nước lớn, có thể gây các hậu quả không chỉ triệu chứng sưng nề mà còn làm tăng huyết áp, suy thận, viêm bàng quang,…
-
Bổ sung thêm Kali: Kali có tác dụng ổn định lượng dịch trong cơ thể, giúp mẹ bầu giảm triệu chứng sưng phù một cách hiệu quả. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung qua các thực phẩm tươi mới, an toàn như chuối, khoai lang, cải bó xôi, sữa chua, cá hồi,…
-
Nước bổ sung đủ lượng nước khoảng 2,4 lít/ngày góp phần cân bằng dung dịch nội môi, thải loại lượng Natri dư thừa cùng các độc tố khác, giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả. Có thể sử dụng nước ép trái cây, các loại trà thảo mộc (trà gừng, trà bạc hà, hoa cúc,…) để tăng khẩu vị. Nếu không được cung cấp đủ nước, thận sẽ hoạt động tích nước lại ở các tế bào nhiều hơn, khiến triệu chứng sưng phù thêm nặng nề.
-
Không sử dụng cà phê: cafein từ cà phê có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, cơ thể tích nước nhiều hơn. Chưa hết, cafein là chất có khả năng cản trở sự hấp thu, có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý các hoạt động thường ngày
-
Chườm mát: sử dụng khăn ngâm nước lạnh hoặc bọc đá chườm lên vị trí bị sưng phù có thể giúp cải thiện triệu chứng an toàn.
-
Trang phục: mẹ bầu nên lựa chọn các loại đầm suông với chất liệu co giãn, thoáng mát, sử dụng giày/dép gót thấp hoặc bệt mang lại cảm giác êm ái cho chân (1 – 3 cm). Nếu cần sử dụng tất (vớ) không nên chọn loại quá bó sát.
-
Vận động: không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh xa các hoạt động gắng sức như chạy, mang vác, tập tạ,… Có thể rèn luyện cơ thể bằng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… (hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất). Chú ý giữ mát cho cơ thể khi tập luyện trong thời tiết nắng nóng.
-
Nghỉ ngơi: mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê cao chân khi nghỉ ngơi để cải thiện sự lưu thông tuần hoàn, từ đó giảm các triệu chứng sưng phù. Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa để tránh thai chèn ép lên tim.
-
Xoa bóp: giúp giảm sưng và thư giãn cơ hiệu quả, tuy nhiên chỉ thực hiện với lực tay nhẹ nhàng. Sử dụng nước ấm ngâm chân và các tinh dầu có lợi cho mẹ bầu (tràm, bạc hà, gừng,…) kèm theo có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn.
-
Một số lưu ý khác: tránh các thói quen xấu như nhịn tiểu, ngồi gác chân, bắt chéo, xếp bằng. Nên thường xuyên duỗi chân hoặc thay đổi tư thế để tránh tình trạng ứ đọng tuần hoàn.
Xoa bóp, mát xa giúp cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm và xử trí các triệu chứng bất thường ở mẹ. Ngoài ra, sản phụ còn được hỗ trợ tư vấn điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp đối với từng giai đoạn mang thai, hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải.
Để chuẩn bị cho sự chào đời của con, mẹ bầu cần nhận được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bao gồm hiện tượng phù chân khi mang thai. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tổng đài 1900.56.56.56 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Phù chân khi mang thai cũng là một trong những hiện tượng thường gặp, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng này gây nên rất nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt cho sản phụ. Vậy đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm sưng an toàn cho mẹ bầu?
03/09/2020 | Tại sao phụ nữ thường phù chân khi mang thai? 06/08/2020 | Ốm nghén là gì và cần làm gì để giảm tình trạng này? 07/05/2020 | Tìm hiểu về chứng ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục
1. Tại sao mẹ thường bị phù chân vào giai đoạn cuối thai kỳ?
Nguyên nhân bởi cơ thể cần sản sinh nhiều lượng dịch hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Mặt khác giúp các cơ mềm hơn, thích nghi với sự phát triển từng ngày của thai nhi và chuẩn bị cho thời điểm sinh nở. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cơ thể mẹ tăng khoảng 25% cân nặng trong suốt thai kỳ.
Ngoài chân, vị trí phù còn có thể xuất hiện ở tay, mặt hay ngực,… Tình trạng này tăng lên theo thời gian mang thai nên triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng nhất ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, hiện tượng phù chân khi mang thai còn do những nguyên nhân khác như sau:
-
Ứ trệ lưu thông tuần hoàn: thai nhi càng lớn, áp lực lên ổ bụng và vùng chậu càng tăng, làm ứ trệ khiến các tĩnh mạch tại đây. Vì vậy, việc lưu thông máu đến tim gặp trở ngại. Vùng chi dưới thiếu sự nuôi dưỡng lâu ngày dẫn đến hiện tượng phù.
-
Thói quen sinh hoạt: cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến mẹ lười vận động, ngồi nhiều. Tuy nhiên, việc đứng lâu, mang giày cao gót hay hoạt động mạnh thường xuyên cũng gây nên việc tăng áp lực ổ bụng.
-
Rối loạn nội tiết tố: nồng độ hoocmon không ổn định có thể dẫn đến biến chứng giãn nở tĩnh mạch, góp phần đình trệ hoạt động lưu thông máu, thậm chí có thể không hồi phục sau khi sinh.
-
Chế độ dinh dưỡng: việc hấp thu quá nhiều muối nhưng lại ít bổ sung Kali, sử dụng bia rượu trong lúc mang thai,… cũng góp phần khiến triệu chứng nặng nề hơn
-
Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi, có tiền sử hoặc người thân từng bị tiền sản giật, có bệnh lý nền hoặc từng mắc tiểu đường, cao huyết áp,… cần đặc biệt lưu ý nếu bị phù chân khi mang thai.
-
Một số nguyên nhân khác: đa thai (thai sinh đôi trở lên), tăng cân, béo phì, liệt hoặc kém vận động chi dưới,…
Không nên sử dụng quá nhiều muối trong chế biến thực phẩm
2. Phân biệt dấu hiệu sinh lý và dấu hiệu nguy hiểm
Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các triệu chứng nguy hiểm. Mẹ bầu cần nắm rõ các dấu hiệu sau để phân biệt cũng như đi thăm khám kịp thời ngay khi phát hiện.
Phù sinh lý
-
Xuất hiện khoảng 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Thể hiện rõ ràng hơn vào cuối ngày.
-
Cả hai bàn chân đều bị phù.
-
Triệu chứng giảm bớt khi nghỉ ngơi.
Phù bất thường
-
Phù ngày càng gia tăng nhiều hơn, có thể xuất hiện dấu ấn lõm (dùng ngón tay ấn vào vị trí phù, da đàn hồi chậm).
-
Tình trạng kéo dài lâu ngày không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi nhiều.
-
Tay và mặt đồng thời gặp phải dấu hiệu tương tự.
-
Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ,…
-
Tình trạng phù có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật, khả năng gây tử vong cao cho cả mẹ và bé.
3. Mẹ bầu nên làm gì để giảm triệu chứng này?
Mặc dù phù chân khi mang thai thường gặp phổ biến trong thai kỳ nhưng mẹ bầu đi lại khó khăn, sinh hoạt thường ngày theo đó mà bị xáo trộn theo. Vì vậy, mẹ bầu có thể bỏ túi một số lời khuyên bổ ích sau đây:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Mẹ bầu cần chú trọng hơn trong việc cân bằng dinh dưỡng các bữa ăn hằng ngày. Cần hạn chế những chất sau đây giúp ngăn chặn triệu chứng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những hậu quá không mong muốn:
Chế độ ăn lành mạnh giúp mẹ bầu có một thai kỳ ổn định
-
Muối: chỉ nên chế biến thức ăn thanh đạm, vừa phải, sử dụng quá nhiều gia vị trong món ăn có thể tăng lượng hấp thu Natri. Việc hấp thu muối quá nhiều có thể khiến cơ thể tích trữ một lượng nước lớn, có thể gây các hậu quả không chỉ triệu chứng sưng nề mà còn làm tăng huyết áp, suy thận, viêm bàng quang,…
-
Bổ sung thêm Kali: Kali có tác dụng ổn định lượng dịch trong cơ thể, giúp mẹ bầu giảm triệu chứng sưng phù một cách hiệu quả. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung qua các thực phẩm tươi mới, an toàn như chuối, khoai lang, cải bó xôi, sữa chua, cá hồi,…
-
Nước bổ sung đủ lượng nước khoảng 2,4 lít/ngày góp phần cân bằng dung dịch nội môi, thải loại lượng Natri dư thừa cùng các độc tố khác, giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả. Có thể sử dụng nước ép trái cây, các loại trà thảo mộc (trà gừng, trà bạc hà, hoa cúc,…) để tăng khẩu vị. Nếu không được cung cấp đủ nước, thận sẽ hoạt động tích nước lại ở các tế bào nhiều hơn, khiến triệu chứng sưng phù thêm nặng nề.
-
Không sử dụng cà phê: cafein từ cà phê có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, cơ thể tích nước nhiều hơn. Chưa hết, cafein là chất có khả năng cản trở sự hấp thu, có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý các hoạt động thường ngày
-
Chườm mát: sử dụng khăn ngâm nước lạnh hoặc bọc đá chườm lên vị trí bị sưng phù có thể giúp cải thiện triệu chứng an toàn.
-
Trang phục: mẹ bầu nên lựa chọn các loại đầm suông với chất liệu co giãn, thoáng mát, sử dụng giày/dép gót thấp hoặc bệt mang lại cảm giác êm ái cho chân (1 – 3 cm). Nếu cần sử dụng tất (vớ) không nên chọn loại quá bó sát.
-
Vận động: không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh xa các hoạt động gắng sức như chạy, mang vác, tập tạ,… Có thể rèn luyện cơ thể bằng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… (hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất). Chú ý giữ mát cho cơ thể khi tập luyện trong thời tiết nắng nóng.
-
Nghỉ ngơi: mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê cao chân khi nghỉ ngơi để cải thiện sự lưu thông tuần hoàn, từ đó giảm các triệu chứng sưng phù. Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa để tránh thai chèn ép lên tim.
-
Xoa bóp: giúp giảm sưng và thư giãn cơ hiệu quả, tuy nhiên chỉ thực hiện với lực tay nhẹ nhàng. Sử dụng nước ấm ngâm chân và các tinh dầu có lợi cho mẹ bầu (tràm, bạc hà, gừng,…) kèm theo có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn.
-
Một số lưu ý khác: tránh các thói quen xấu như nhịn tiểu, ngồi gác chân, bắt chéo, xếp bằng. Nên thường xuyên duỗi chân hoặc thay đổi tư thế để tránh tình trạng ứ đọng tuần hoàn.
Xoa bóp, mát xa giúp cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm và xử trí các triệu chứng bất thường ở mẹ. Ngoài ra, sản phụ còn được hỗ trợ tư vấn điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp đối với từng giai đoạn mang thai, hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải.
Để chuẩn bị cho sự chào đời của con, mẹ bầu cần nhận được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bao gồm hiện tượng phù chân khi mang thai. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tổng đài 1900.56.56.56 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi