Khi bé bước sang tháng thứ 6, là lúc các mẹ băn khoăn và cần chuẩn bị các món ăn dặm cho bé 6 tháng thật ngon và dinh dưỡng, mục đích cho bé tập ăn, nhận biết mùi vị cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết khác cho bé. Vậy nên, để bé được tăng cân nhanh chóng và ngon miệng hơn, các mẹ hãy tham khảo các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống dưới đây nhé!
Tham khảo thêm:
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?
Có nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?
Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật
Quá trình các mẹ cho bé ăn dặm sẽ bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 và kết thúc khi bé sang tháng thứ 15. Trong quá trình ăn dặm này, bé cần được ăn các món ăn dặm cho bé 6 tháng từ dạng loãng tới dạng đặc dằn, bắt đầu từ các món mịn tới các món ăn thô. Để bé không có cảm giác bị chán ăn mà vẫn có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các mẹ có thể thử các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật.
Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu nhật chính loại thực đơn mà công thức được các mẹ người Nhật chế biến riêng biệt với nhau và sau đó đặt trên cùng một mâm ăn để cho bé chọn ăn. Kiểu ăn dặm này xuất phát với mục đích giúp bữa ăn của bé sẽ ngon hơn, còn tốt hơn cho hệ tiêu hóa nhỏ của bé. Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn giúp kích thích tư duy phân biệt mọi vật và rèn luyện sự tự lập cho bé. Sau đây là một vài thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mà các mẹ có thể tham khảo:
1. Món cà rốt nghiền dành cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Món cà rốt nghiền là một trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật phổ biến và rất dễ làm, ăn ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Để thực hiện món ăn này, các mẹ hãy chuẩn bị:
Nguyên liệu chuẩn bị: Mẹ mua cà rốt và nghiền thật nhuyễn khoảng 2 thìa cà phê, gạo để nấu cháo cũng khoảng 2 thìa cà phê. Cách làm: Các mẹ nấu cháo thật nhuyễn sau đó nghiền cháo trắng ra rồi cho ra bát (Các mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố nếu có). Sau đó, nghiền cà rốt rồi cho lên trên cháo. Khi cho bé ăn, các mẹ có thể cho bé ăn 1 thìa cháo trắng trước rồi có thể cho bé ăn 1 thìa cà rốt nghiền sau. Mẹ của bé cũng có thể trộn cả hai 2 loại với nhau thành hỗn hợp. Lưu ý: Mẹ nên chọn và luộc cà rốt tươi để có thể giữ nguyên được hương vị và đặc biệt là hàm lượng vitamin có bên trong cà rốt.
Món cà rốt nghiền là món ăn dặm phổ biến cho bé 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
2. Đào hấp kết hợp với nước cốt chanh
Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ chuẩn ¼ quả đào, nước cốt chanh nguyên chất với lượng vừa đủ (¼ quả). Cách làm: Sau khi quả đào được gọt vỏ, các mẹ tiến hành bỏ hạt, sau đó cắt hạt lựu thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín (Nếu nhà có lò vi sóng, các mẹ có thể bọc đào trong giấy wrap rồi cho vào đấy trong khoảng thời gian chừng 2 phút). Sau đó, mẹ lấy đào ra rồi nghiền nhuyễn (xay nhuyễn) và trộn với nước cốt chanh. Lưu ý: Phụ huynh không nên quá lạm dụng nước cốt chanh bởi nước chanh được cho vào hỗn hợp chỉ với mục đích để đào không bị thâm. Ngoài ra, nếu các mẹ cảm thấy chanh không cần thiết thì có thể không cần cho vào.
Đào hấp xay nhuyễn (Nguồn: Sưu tầm)
3. Món cháo với rau chân vịt luộc
Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ nấu cháo trắng (Khoảng 2 thìa cà phê), Chuẩn bị rau chân vịt (Sau khi nghiền khoảng 2 thìa cà phê). Cách làm: Sau khi đem rửa sạch rau chân vịt (chỉ dùng lá), các mẹ hãy luộc rau tới chính và nghiền nát chúng. Trộn hỗn hợp này với cháo trắng đã nghiền và cho bé ăn. Lưu ý: Các loại rau mà có lá đối với hệ tiêu hóa của bé rất tốt.
Cháo rau chân vịt tốt cho hệ tiêu hóa của bé 6 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
4. Súp sữa kết hợp bí đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị: 20g bí đỏ tươi, ½ cốc sữa của bé đang uống (Khoảng 60ml). Cách làm: Đây là món ăn dinh dưỡng trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, các mẹ hãy đem bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa thật sạch, sau đó cắt miếng nhỏ rồi luộc/ hấp chín trong khoảng 5 phút. Mẹ có thể pha sữa bột mà bé đang dùng theo đúng tỷ, rồi cho bí đỏ đã chín vào chung và đun với nhỏ lửa cho tới khi hỗn hợp mềm nhừ. Cuối cùng các mẹ hãy đem hỗn hợp trên nghiền nhỏ là bé có thể dùng được. Lưu ý: Mẹ nên chọn và mua loại bí đỏ có màu đậm, bởi vì bên trong chúng giàu vitamin A hơn so với bí đỏ tươi.
5. Cháo đậu cô ve
Nguyên liệu chuẩn bị: Tương tự với các món cháo trên, các mẹ nấu cháo trắng (Khoảng 2 thìa cà phê), đậu cô ve cũng được nghiền, số lượng thành phẩm khoảng 2 thìa cà phê. Cách làm: Đậu cô ve sau khi đã được nhặt, mẹ hãy rửa sạch và đem chúng trần qua nước sôi để bớt mùi nồng rồi hãy đem luộc chín tới khi mềm nhừ. Cuối cùng các mẹ hãy trộn chúng với nhau, đem hỗn hợp xay nhuyễn và cho bé ăn.
6. Súp khoai tây món ăn dặm ngon cho bé
Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ hãy chuẩn bị khoai tây ước chừng khoảng 5 gam, nước luộc rau hoặc nước dashi. Cách làm: Các mẹ hãy luộc/ hấp khoai tây thật mềm và nghiền cho đến khi mịn. Trộn đều khoai tây trên cùng với nước luộc rau hoặc nước dashi là mẹ đã có một món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật cực kỳ ngon miệng và bổ dưỡng.
7. Rau cải trộn với đậu hũ
Nguyên liệu chuẩn bị: Các mẹ hãy chọn và mua rau cải tươi trọng lượng khoảng 15 gam, đậu hũ cũng khoảng 15 gam. Cách làm: Các mẹ hãy luộc chín rau cải và cả tàu hủ (Làm riêng biệt) và nghiền thật nhuyễn, mịn. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp rau cải và đậu hũ là bé có thể ăn dặm được.
Rau cải trộn với đậu hũ là món ăn dặm lạ cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
8. Cháo bánh mì và sữa chua
Nguyên liệu chuẩn bị: Tương tự các món trên, các mẹ cũng hãy chuẩn bị cháo khoảng 10 gam, bánh mì và sữa chua (10 gam. Cách làm: Các mẹ bánh mì vào nước sôi cho đến khi nào chín nhừ mềm thì hãy lấy ra. Trộn đều bánh mì nhừ, cháo và sữa chua lại với nhau thành hỗn hợp, xay nhuyễn là bé có thể ăn.
Các món ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đang ngày càng được các bố mẹ yêu thích. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp BLW được tốt nhất, phụ huỳnh cần phải tìm hiểu kỹ nguyên tắc và cách thức thực hiện để đem hiệu quả tốt nhất cho bé. Xem chi tiết phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì tại đây
Sau đây là thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu BLW.
Thực đơn ăn dặm BLW cho các bé mới bắt đầu ăn từ ngày 0 đến ngày 15 Ngày 0: Súp lơ, bí ngòi các mẹ đem luộc, còn ớt chuông thì các mẹ hãy hấp để đảm bảo chất dinh dưỡng. Ngày 1: Cà rốt, bí hương, mướp hương được chế biến bằng cách luộc. Ngày 2: Táo, đậu xanh, khoai lang luộc. Ngày 3: Cà rốt, su su, bí đỏ và măng tây hấp. Ngày 4: Đậu đũa, bí đỏ, su su hấp và thanh long. Ngày 5: Măng tây, cà rốt, đậu đũa hấp và dưa chuột. Ngày 6: Mướp hấp, bí đỏ hấp, măng tây hấp, bí đao hấp. Ngày 7: Bí ngô, đậu xanh hấp mềm nhừ và nho. Ngày 8: Bí xanh, mướp hương hấp với hành tây và măng tây. Ngày 9: Su su, cà rốt hấp và cà chua măng tây hấp, đu đủ. Ngày 10: Mướp, cà rốt hấp cùng với đậu đũa hấp, xoài. Ngày 11: Đu đủ, cà chua và bí xanh hấp với su su và măng tây hấp. Ngày 12: Hành tây và mướp hấp, quả xoài, đậu đũa, cà rốt và quả bầu trắng hấp. Ngày 13: Bầu trắng và cà chua hấp cùng với cơm nát cuộn cùng rong biển, đậu đũa, hành tây, su su hấp. Ngày 14: Xoài cùng bí xanh hấp kết hợp với hành tây, đậu đũa, cà rốt, su su hấp. Ngày 15: Dưa chuột với đu đủ và món cơm nát cuộn với rong biển, đậu đũa, su su, hành tây hấp.
Thực đơn ăn dặm BLW cho các bé mới bắt đầu ăn từ ngày 16 đến ngày 29
Ngày 16: Lúc này bé có thể ăn trứng chiên cùng với ngô ngọt hấp, măng tây, cà rốt, bí ngòi, ớt chuông hấp. Ngày 17: Xoài, cơm nát cuộn với rong biển, mướp, ớt chuông hấp kết hợp với bí xanh, đậu đũa hấp. Ngày 18: Lòng đỏ trứng áp chảo với ít dầu oliu, cùng với mướp, su su, đậu đũa hấp. Ngày 19: Xoài, cơm nắm với hạt chia, mướp và ớt chuông hấp cùng hành tây, bí xanh hấp. Ngày 20: Chả tôm hạt sen nấm, bí xanh hấp, spaghetti bí đỏ, xoài. Ngày 21: Ớt chuông, bông cải trắng hấp và quả thành long. Ngày 22: Bò xào với ớt chuông và hành tây, dưa chuột, quả bơ. Ngày 23: Ớt chuông và khoai lang hấp, chuối, kiwi, bò xào với tỏi. Ngày 24: Su su, củ cải luộc, táo nướng với quế. Ngày 25: Măng tây, cà tím nướng, quả dưa lưới. Ngày 26: Cơm ruốc với cá hồi, đỗ xào với thịt bò, đậu bắp luộc, quả chuối. Ngày 27: Bánh mì sandwich, quả dưa hấu, ngô và bao tử hấp, bò cháy tỏi. Ngày 28: Bí xanh cuộn với tôm, kiwi, cà rốt và bí đỏ hấp. Ngày 29: Khoai lang luộc, chuối, thịt bò xào với ngô và bao tử.
Tham khảo: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi
Các mẹ có thể linh hoạt khi lên thực đơn cho bé với phương pháp BLW (Nguồn: Sưu tầm)
Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống
1. Cháo sườn heo
Cháo sườn là một món không thể thiếu trong các món cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi. Cháo sườn không những giàu chất dinh dưỡng mà quá trình chế biến lại đơn giản, dễ thực hiện.
Cách làm:
Rửa sạch và luộc sơ sườn heo. Cho sườn và gạo vào nồi nước rồi nấu cho đến khi cháo nhừ. Gỡ thịt ở sườn ra rồi băm nhỏ. Cho thịt sườn băm vào nồi rồi khuấy đều, nêm nếm gia vị nếu cần.
Tham khảo:Các món cháo dinh dưỡng cho bé
2. Cháo đậu hũ và lòng đỏ trứng
Đậu hũ và lòng đỏ trứng đều chứa nhiều protein, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Một lưu ý là không giống như cà rốt và bí ngô, đậu hũ và trứng là các thực phẩm rất mềm nên mẹ không cần nấu lâu trên bếp.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mẹ chuẩn bị ½ miếng đậu hủ. 1 quả trứng gà (Nếu có trứng gà so càng tốt). 20g gạo để nấu cháo.
Cách làm:
Đổ gạo và nước vào nồi cơm điện rồi ninh nhừ. Nghiền nhuyễn đậu hũ. Luộc trứng trong khoảng 8 phút. Gỡ vỏ trứng và tách lòng trắng trứng rồi nghiền lòng đỏ. Khi cháo chín, đổ đậu hũ và lòng đỏ trứng đã nghiền vào rồi khuấy đều.
3. Cháo thịt bò và bí đỏ
Cháo thịt bò bí đỏ là một trong những món cháo dinh dưỡng mà các mẹ nên ghi ngay vào trong sổ tay các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Thịt bò có hàm lượng protein cao gấp đôi so với thịt heo, trong khi bí đỏ chứa các chất muối khoáng, vitamin và acid hữu cơ tốt cho cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mẹ chuẩn bị khoảng 10g thịt bò. Quả bí đỏ. 20g gạo để nấu cháo.
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch rồi băm nhuyễn. Bí đỏ gọt vỏ, luộc chín, dùng thìa tán nhỏ. Cho gạo vào nồi rồi ninh nhừ. Khi cháo chín, cho thịt bò băm vào, đợi khoảng 10 phút thì cho tiếp bí đỏ vào. Đợi cháo sôi lại rồi tắt bếp.
4. Cháo cá trắng nhỏ và cà rốt
Cá trắng nhỏ giàu canxi và chất sắt, rất tốt cho sự phát triển của xương và răng. Cà rốt giàu vitamin A, hỗ trợ thị lực của mắt. Trong số các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, cách nấu loại này tuy đơn giản nhưng lại mang đến cho bé một món ăn ngon với vị đậm đà của thịt cá kết hợp với vị ngọt nhẹ thanh mát của cà rốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mẹ chuẩn ½ củ cà rốt tươi. Khoảng 1g cá trắng nhỏ được làm sạch. Khoảng 20g gạo để nấu cháo.
Cách làm:
Gọt vỏ cà rốt và xắt nhỏ. Rửa sạch cá trắng nhỏ (ngâm trong nước nếu mẹ sử dụng cá khô). Đổ gạo, nước, cà rốt và cá vào nồi cơm điện rồi ninh nhừ. Nếu cà rốt chưa mềm, mẹ có thể nghiền nhuyễn chúng trước khi cho bé ăn.
5. Cháo thịt bò với măng tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Nửa bát cháo trắng (Khoảng 20g gạo). Cần 1 cây măng tây. Khoảng 10g thịt bò. Dầu ăn (Tốt nhất là dầu ô liu, dầu mè).
Cách làm:
Rửa sạch sẽ các thực phẩm trê bằng nước lạnh, măng tây các mẹ cắt khúc và lấy phần non. Thịt bò các mẹ hãy băm/ xay nhuyễn. Sau khi đã chuẩn bị xong các bước trên thì bắt nồi lên trên bếp cho ít dầu ô liu/ dầu mè). Tiếp theo đó hãy cho thịt bò, măng tây vào xào và đảo đều cho đến khi chín tới thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi nghiền/ xay nhuyễn (Các mẹ có thể cho vào cháo sau đó xay chung). Nấu cháo thật nhừ và nhuyễn, sau đó cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa đảo đều vài phút rồi hãy tắt bếp. Sau đó bé có thể thưởng thức.
Cháo măng tây thịt bò dinh dưỡng cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
6. Cháo tôm và rau chân vịt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các mẹ chuẩn bị khoảng nửa bát cháo trắng (20g gạo). Khoảng 3 con tôm. Mua khoảng 1 nắm rau chân vịt (Lưu ý các mẹ chỉ nhặt và lấy phần lá). Dầu ăn dành cho em bé.
Cách làm:
Làm sạch nguyên liệu trên: Tôm bóc vỏ và lấy hết gân đen ở sống lưng của tôm, rau chân vịt rửa sạch. Sau đó các mẹ hãy xay hoặc băm nhỏ tôm và rau thật nhuyễn, nhưng nhớ để 2 nguyên liệu này riêng. Xào và đảo đều tôm trước rồi hãy cho cháo vào nấu chung, để lửa nhỏ liu riu và nấu cho tôm thật mềm. Cho đến khi gần chín thì mới cho rau chân vịt vào. Khuấy đều và đợi 1 lúc là có thể cho bé dùng được.
7. Cháo trắng cùng với hạt sen nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Hạt sen khoảng 30g. Cháo trắng cỡ 2 thìa cà phê. Bơ chín và sữa mẹ (hoặc sữa bột mà bé đang dùng) với lượng vừa đủ.
Cách làm:
Hãy đem hạt sen lược bỏ tâm, sau đó luộc cho chín mềm. Rồi, đem nghiền hoặc rây qua lưới cho thật mịn. Sữa bột mà bé dùng các mẹ pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen đã nghiền/ xay. Mẹ cũng có thể tận dụng nước hầm hạt sen trên để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng rất tốt. Bơ nghiền/ xay mịn cùng với sữa và cho bé ăn để tráng miệng.
8. Cháo trắng kết hợp với bắp ngọt và cà rốt hấp
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mẹ chuẩn bị sẵn cháo trắng (2 thìa cà phê). Ngô ngọt khoảng 1 thìa cà phê; Cà rốt cũng khoảng 1 thìa cà phê.
Cách làm:
Cháo trắng mẹ nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 (1 gạo, 10 nước) rồi hãy đem rây qua lưới cho thật mịn. Ngô và cà rốt, mẹ có thể luộc/ hấp riêng , sau khi củ chín mềm, mẹ hãy đem nghiền mịn. Khi bé ăn thì để cháo ra bát, rồi hãy cho ngô và cà rốt lên phía trên rồi đảo đều là bé có thể dùng được.
9. Cháo tôm là món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dễ nấu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Khoảng 20g gạo tẻ để nấu cháo. Mẹ chuẩn bị khoảng 150g tôm đã được rửa sạch. Nước hầm xương ống. Mẹ chuẩn ½ thìa nhỏ dầu ăn dành cho em bé.
Cách làm:
Gạo sau khi mẹ vo sạch thì đem đi nấu cháo. Đối với tôm mẹ hãy rửa sạch và bóc vỏ tôm cũng như chỉ tôm rồi đem băm/ xay nhỏ. Mẹ hãy lưu ý là rút chỉ lưng của tôm thật kỹ trước khi nấu cháo cho bé ăn dặm. Khi cháo đã sôi, các mẹ hãy đem tôm đã được chuẩn bị sạch sẽ cho vào, sau đó để nhỏ lửa cho đến khi cháo chín mềm thì tắt bếp. Cuối cùng, mẹ cho hỗn hợp cháo và tôm vào máy xay sinh tố để xay thật nhuyễn và cho tiếp ½ thìa dầu ăn dành cho em bé là có thể cho bé dùng được.
Ngoài món cháo tôm trên, các mẹ còn có thể kết hợp nguyên liệu tôm với một số loại rau củ khác để làm các món ăn dặm cho bé 6 tháng rất tốt như cháo tôm rau dền, cháo tôm cải xanh,… Điều này sẽ tạo thành những món cháo tôm ngon khác cho bé đỡ ngán và cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng phong phú từ rau củ.
10. Cháo thịt heo kết hợp với khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mẹ chuẩn bị cỡ 20g gạo tẻ để nấu cháo cho bé. Khoảng 20g thịt heo nạc. Chuẩn bị 1 củ khoai tây.
Cách làm:
Gạo tẻ sau khi được rửa sạch, các mẹ hãy nấu sôi để làm cháo. Thịt heo sau khi mẹ đã được rửa sạch, hãy đem xay nhuyễn hoặc băm thật nhỏ. Khoai tây các mẹ cũng chế biến bằng cách gọt vỏ đem băm nhuyễn. Khi cháo đã sôi, các mẹ hãy cho thịt heo đã băm ở trên cùng với khoai tây nghiền vào nồi rồi tiếp tục nấu cho chín mềm. Khi hỗn hợp này chín, mẹ hãy cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho thêm một chút dầu ăn dành cho bé là đã xong. Lưu ý, nếu mẹ rây nhuyễn thì mùi vị cháo được thơm ngon hơn.
>> Xem thêm:
Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Hy vọng những cách nấu cháo ăn dặm cho bé nói trên đã giúp mẹ chuẩn bị được một danh sách các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thật đa dạng nhé! Nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết nấu gì cho bé ăn dặm mỗi ngày, hãy tham khảo công cụ của Huggies nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.babycenter.com/baby/solids-finger-foods/age-by-age-guide-to-feeding-your-baby_1400680
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months