Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có 3-5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây tốn kém cho gia đình và trở thành gánh nặng của toàn xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, điều kiện vệ sinh kém và thực phẩm bẩn là những nguyên nhân gây ra 432.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh tiêu chảy và là yếu tố chính của các bệnh như giun đường ruột, bệnh mắt hột và bệnh sán… Tại Việt Nam, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trong đó 55% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ là do Rotavirus.
Năm 2012, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc, nhẹ cân, chậm lớn, hậu quả về lâu về dài có thể khiến thể chất yếu ớt, kém phát triển trí tuệ.
Việt Nam cũng là một trong nhiều nước đang phát triển chịu tổn thất lớn do bệnh tiêu chảy gây ra. Trong những bệnh được công bố ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mỗi năm có khoảng 1.100 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy.
Bác sĩ Vũ Thị Toàn cho biết, chưa nhận thức được sự nguy hiểm của tiêu chảy, nhầm lẫn giữa tiêu chảy và tình trạng đi ngoài sinh lý của trẻ dẫn tới chậm trễ điều trị, hoặc mọi can thiệp có thể sẽ không cần thiết và không hiệu quả.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?
Tiêu chảy (diarrhea) là tình trạng thường gặp ở trẻ, biểu hiện qua việc đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
Tiêu chảy thường có liên quan đến nguyên nhân nhiễm khuẩn, đây là tình trạng thường gặp nhất gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trong đó có rotavirus, vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp thì có 1 trẻ nhiễm virus rota. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
Dị ứng, kích thích sữa mẹ cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và thường kết thúc trong 24h nếu phát hiện và xử trí kịp thời.
Các loại tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Theo tổ chức Vị tràng học Thế giới (World Gastroenterology Organisation), tiêu chảy là đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày, được phân loại như sau:
- Tiêu chảy do bị kích thích bài tiết: là tiêu chảy do tăng sự kích thích hoặc do không dung nạp do độc tố của khuẩn tả làm kích thích bài tiết ion âm, đặc biệt là ion clorua. Ngay cả khi không ăn, tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục.
- Tiêu chảy thẩm thấu: là tình trạng tiêu chảy khi có quá nhiều nước được kéo vào ruột hoặc do tiêu hóa kém (do mắc bệnh về tụy hoặc bệnh Coeliac), do các thuốc nhuận tràng thẩm thấu gây ra ( thuốc này hoạt động làm dịu chứng táo bón bằng cách kéo nước vào ruột).
- Tiêu chảy rỉ mủ: là loại tiêu chảy trong phân có lẫn máu và mủ. Tiêu chảy này thường do các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng như E.coli, hay những dạng ngộ độc thực phẩm gây ra.
- Kiết lỵ: Là tình trạng tiêu chảy có kèm máu thấy rõ trong phân. Máu là dấu hiệu cho thấy mô ruột bị xâm lấn. Lỵ là một trong các triệu chứng của bệnh Shigella, Entamoeba histolytica, và Salmonella.
Triệu chứng của tiêu chảy sơ sinh
Khi bị tiêu chảy, trẻ thường mệt mỏi, bỏ bú, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân lỏng có màu vàng hoặc xanh, có thể có máu. Mất nước là biểu hiện đáng lo nhất của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện cảnh báo theo từng mức độ như sau:
Mất nước mức độ nhẹ:
- Khô miệng, khô mắt, khóc ít chảy nước mắt hoặc không chảy nước mắt.
- Đi tiểu ít hơn bình thường.
- Bé mệt mỏi, hay quấy khóc.
Mất nước mức độ vừa:
- Da khô.
- Xuất hiện hiện tượng trũng mắt.
- Bé lờ đờ hoặc li bì.
Mất nước mức độ nặng:
- Thóp trũng, da bé mất khả năng đàn hồi.
- Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ.
- Rất lờ đờ, lo bì có khi hôn mê, bất tỉnh.
- Mạch đập nhanh, tụt huyết áp.
Ngoài ra, theo bác sĩ Vũ Thị Toàn, nếu trẻ tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần có khả năng trẻ mắc tiêu chảy cấp. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Biến chứng của tiêu chảy sơ sinh
Bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít bậc phụ huynh do chưa thực sự hiểu rõ về bệnh nên đã có những phương pháp điều trị sai lầm, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh.
Biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy là mất nước, nếu không bù nước kịp thời, mất nước có thể làm trẻ suy kiệt gây trụy mạch, suy thận cấp và tử vong. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy dinh dưỡng.
Theo TTƯT.TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome miền Bắc, khi bị tiêu chảy, vi khuẩn, virus hoặc độc tố của chúng sẽ làm cho màng ruột của trẻ bị tổn thương, gây nên tình trạng thiếu enzym chuyển hóa đường lactose. Lactose không thể chuyển hóa sẽ tích lũy trong lòng ruột mà không được dung nạp. Hơn nữa, nhiều phụ huynh thường có quan niệm rằng, bé tiêu chảy phải kiêng ăn, điều này làm cho niêm mạc ruột chậm hồi phục. Đây chính là nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Suy dinh dưỡng và tiêu chảy là một vòng xoắn bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ dần dần trở nên biếng ăn, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển, tầm vóc và trí tuệ của trẻ.
Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Nhấn mạnh về vai trò của sữa mẹ trong những tháng đầu đời của trẻ, bác sĩ Vũ Thị Toàn khẳng định, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Lượng đường trong sữa mẹ dễ chuyển hóa thành đường sữa, giúp vi khuẩn axit lactic phát triển, ức chế sự sinh sôi trực khuẩn đại tràng, giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ.
Ngoài ra, cần phải chủ động cải thiện tình trạng vệ sinh nơi ở, sử dụng nguồn nước sạch. Mẹ cần phải rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú, thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã và các thực phẩm chưa chín kỹ. Xử lý phân trẻ nhỏ vệ sinh, an toàn.
Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus ngay từ 6 tuần tuổi là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus. Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus dành cho trẻ với lịch uống như sau:
- Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên lúc 6 tuần tuổi, liều thứ 2 sau liều đầu tiên 4 tuần. Cần uống đủ 2 liều trước 24 tuần tuổi.
- Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, 2 liều còn lại cách nhau 1 tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.
- Vắc xin Rotavin-M1 (Việt Nam): uống 2 liều; liều đầu tiên uống khi trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ 2 uống sau liều đầu tiên 1-2 tháng. Cần uống đủ 2 liều trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Tại VNVC, trẻ sẽ được miễn phí khám hoàn toàn trước khi uống vắc xin Rotavirus, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sàng lọc, đảm bảo bé đủ điều kiện sức khỏe để uống vắc xin đồng thời được theo dõi phản ứng sau tiêm sát sao trong vòng 30 phút.
VNVC có đội ngũ nhân viên, bác sĩ, điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý giúp bố mẹ hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi đưa trẻ đến chủng ngừa. Các tiện ích như bỉm tã miễn phí, wifi miễn phí, nước uống miễn phí, giữ xe miễn phí, khu vui chơi trong nhà miễn phí, khăn giấy khô/ướt miễn phí… đã giúp VNVC trở thành điểm tiêm chủng “vàng” của mọi gia đình và bé yêu.
Để đặt lịch uống vắc xin Rotavirus và các vắc xin khác, vui lòng liên hệ hotline 028.7300.6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được hướng dẫn.