Giúp mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy | TCI Hospital

Vì sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhưng mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân chính khiến bé bị tiêu chảy sau đây:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, tiêu biểu như rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng giardia. Khị bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn này khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nước, kèm theo các triệu chứng như nôn, mửa, đau dạ dày, đâu đầu, sốt.

Không dung nạp lactose

Lactose là một thành phần có trong sữa (sữa tươi, sữa công thức và cả sữa mẹ). Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho làm lượng lactose bị tích tụ nhiều ở ruột và gây ra các vấn đề đường ruột trong đó có tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, với những trẻ không bú mẹ mà bú sữa công thức hệ tiêu hóa của con có thể phản ứng trước những tác nhân gây kích ứng từ sữa. Hay những bé trên 6 tháng mẹ, bắt đầu cho con ăn dặm, khi này hệ tiêu hóa của con phải chống chọi với các thực phẩm bên ngoài nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải các thức ăn lạ, chứa virus, vi khuẩn gây bệnh khiến bé tiêu chảy, nôn mửa,… Ngoài ra trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… cũng dễ bị tiêu chảy.

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bé bị tiêu chảy. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Do đó, để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến phân của bé.

– Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc toàn nước và màu sắc phân cũng có sự thay đổi, mùi tanh, có thể có chất nhầy.

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân có thể kèm chất nhầy và dính lẫn cả máu. Khi này bé thường có biểu hiện khói chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, trẻ nôn ói.

– Đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy do tả, trẻ thường tiêu chảy ồ ạt, phân đi có màu trắng đục như nước vo gạo, hơi tanh mùi cá.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến các biểu hiện mất nước và một số biểu hiện như nôn, ói, sốt, đau bụng,… Nên cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để bé được kiểm tra, phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thế nào hiệu quả

Mẹ cần lưu ý 5 điều sau khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy:

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, việc đầu tiên là tránh để bé bị mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.

– Vệ sinh cơ thể, vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, vệ sinh tay và núm vú sạch sẽ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ.

– Khi vệ sinh phân, tã của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân làm lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

– Tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy.

– Cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để được xử trí kịp thời.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh, nếu không phát hiện và đưa bé đi thăm khám sớm bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, ngay khi mẹ nhận thấy các triệu chứng nặng mẹ nên cho bé đi thăm khám ngay với bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt.

Giúp mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy | TCI Hospital

Vì sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhưng mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân chính khiến bé bị tiêu chảy sau đây:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, tiêu biểu như rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng giardia. Khị bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn này khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nước, kèm theo các triệu chứng như nôn, mửa, đau dạ dày, đâu đầu, sốt.

Không dung nạp lactose

Lactose là một thành phần có trong sữa (sữa tươi, sữa công thức và cả sữa mẹ). Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho làm lượng lactose bị tích tụ nhiều ở ruột và gây ra các vấn đề đường ruột trong đó có tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, với những trẻ không bú mẹ mà bú sữa công thức hệ tiêu hóa của con có thể phản ứng trước những tác nhân gây kích ứng từ sữa. Hay những bé trên 6 tháng mẹ, bắt đầu cho con ăn dặm, khi này hệ tiêu hóa của con phải chống chọi với các thực phẩm bên ngoài nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải các thức ăn lạ, chứa virus, vi khuẩn gây bệnh khiến bé tiêu chảy, nôn mửa,… Ngoài ra trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… cũng dễ bị tiêu chảy.

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bé bị tiêu chảy. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Do đó, để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến phân của bé.

– Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc toàn nước và màu sắc phân cũng có sự thay đổi, mùi tanh, có thể có chất nhầy.

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân có thể kèm chất nhầy và dính lẫn cả máu. Khi này bé thường có biểu hiện khói chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, trẻ nôn ói.

– Đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy do tả, trẻ thường tiêu chảy ồ ạt, phân đi có màu trắng đục như nước vo gạo, hơi tanh mùi cá.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến các biểu hiện mất nước và một số biểu hiện như nôn, ói, sốt, đau bụng,… Nên cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để bé được kiểm tra, phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thế nào hiệu quả

Mẹ cần lưu ý 5 điều sau khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy:

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, việc đầu tiên là tránh để bé bị mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.

– Vệ sinh cơ thể, vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, vệ sinh tay và núm vú sạch sẽ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ.

– Khi vệ sinh phân, tã của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân làm lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

– Tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy.

– Cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để được xử trí kịp thời.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh, nếu không phát hiện và đưa bé đi thăm khám sớm bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, ngay khi mẹ nhận thấy các triệu chứng nặng mẹ nên cho bé đi thăm khám ngay với bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt.