Các câu hỏi thường gặp về Túi Nhai Ăn Dặm Chống Hóc kidsme.
1. Lợi ích của việc sử dụng túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme.
– Trong quá trình sử dụng túi nhai kidsme, việc Bé nhai kích thích nướu răng phát triển tốt, không bị tình trạng mọc răng lệch so với cách ăn truyền thống (các Bé ăn theo phương pháp truyền thống có thói quen nuốt nhiều hơn nhai).
– Ngoài ra khi con tập nhai, nước bọt được tiết ra nhiều hơn để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Cơ hàm hoạt động kích thích dây thần kinh bơm máu lên não, não Bé sẽ làm việc nhiều hơn và sẽ thông minh hơn.
– Khi Bé nhai và dùng lưỡi mút thức ăn từ túi nhai, lưỡi làm việc nhiều hơn rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của Bé sau này.
– Sử dụng túi nhai là sự kết hợp của tay và miệng, các ngón tay bé xíu của Bé sẽ tập luyện sự cầm nắm, sự khéo léo, điều chỉnh túi nhai thích hợp khi đưa vào miệng.
– Túi nhai ăn dặm kidsme là giải pháp tối ưu tập cho Bé ăn thô, các Bé được tập ăn thô sớm sẽ không bị mắc phải các trường hợp phổ biến hiện nay là đến lớn 3-4 tuổi các Bé vẫn phải ăn cháo xay.
– Đặc biệt các Ba Mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cùng với phương pháp ăn dặm chủ động kidsme. Như dùng túi nhai chỉ để ăn riêng rau củ, ăn riêng thịt cá, bình bóp kidsme ăn riêng cháo bột. Bé sẽ thỏa thích làm chủ bữa ăn của mình mà không phụ thuộc vào Ba Mẹ.
– Hình thành thói quen ăn chủ động, tập cho Bé sự tự lập, giúp ích cho việc ăn uống khi đi học sau này của Bé.
2. Cách sử dụng hiệu quả túi nhai ăn dặm kidsme khi cho Bé ăn dặm chủ động.
– Khi Bé được 4 tháng tuổi, Mẹ nên bắt đầu tập cho Bé ăn một số loại trái cây (như chuối, bơ, nho…) bằng túi nhai ăn dặm kidsme. Đây là giai đoạn Bé khám phá thế giới thông qua miệng nên bất cứ gì cầm nắm được Bé sẽ đưa vào miệng. Mẹ nên kết hợp nhu cầu tập nhai tự nhiên này và sử dụng túi nhai kidsme để giới thiệu đến Bé các vị thức ăn đầu đời ngoài sữa.
– Theo các chuyên gia, khoảng 4-5 tháng tuổi các Bé đã có thể ăn các loại trái cây mềm như chuối và bơ. Việc ăn trái cây giúp Bé cung cấp vitamin C và các chất tự nhiên, ngoài ra trái cây sẽ làm sạch miệng Bé và hệ tiêu hóa non nớt của Bé – giúp Bé sẽ bú ngon miệng hơn vào cử sữa sau. Việc ăn trái cây trong 4-5 tuần tiếp theo là bước đầu để đến tháng thứ 6 Bé bắt đầu ăn cháo, bột, thịt, cá…
– Các Mẹ nên nhớ khi cho Bé ăn cháo bột phải theo thứ tự: bột ngọt => bột mặn, từ số lượng ít => số lượng nhiều. Trong quá trình Bé ăn bột, cháo các Mẹ để ý xem con ăn có ngon miệng không, có vui và thích thú không. Đặc biệt theo dõi Bé sau các bữa ăn (nhất là khi thử món mới) xem cơ thể Bé có thích nghi tốt không, có bị dị ứng không? Hệ tiêu hóa của Bé con rất yếu nên việc bắt đầu bằng trái cây rồi đến bột ngọt, bột mặn, cháo là các bước mà Mẹ không thể bỏ qua.
3. Cách lựa chọn size ti nhai phù hợp cho Bé.
– Theo quy định của nhà sản xuất thì:
+ Bé 4 tháng: sử dụng size S.
+ Nếu Bé 4-5 tháng hoặc trên 5 tháng mà khuôn miệng nhỏ: sử dụng size M.
+ Nếu Bé trên 6 tháng: sử dụng size L hoặc XL (plus). Size XL chứa nhiều thức ăn hơn 50%, dành cho Bé ăn nhiều, đầu ti nhai thon gọn hơn so với L, phù hợp với miệng Bé hơn.
– Thực tế Mẹ nên lựa chọn size ti nhai dựa trên khoang miệng của Bé to hay nhỏ, sức ăn của Bé là nhiều hay ít, Mẹ muốn tập cho Bé ăn từ ít đến nhiều. Size ti ghi trên hộp của kidsme được thiết kế theo size Châu Âu, nên Mẹ có thể mua nhỏ hơn 1 size để thích hợp kích thước miệng của bé Châu Á.
4. Tại sao ti nhai silicone chuyển sang màu vàng?
Trả lời:
– Silicone được cấu tạo từ ngàn hạt phân tử xếp chồng lên nhau. – Khi silicone tiếp xúc với thực phẩm nhiều chất carotene (Vitamin A) như đu đủ, cam, dưa hấu… sẽ bị lưu màu tại các rãnh xếp của phân tử. – Điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Bé và chất lượng của sản phẩm.
– Các cách khắc phục ti nhai bị vàng: + Không sử dụng thực phẩm đậm màu trong vòng 4-5 lần kế tiếp. + Mẹ nên chuẩn bị mỗi ti silicone cho mỗi loại thức ăn khác nhau như thịt, cá, rau củ và trái cây để Bé không bị lẫn lộn mùi vị. + Thay ti silicone định kỳ mỗi tháng (hoặc nhiều nhất là 2 tháng) một lần để phù hợp với sự phát triển kích cỡ miệng của Bé cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. + Ngoài ra Mẹ có thể ngâm ti nhai trong nước hòa tan với bột baking soda (dùng cho thực phẩm) trong vòng 4 tiếng, ti nhai sẽ phai màu vàng.
5. Kích cỡ của các đầu ti Túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme có to quá không?
Trả lời: Kích thước ti Túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với khoang miệng của trẻ trong từng giai đoạn.
6. Túi nhai ăn dặm kidsme có thể tiệt trùng được không? Trả lời: Được.
– Đối với ti nhai silicone: Trụng trong nước sôi từ 3 – 5 phút hoặc tiệt trùng bằng hơi nước trong các loại máy tiệt trùng. Lưu ý KHÔNG LUỘC ti nhai silicone trong nước sôi. Chất liệu silicone bị đun sôi trong nước với thời gian dài sẽ bị biến dạng, làm mất đi độ mềm dẻo của silicone.
– Phần tay cầm túi nhai: chỉ rửa với nước rửa bình sữa và tráng nước ấm, không đun hoặc trụng trong nước sôi.
7. Bình bóp thức ăn kidsme khác túi nhai ăn dặm kidsme như thế nào? Trả lời:
– Túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme giúp bé tập ăn và nhai thức ăn thô như thịt, cá, củ và trái cây một cách an toàn và tiện lợi. Mẹ nên cho bé tập từ mềm sang cứng. Bé có thể tập từ 4-6 tháng tùy vào nhu cầu và khả năng của bé.
– Bình bóp thức ăn kidsme giúp bé tập ăn và nhai thức ăn dạng lỏng và sệt như cháo, bột, súp… thông qua việc bóp thức ăn từ bình bóp. Ti nhai lỗ tròn dành cho thức ăn dạng sệt và ti nhai lỗ chéo dành cho thức ăn dạng lỏng. Bé có thể sử dụng từ 4 tháng.
8. Túi nhai có làm em bé phụ thuộc sau này? Trả lời:
– Túi nhai ăn dặm chống hóc và bình bóp thức ăn kidsme có những lỗ trên túi nhai, nên khi hết thức ăn bên trong, nó sẽ rỗng; do vậy nó sẽ không giống như loại núm vú giả mà bé muốn ngậm.
– Cũng giống như việc cai bình sữa, khi đã đến giai đoạn bé có nhu cầu ăn nhiều hơn, cha mẹ có thể tập cho bé tự cầm nắm muỗng nĩa để múc ăn, lúc đó bé đã được hình thành thói quen ăn chủ động và không kén ăn vì đã trải qua giai đoạn tập ăn chủ động từ sớm với túi nhai và bình bóp kidsme.
9. Những loại thực phẩm nào phù hợp để bắt đầu quá trình ăn dặm bằng túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme?
Trả lời:
– Thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng như chuối nghiền, khoai lang chín nghiền, bơ nghiền, đậu mềm, thịt gà nguyên chất (mềm và còn nhiều nước, không bị khô ) là những lựa chọn hàng đầu.
– Nếu các thức ăn có vẻ khô, hoặc nếu nó hơi khó thoát ra khỏi túi nhai, hãy ngâm với một chút nước, sữa, hoặc sữa công thức để làm mềm. Lúc đó chúng sẽ dễ thoát ra ngoài. Bạn có thể thử thức ăn lạnh, hoặc là ở nhiệt độ đông lạnh (cho con làm quen với nhiều loại nhiệt độ) , hoặc là rã đông , hoặc làm nóng, rồi cho ăn. Hãy ăn mỗi loại thức ăn mới ít nhất 3 ngày trước khi chuyển sang loại khác.
10. Nhiều khi con tôi bị nôn lúc ăn dặm. Tôi sợ con sẽ bị nghẹn. Vậy tôi nên làm như thế nào?
Trả lời:
– Sử dụng túi nhai ăn dặm chống hóc kidsme là một cách an toàn để cho con bạn ăn dặm, nguy cơ con bị sặc hay nghẹn là rất thấp.
– Phản ứng hơi ho nhẹ nhẹ là 1 phản ứng rất bình thường trong quá trình con luyện tập ăn, bạn không cần quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và quan sát con bạn,
– Tất cả bố mẹ đều cần phải học cách sơ cứu và hô hấp nhân tạo (CPR) cho trẻ sơ sinh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
11. Con tôi dường như không hứng thú với việc ăn dặm, tôi nên làm gì?
Trả lời:
– Hãy đợi thêm một hoặc hai tuần. Con bạn có thể chưa sẵn sàng hoặc cần thêm từ một đến hai tuần để phát triển hơn một chút. Hãy để con bạn chủ động.
– Hãy thử cho con ăn một món khác. Việc con muốn ngậm bất kì thứ đồ gì trong miệng là một hiện tượng cho thấy con có thể bắt đầu ăn dặm. Nếu bạn tiếp tục cho ăn và con bạn vẫn không hứng thú hoặc không có khả năng tự nhai, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.
12. Con tôi rất thích thú khi sử dụng túi nhai và Con cảm thấy khó chịu khi tôi lấy túi nhai ra để đổ đầy thức ăn vào. Tôi phải làm thế nào?
Trả lời:
– Hãy sử dụng túi nhai size lớn hơn.
– Sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị cho con nhiều hơn một túi nhai. Khi con bạn đang ăn từ một túi nhai, bạn có thể chuẩn bị một túi nhai khác, sau đó đổi túi nhai cho con. Như vậy không những giúp con được thưởng thức món ăn liên tục mà còn tạo thêm nhiều lựa chọn món ăn trong một bữa ăn cho con.
–