Bé không chịu uống sữa công thức là vấn đề nan giải mà nhiều bà mẹ bỉm sữa gặp phải. Vậy phải làm sao để giải quyết vấn đề này? Mời mẹ cùng tham khảo những kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
Trường hợp với bé bắt đầu bú sữa công thức
Tìm hiểu nguyên nhân
Bé đã quen với việc được bú ti mẹ nên từ chối làm quen với sữa công thức. Đây là nguyên nhân cơ bản dễ gặp phải nhất.
Bé không thích dùng bình bú và ti giả do chất liệu khác xa do với ti thật.
Sữa công thức mẹ chọn có vị không phù hợp với vị giác của bé. Cũng như người lớn, bé cũng có những vị ưa thích riêng.
Tập cho bé làm quen với sữa công thức
Cách làm đơn giản nhất, mẹ có thể đợi đến khi bé đói thì cho bé sử dụng bình sữa và bú sữa công thức. Lúc này bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé quá đói bởi lúc này bé dễ cáu kỉnh và khó ăn hơn.
Khi sử dụng cách làm này một vài lần nhưng không thấy hiệu quả, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
Pha trộn sữa công thức vào sữa mẹ: Đây là cách làm bất khả kháng và không khuyến khích dùng. Tuy nhiên để sữa có được mùi vị gần sữa mẹ nhất, mẹ có thể áp dụng cách làm này. Bắt đầu với một chút ít sữa công thức pha trộn vào sữa mẹ, sau đó giảm dần lượng sữa mẹ và tăng dần lượng sữa công thức đến khi bé quen với mùi vị sữa ngoài.
Lựa chọn các loai núm ti tốt, có chất liệu gần giống với ti mẹ nhất để bé làm quen. Mẹ làm ấm núm giả trước khi cho bé ti sẽ giúp bé dễ chấp nhận hơn.
Mẹ xoa một chút sữa mẹ lên núm da để dụ bé.
Đôi khi, đơn giản là bé không thích bú bình, mẹ có thể cho bé ăn bằng muỗng hoặc cốc.
Kiểm tra lại loại sữa công thức đang dùng và chuyển sang loại sữa mới để tìm ra mùi vị nào thu hút bé hơn. Chính vì vậy thời gian đầu mẹ chỉ nên mua các sản phẩm sữa hộp nhỏ để thay thế khi cần sẽ đỡ phí hơn.
Trường hợp bé đang bú sữa công thức thì đột nhiên từ chối
Tìm hiểu nguyên nhân
Mẹ đột nhiên đổi loại sữa, khác về mùi vị và hệ tiêu hóa của bé chưa kịp làm quen.
Bé bắt đầu “chán” loại sữa công thức đang dùng;
Bé bị ốm, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chán ăn;
Ba mẹ thay đổi môi trường sống: chuyển nhà, chuyển phòng cho bé, thay đổi người chăm trẻ…
Bé được cho ăn quá nhiều dẫn tới ngang dạ hoặc mẹ ép bé uống quá nhiều khiến bé sợ và từ chối.
Giải pháp cho mẹ
Trường hợp bé chưa quen với vị sữa mới, mẹ có thể cho bé sử dụng lại loại sữa cũ. Nguyên tắc khi thay đổi loại sữa cho bé đó là mẹ thay thế một cách từ từ, một cữ sữa cũ đan xen với một cữ sữa mới. Điều này giúp bé dần quen với mùi vị sữa mới và cũng giúp hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi;
Nếu bé đang gặp tình trạng chán sữa, mẹ có thể giảm cữ và bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá…Với các bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé sử dụng sữa tươi thay thế.
Mẹ nên tìm hiểu lượng sữa thích hợp với nhu cầu ở từng độ tuổi của bé.
Các mẹo hay cho mẹ để bé thích dùng sữa ngoài hơn
Tạo cảm giác bú bình như bú mẹ
Mẹ nên tạo sự gần gũi với bé khi cho bé bú bình như khi cho bé bú mẹ. Không nên tạo khoảng cách giữa hai mẹ con và thường xuyên gọi bé với những âm thanh gần gũi để bé có cảm giác yên tâm khi ti bằng bình sữa.
Nếu bé khóc, mẹ nên dỗ dành cho bé nín rồi mới cho ăn. Thường thì bé sẽ khóc khi đói nên tốt hơn hết mẹ nên cho bé ăn trước khi bé khóc. Một vài biểu hiện của bé khi đói: tay chân ngọ nguậy, miệng mở, chóp chép, quơ tay để tìm kiếm vật cho vào miệng…
Mẹ chọn nơi yên tĩnh để bé bú bình
Thời gian bắt đầu và kết thúc bữa ăn của bé nên hợp lý để hấp thu hết các chất dinh dưỡng. Để làm được điều này, bé cần được tập trung và nơi ồn ào sẽ khiến sự tập trung của bé giảm xuống rất nhiều.
Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa mẹ không được cho bé ăn khi đông người. Dù vậy, khi ở nhà mẹ nên tạo ra không gian yên tĩnh cho bữa ăn của bé. Mẹ nên tắt tivi và không nói chuyện điện thoại.
Vuốt lưng cho bé khi bé bị trớ
Khi bé bị trớ, nhiều mẹ nghĩ đến nguyên nhân là bé bị dị ứng. Tuy nhiên không phải vậy, nguyên nhân chính khiến bé trớ đó là do bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé uống một chút nước, điều này giúp không khí bị đẩy ra ngoài và tránh cho bé bị đầy hơi.
Khi bé bị trớ, mẹ có thể vuốt lưng để bé hết trớ. Cách vuốt lưng cho bé như sau: Cho bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, một tay giữ ngực và bụng bé, tay còn lại vuốt lưng cho bé đều từ trên xuống dưới.
Bé sẽ ngừng bú sữa khi bé no
Bé hoàn toàn tự biết ngưng bú khi đã cảm thấy no. Mẹ không nên ép bé bú quá nhu cầu. Điều này dễ khiến bé gặp các vấn đề về cân nặng. Chính vì vậy mẹ nên tìm hiểu các biểu hiện khi bé đã no để đảm bảo mức cân nặng hợp lý cho bé.
Thêm cơ hội lựa chọn
Vào các bữa chính và phụ, hãy dò hỏi xem bé muốn dùng mùi vị sữa gì để có thể chủ động chọn loại sữa mà bé ưng ý nhất.
Tạo sự hứng khởi
Một số chi tiết nho nhỏ có thể giúp mẹ tạo thêm sự hứng khởi cho bữa ăn của bé: sử dụng loại cốc có hình dáng, màu sắc mà bé thích nhất, tạo cho bé cảm giác mong chờ uống sữa khi chúng được đựng trong những vật dụng ưa thích.
Đa dạng các loại sản phẩm từ sữa
Bên cạnh sữa bột hay sữa nước, mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho bé bằng các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, kem, váng sữa hay phô mai. Kết hợp các sản phẩm này với các loại hoa quả bé yêu thích để giúp đa dạng bữa ăn cho bé mà vẫn đảm bảo dưỡng chất đầy đủ.
Luôn có thái độ tích cực
Mẹ cũng nên tập uống sữa một cách hào hứng để bé có thể bắt chước theo. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tạo cảm hứng cho chính bé nhà mình.
Một số lưu ý mẹ cần biết khi pha sữa công thức cho bé
Pha sữa đúng cách
Pha sai tỷ lệ sữa và nước có thể khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng qua đó dễ khiến bé mất hứng thú khi dùng sữa ngoài. Mẹ cũng không nên pha sẵn sữa và trữ trong tủ lạnh. Điều này khiến các chất dinh dưỡng có trong sữa bị giảm . Để tránh mất thời gian, mẹ có thể chuẩn bị sẵn các dụng cụ pha sữa cũng như hộp sữa đặt sẵn trên bàn cạnh giường ngủ để tránh mất nhiều thời gian khi xuống bếp pha sữa.
Không cho bé vừa nằm cũi vừa bú bình
Việc cho bé bú bình trong thời gian ngủ dễ khiến bé bị sâu răng sau này dù chưa mọc răng. Mẹ nên để bé dùng sữa trước giờ đi ngủ sẽ an toàn nhất.
Không hâm sữa bằng lò vi sóng
Vào mùa đông hoặc khi bé dùng bữa quá lâu có thể khiến sữa lạnh. Lúc này, nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay tới lò vi sóng. Tuy nhiên, hâm nóng sữa bằng lò vi sóng là điều TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN làm. Đặc biệt là khi mẹ sử dụng bình sữa chất liệu nhựa. Khi mẹ muốn hâm nóng sữa cho bé, tốt hơn hết mẹ nên đổ nước sôi ra bát sau đó nhúng bình sữa vào.
Tận dụng tốt nguồn sữa mẹ
Nhiều mẹ quá phụ thuộc vào sữa công thức bởi tính tiện lợi và được giới thiệu là đầy đủ dưỡng chất, mùi vị thơm ngon cho bé. Tuy nhiên, không loại sữa bột hay loại thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ. Vài tháng sau khi sinh, lượng sữa mẹ tiết ra có thể giảm, tuy nhiên, không vì thế mà mẹ không tận dụng hết mà chuyển sang sử dụng sữa công thức.
Bây giờ, có lẽ mẹ đã biết phải làm gì khi bé không chịu uống sữa công thức. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho mẹ và bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách kết hợp sữa mẹ và sữa công thức khoa học và hiệu quả nhất
Công thức tính lượng sữa chi tiết cho trẻ sơ sinh
Top 5 loại sữa công thức giúp bé 0-2 tuổi phát triển chiều cao tốt nhất
Sữa công thức pha sẵn để ngoài được bao lâu?
[Góc làm mẹ] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?
Bé không chịu uống sữa công thức là vấn đề nan giải mà nhiều bà mẹ bỉm sữa gặp phải. Vậy phải làm sao để giải quyết vấn đề này? Mời mẹ cùng tham khảo những kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
Trường hợp với bé bắt đầu bú sữa công thức
Tìm hiểu nguyên nhân
Bé đã quen với việc được bú ti mẹ nên từ chối làm quen với sữa công thức. Đây là nguyên nhân cơ bản dễ gặp phải nhất.
Bé không thích dùng bình bú và ti giả do chất liệu khác xa do với ti thật.
Sữa công thức mẹ chọn có vị không phù hợp với vị giác của bé. Cũng như người lớn, bé cũng có những vị ưa thích riêng.
Tập cho bé làm quen với sữa công thức
Cách làm đơn giản nhất, mẹ có thể đợi đến khi bé đói thì cho bé sử dụng bình sữa và bú sữa công thức. Lúc này bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé quá đói bởi lúc này bé dễ cáu kỉnh và khó ăn hơn.
Khi sử dụng cách làm này một vài lần nhưng không thấy hiệu quả, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
Pha trộn sữa công thức vào sữa mẹ: Đây là cách làm bất khả kháng và không khuyến khích dùng. Tuy nhiên để sữa có được mùi vị gần sữa mẹ nhất, mẹ có thể áp dụng cách làm này. Bắt đầu với một chút ít sữa công thức pha trộn vào sữa mẹ, sau đó giảm dần lượng sữa mẹ và tăng dần lượng sữa công thức đến khi bé quen với mùi vị sữa ngoài.
Lựa chọn các loai núm ti tốt, có chất liệu gần giống với ti mẹ nhất để bé làm quen. Mẹ làm ấm núm giả trước khi cho bé ti sẽ giúp bé dễ chấp nhận hơn.
Mẹ xoa một chút sữa mẹ lên núm da để dụ bé.
Đôi khi, đơn giản là bé không thích bú bình, mẹ có thể cho bé ăn bằng muỗng hoặc cốc.
Kiểm tra lại loại sữa công thức đang dùng và chuyển sang loại sữa mới để tìm ra mùi vị nào thu hút bé hơn. Chính vì vậy thời gian đầu mẹ chỉ nên mua các sản phẩm sữa hộp nhỏ để thay thế khi cần sẽ đỡ phí hơn.
Trường hợp bé đang bú sữa công thức thì đột nhiên từ chối
Tìm hiểu nguyên nhân
Mẹ đột nhiên đổi loại sữa, khác về mùi vị và hệ tiêu hóa của bé chưa kịp làm quen.
Bé bắt đầu “chán” loại sữa công thức đang dùng;
Bé bị ốm, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chán ăn;
Ba mẹ thay đổi môi trường sống: chuyển nhà, chuyển phòng cho bé, thay đổi người chăm trẻ…
Bé được cho ăn quá nhiều dẫn tới ngang dạ hoặc mẹ ép bé uống quá nhiều khiến bé sợ và từ chối.
Giải pháp cho mẹ
Trường hợp bé chưa quen với vị sữa mới, mẹ có thể cho bé sử dụng lại loại sữa cũ. Nguyên tắc khi thay đổi loại sữa cho bé đó là mẹ thay thế một cách từ từ, một cữ sữa cũ đan xen với một cữ sữa mới. Điều này giúp bé dần quen với mùi vị sữa mới và cũng giúp hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi;
Nếu bé đang gặp tình trạng chán sữa, mẹ có thể giảm cữ và bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá…Với các bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé sử dụng sữa tươi thay thế.
Mẹ nên tìm hiểu lượng sữa thích hợp với nhu cầu ở từng độ tuổi của bé.
Các mẹo hay cho mẹ để bé thích dùng sữa ngoài hơn
Tạo cảm giác bú bình như bú mẹ
Mẹ nên tạo sự gần gũi với bé khi cho bé bú bình như khi cho bé bú mẹ. Không nên tạo khoảng cách giữa hai mẹ con và thường xuyên gọi bé với những âm thanh gần gũi để bé có cảm giác yên tâm khi ti bằng bình sữa.
Nếu bé khóc, mẹ nên dỗ dành cho bé nín rồi mới cho ăn. Thường thì bé sẽ khóc khi đói nên tốt hơn hết mẹ nên cho bé ăn trước khi bé khóc. Một vài biểu hiện của bé khi đói: tay chân ngọ nguậy, miệng mở, chóp chép, quơ tay để tìm kiếm vật cho vào miệng…
Mẹ chọn nơi yên tĩnh để bé bú bình
Thời gian bắt đầu và kết thúc bữa ăn của bé nên hợp lý để hấp thu hết các chất dinh dưỡng. Để làm được điều này, bé cần được tập trung và nơi ồn ào sẽ khiến sự tập trung của bé giảm xuống rất nhiều.
Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa mẹ không được cho bé ăn khi đông người. Dù vậy, khi ở nhà mẹ nên tạo ra không gian yên tĩnh cho bữa ăn của bé. Mẹ nên tắt tivi và không nói chuyện điện thoại.
Vuốt lưng cho bé khi bé bị trớ
Khi bé bị trớ, nhiều mẹ nghĩ đến nguyên nhân là bé bị dị ứng. Tuy nhiên không phải vậy, nguyên nhân chính khiến bé trớ đó là do bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé uống một chút nước, điều này giúp không khí bị đẩy ra ngoài và tránh cho bé bị đầy hơi.
Khi bé bị trớ, mẹ có thể vuốt lưng để bé hết trớ. Cách vuốt lưng cho bé như sau: Cho bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, một tay giữ ngực và bụng bé, tay còn lại vuốt lưng cho bé đều từ trên xuống dưới.
Bé sẽ ngừng bú sữa khi bé no
Bé hoàn toàn tự biết ngưng bú khi đã cảm thấy no. Mẹ không nên ép bé bú quá nhu cầu. Điều này dễ khiến bé gặp các vấn đề về cân nặng. Chính vì vậy mẹ nên tìm hiểu các biểu hiện khi bé đã no để đảm bảo mức cân nặng hợp lý cho bé.
Thêm cơ hội lựa chọn
Vào các bữa chính và phụ, hãy dò hỏi xem bé muốn dùng mùi vị sữa gì để có thể chủ động chọn loại sữa mà bé ưng ý nhất.
Tạo sự hứng khởi
Một số chi tiết nho nhỏ có thể giúp mẹ tạo thêm sự hứng khởi cho bữa ăn của bé: sử dụng loại cốc có hình dáng, màu sắc mà bé thích nhất, tạo cho bé cảm giác mong chờ uống sữa khi chúng được đựng trong những vật dụng ưa thích.
Đa dạng các loại sản phẩm từ sữa
Bên cạnh sữa bột hay sữa nước, mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho bé bằng các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, kem, váng sữa hay phô mai. Kết hợp các sản phẩm này với các loại hoa quả bé yêu thích để giúp đa dạng bữa ăn cho bé mà vẫn đảm bảo dưỡng chất đầy đủ.
Luôn có thái độ tích cực
Mẹ cũng nên tập uống sữa một cách hào hứng để bé có thể bắt chước theo. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tạo cảm hứng cho chính bé nhà mình.
Một số lưu ý mẹ cần biết khi pha sữa công thức cho bé
Pha sữa đúng cách
Pha sai tỷ lệ sữa và nước có thể khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng qua đó dễ khiến bé mất hứng thú khi dùng sữa ngoài. Mẹ cũng không nên pha sẵn sữa và trữ trong tủ lạnh. Điều này khiến các chất dinh dưỡng có trong sữa bị giảm . Để tránh mất thời gian, mẹ có thể chuẩn bị sẵn các dụng cụ pha sữa cũng như hộp sữa đặt sẵn trên bàn cạnh giường ngủ để tránh mất nhiều thời gian khi xuống bếp pha sữa.
Không cho bé vừa nằm cũi vừa bú bình
Việc cho bé bú bình trong thời gian ngủ dễ khiến bé bị sâu răng sau này dù chưa mọc răng. Mẹ nên để bé dùng sữa trước giờ đi ngủ sẽ an toàn nhất.
Không hâm sữa bằng lò vi sóng
Vào mùa đông hoặc khi bé dùng bữa quá lâu có thể khiến sữa lạnh. Lúc này, nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay tới lò vi sóng. Tuy nhiên, hâm nóng sữa bằng lò vi sóng là điều TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN làm. Đặc biệt là khi mẹ sử dụng bình sữa chất liệu nhựa. Khi mẹ muốn hâm nóng sữa cho bé, tốt hơn hết mẹ nên đổ nước sôi ra bát sau đó nhúng bình sữa vào.
Tận dụng tốt nguồn sữa mẹ
Nhiều mẹ quá phụ thuộc vào sữa công thức bởi tính tiện lợi và được giới thiệu là đầy đủ dưỡng chất, mùi vị thơm ngon cho bé. Tuy nhiên, không loại sữa bột hay loại thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ. Vài tháng sau khi sinh, lượng sữa mẹ tiết ra có thể giảm, tuy nhiên, không vì thế mà mẹ không tận dụng hết mà chuyển sang sử dụng sữa công thức.
Bây giờ, có lẽ mẹ đã biết phải làm gì khi bé không chịu uống sữa công thức. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho mẹ và bé.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách kết hợp sữa mẹ và sữa công thức khoa học và hiệu quả nhất
Công thức tính lượng sữa chi tiết cho trẻ sơ sinh
Top 5 loại sữa công thức giúp bé 0-2 tuổi phát triển chiều cao tốt nhất
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi