Những ai có con nhỏ chắc chắn đã từng nghe qua “truyền thuyết” rằng trẻ sơ sinh sau khi ra đời nên được tẩy lông măng, đặc biệt là những bé hay vặn mình, khó ngủ, hay quấy khóc. Và thế là những phương pháp dân gian được các mẹ săn lùng tích cực để tẩy lông măng cho con. Những phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
– Bôi bột mì nhão lên da của bé
– Thoa nước lá vông, nước lá nhọ nồi lên da bé để lông măng sẽ nhanh rụng
– Tắm nước lá cây đậu ván
– Thoa nước hoa hồng lên da bé
– Cho bé dùng sữa tươi để nhanh rụng lông măng.
– Ngâm bún tươi 4-5 ngày trong nước rồi dùng nước này tắm cho bé
– Dùng khăn hoặc bã trầu chà xát lên làn da của bé để lông tơ rụng.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của những phương pháp này mà trên thực tế, đã có trẻ bị tổn thương da nghiêm trọng.
Lông măng hay còn gọi là lông tơ hay lông đẹn, là lớp lông đã phát triển khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, lớp lông này có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt của bé trong tử cung. Vào giai đoạn khoảng 3 tháng cuối, lớp lông tơ sẽ phát triển mạnh mẽ và đến khi bé chào đời, toàn bộ cơ thể bé đều được phủ lớp lông này. Tùy vào từng bé, lớp lông tơ sẽ dày, mỏng khác nhau.
Theo các bác sĩ nhi khoa, lớp lông tơ thông thường sẽ rụng trong vòng 5 tuần đầu sau khi bé ra đời. Nhưng dĩ nhiên không phải bé nào cũng rụng lông tơ trong giai đoạn này, có bé sẽ kéo dài thời gian rụng lông tơ thêm vài tháng. Lớp lông tơ này hoàn toàn vô hại, không gây trở ngại, khó chịu gì cho bé cả.
Do đó, việc tẩy lông măng cho bé là hoàn toàn không cần thiết bởi chúng không hề ảnh hưởng đến việc bé bị vặn mình, khó ngủ gì cả. Thực ra, trẻ từ 1 đến 2 tuổi sẽ khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái “ngủ động” – REM (rapid eye movements), tức bé sẽ hay vặn mình, đổi tư thế, nhăn mặt… Và theo các nhà khoa học, não phát triển mạnh nhất chính là lúc bé ngủ động. Theo thời gian, thời gian ngủ động sẽ giảm còn khoảng 20% thời gian giấc ngủ. Hoàn toàn không hề liên quan đến việc bé bị lông măng làm phiền hay thiếu canxi như các mẹ vẫn truyền tai nhau mà thực tế, để biết được bé có thiếu canxi hay không thì phải xét nghiệm máu mới biết.
Thậm chí, việc tẩy lông măng còn có khả năng khiến bé bị tổn thương da bởi da bé khi đó cực kì mỏng manh. Các biện pháp dùng lá cây để tẩy lông rất nguy hiểm, có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn da, còn phương pháp dùng sữa tươi là không thể vì trẻ sơ sinh không nên uống sữa này, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Thế nên, tốt nhất bố mẹ không nên xử lý lông măng trên người con để làm gì. Chỉ nên xem là nghiêm trọng khi lông măng ở bé ngày mọc càng nhiều, có một nhúm lông ở xương sống. Lúc đó việc bạn cần làm là đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
(Nguồn: Tổng hợp)
Những ai có con nhỏ chắc chắn đã từng nghe qua “truyền thuyết” rằng trẻ sơ sinh sau khi ra đời nên được tẩy lông măng, đặc biệt là những bé hay vặn mình, khó ngủ, hay quấy khóc. Và thế là những phương pháp dân gian được các mẹ săn lùng tích cực để tẩy lông măng cho con. Những phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
– Bôi bột mì nhão lên da của bé
– Thoa nước lá vông, nước lá nhọ nồi lên da bé để lông măng sẽ nhanh rụng
– Tắm nước lá cây đậu ván
– Thoa nước hoa hồng lên da bé
– Cho bé dùng sữa tươi để nhanh rụng lông măng.
– Ngâm bún tươi 4-5 ngày trong nước rồi dùng nước này tắm cho bé
– Dùng khăn hoặc bã trầu chà xát lên làn da của bé để lông tơ rụng.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của những phương pháp này mà trên thực tế, đã có trẻ bị tổn thương da nghiêm trọng.
Lông măng hay còn gọi là lông tơ hay lông đẹn, là lớp lông đã phát triển khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, lớp lông này có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt của bé trong tử cung. Vào giai đoạn khoảng 3 tháng cuối, lớp lông tơ sẽ phát triển mạnh mẽ và đến khi bé chào đời, toàn bộ cơ thể bé đều được phủ lớp lông này. Tùy vào từng bé, lớp lông tơ sẽ dày, mỏng khác nhau.
Theo các bác sĩ nhi khoa, lớp lông tơ thông thường sẽ rụng trong vòng 5 tuần đầu sau khi bé ra đời. Nhưng dĩ nhiên không phải bé nào cũng rụng lông tơ trong giai đoạn này, có bé sẽ kéo dài thời gian rụng lông tơ thêm vài tháng. Lớp lông tơ này hoàn toàn vô hại, không gây trở ngại, khó chịu gì cho bé cả.
Do đó, việc tẩy lông măng cho bé là hoàn toàn không cần thiết bởi chúng không hề ảnh hưởng đến việc bé bị vặn mình, khó ngủ gì cả. Thực ra, trẻ từ 1 đến 2 tuổi sẽ khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái “ngủ động” – REM (rapid eye movements), tức bé sẽ hay vặn mình, đổi tư thế, nhăn mặt… Và theo các nhà khoa học, não phát triển mạnh nhất chính là lúc bé ngủ động. Theo thời gian, thời gian ngủ động sẽ giảm còn khoảng 20% thời gian giấc ngủ. Hoàn toàn không hề liên quan đến việc bé bị lông măng làm phiền hay thiếu canxi như các mẹ vẫn truyền tai nhau mà thực tế, để biết được bé có thiếu canxi hay không thì phải xét nghiệm máu mới biết.
Thậm chí, việc tẩy lông măng còn có khả năng khiến bé bị tổn thương da bởi da bé khi đó cực kì mỏng manh. Các biện pháp dùng lá cây để tẩy lông rất nguy hiểm, có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn da, còn phương pháp dùng sữa tươi là không thể vì trẻ sơ sinh không nên uống sữa này, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Thế nên, tốt nhất bố mẹ không nên xử lý lông măng trên người con để làm gì. Chỉ nên xem là nghiêm trọng khi lông măng ở bé ngày mọc càng nhiều, có một nhúm lông ở xương sống. Lúc đó việc bạn cần làm là đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
(Nguồn: Tổng hợp)
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi