Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng khi mang thai
Theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần là yếu tố quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Khi bà bầu tăng cân một cách hợp lý thì thai nhi trong bụng sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh sẽ dẫn đến béo phì, không tốt cho sức khỏe. Ngược lại nếu bà bầu tăng cân quá chậm thì sẽ không đủ dinh dưỡng để cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Do vậy chị em cần thường xuyên theo dõi sự thay đổi cân nặng của bản thân qua các tuần để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp. Qua đó đảm bảo được một thai kỳ khỏe mạnh, cả mẹ và em bé đều ổn định.
Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai?
Để biết được bà bầu nên tăng bao nhiêu kg khi mang thai bạn cần dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI trước khi mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO công thức tính BMI cụ thể như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Trường hợp mang thai đơn
Nếu bà bầu thuộc độ tuổi trên 20 và có chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 – 24,5 thì mức tăng cân hợp lý là từ 10 – 12kg. Lộ trình tăng cân phù hợp mà thai phụ có thể tham khảo là:
-
Tăng 1kg ở 3 tháng đầu thai kỳ.
-
Tăng 4 – 5 kg ở 3 tháng giữa thai kỳ.
-
Tăng 5 – 6kg ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5, tức là cơ thể khá gầy. Mức tăng cần phù hợp lúc này nên là khoảng 12,7 – 18,3kg.
Nếu chị em có chỉ số BMI nằm trong khoảng 23 đến nhỏ hơn 30 nghĩa là cơ thể đang thừa cân. Lúc này bạn nên tăng từ 6,8 – 11,3kg là hợp lý.
Nếu người mang thai có chỉ số BMI lớn hơn 30 nghĩa là cơ thể đang béo phì. Bạn chỉ nên tăng khoảng 5 – 9,1kg để đảm bảo có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Trường hợp mang thai đôi
Đối với mang thai đôi mẹ có thể tham khảo mức tăng cân như sau:
-
Nếu chỉ số BMI nhỏ hơn 18 bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
-
Nếu là từ 18 <= BMI < 23 mẹ nên tăng từ 16,8kg – 24,5kg.
-
Nếu là từ 23 <= BMI < 30 mức tăng cân hợp lý là từ 14,1kg -22,7kg.
-
Nếu BMI > 30 cân nặng nên tăng là từ 11,3kg – 19,1kg.
Cân nặng của mẹ bầu bao gồm những gì?
Cân nặng của bà bầu do nhiều yếu tố khác nhau quyết định như:
-
Chế độ dinh dưỡng.
-
Trọng lượng thai nhi (khoảng 3.200gr đến 3.600gr).
-
Trọng lượng nhau thai (khoảng 500gr đến 900gr).
-
Dịch ối khoảng 900gr
-
Sự phì đại tuyến vú khoảng 500gr.
-
Tử cung khoảng 900gr.
-
Thể tích máu được gia tăng khoảng 1.400gr.
-
Mỡ cơ thể khoảng 2.300gr.
-
Mô và dịch cơ thể tăng khoảng 1.800gr.
Cân nặng của mẹ bầu bao gồm những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bảng cân nặng của mẹ bầu theo các tuần
Cân nặng mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Ở những tuần đầu tiên thai nhi còn nhỏ nên cân nặng của bạn sẽ không thay đổi quá nhiều. Trong những tuần tiếp theo của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 phụ nữ mang thai sẽ tăng cân nhanh hơn.
Dưới đây là bảng cân nặng cụ thể của mẹ và bé theo từng tuần mà bạn có thể tham khảo.
Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần
Trong quá trình theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần cần lưu ý những vấn đề sau:
Cách đo lường cân nặng chuẩn của bà bầu
Mẹ bầu cần nắm chắc cách đo lường cân nặng để có thể lập biểu đồ tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện thì nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành đo lường cho bạn. Hoặc bà bầu có thể tham khảo và học thuộc các nguyên tắc sau để đo đúng cách.
-
Hãy tiến hành đo vào đúng một thời điểm trong ngày.
-
Mỗi lần đo, bạn cần mặc cùng một lớp quần áo.
-
Chỉ nên thực hiện cân đo 1 lần/ tuần.
-
Thời điểm tốt nhất là hãy cân vào buổi sáng sau khi đã đi vệ sinh.
Biến chứng của việc mẹ tăng cân quá ít hoặc quá nhiều khi mang thai
Phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, gây rạn da, khó sinh khi con quá to. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng sức khoẻ.
Ngược lại, việc tăng cân quá ít trong suốt thai kỳ cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Cụ thể như:
-
Không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến chậm tăng cân.
-
Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
-
Dễ dẫn đến sảy thai khi chỉ số BMI quá thấp.
-
Cơ thể mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dễ dẫn đến thiếu sữa sau khi sinh.
-
Thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
-
Gây chuyển dạ sớm, em bé nhẹ cân khi sinh, còi cọc.
-
Dễ bị mắc chứng suy dinh dưỡng, suy hô hấp về sau.
Làm sao để thai phụ tăng cân hợp lý?
Mẹ bầu muốn tăng cân hợp lý cần nắm chắc các yếu tố sau:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
-
Bà bầu nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày và cần cân đối các nhóm chất như: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất.
-
Bổ sung axit folic thông qua các thực phẩm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho trẻ.
-
Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể khoảng 1200mg canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, cải xoăn, ngũ cốc, nước ép trái cây.
-
Tăng cường vitamin D thông qua việc uống sữa, nước cam, hay thức ăn như cá hồi.
-
Cung cấp đủ protein cho cơ thể thông qua các loại thức ăn như thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng.
-
Cần nạp khoảng 1000 mg sắt mỗi ngày để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, tăng lưu lượng máu cho người mẹ.
-
Uống khoảng 10 – 12 ly nước lọc (tương đương 2- 3 lít) mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động bài tiết, cải thiện làn da, ngăn ngừa phù nề.
Chế độ vận động
Mẹ bầu nên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Khi cơ thể khỏe mạnh, ăn uống sẽ ngon miệng hơn, hỗ trợ cho việc tăng cân được tốt hơn.
Một số môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga là giải pháp tối ưu. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho thai nhi được khỏe mạnh hơn để chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh. Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tập luyện khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày tùy theo thể trạng của mình.
Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết để mẹ bầu có thể khoẻ mạnh, tâm lý thoải mái và tăng cảm giác ăn ngon miệng. Mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 – 9 tiếng mỗi ngày và cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cân nặng của mẹ bầu theo tuần mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng đã cung cấp cho chị em những kiến thức bổ ích, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.