Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần MỚI NHẤT từ WHO

Các vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi mẹ cần lưu ý

Sau khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần, bạn cần biết là ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên chỉ mang tính tham khảo nhất định. Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc xấp xỉ so với cân nặng chuẩn là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.

Điều bạn cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, khám thai đầy đủ và đúng lịch, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

đo cân nặng thai nhi

Nếu kết quả siêu âm cho thấy rằng chiều dài thai nhi đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai.

Thai quá lớn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Không những vậy, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa,…

Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh cho thích hợp.

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, tức là bé đang có dấu hiệu thai nhi kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến khi sinh ra bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến trọng lượng thai theo tuần?

theo dõi cân nặng thai nhi

Trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu cũng phải được chú trọng quan tâm. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng về chiều dài lẫn cân nặng thai nhi qua các tuần.

Trong suốt thai kỳ, bạn nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khiến thai quá to và bạn có nguy cơ phải sinh mổ.

Ngược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

Do vậy, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3kg/tuần mà thôi.

Đặc biệt, một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự tăng trưởng về trọng lượng của thai nhi ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi giới tính thai nhi, tuổi tác, chiều cao, cân nặng của mẹ.

Mẹ bầu nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển theo tiêu chuẩn trung bình?

Để thai nhi phát triển tốt nhất và đạt chuẩn về cân nặng, mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

  • Khi mang thai, tốt nhất là mẹ không nên ăn kiêng. Về cơ bản, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể phát triển toàn diện.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh vận động mạnh. Các mẹ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng lành mạnh và tránh căng thẳng trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ để nắm được sự phát triển cũng như cân nặng của em bé theo tuần tuổi. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong suốt thai kỳ.

Trong việc chăm sóc thai kỳ, mẹ có thể cần dùng thêm sữa bầu để đảm bảo tối ưu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần thiết khác như gối ngủ chữ U, đai đỡ bụng bầu, kem ngăn ngừa rạn da cũng rất cần thiết. Hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm này dễ dàng, tham khảo ngay thông tin sản phẩm sau đây nhé:

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần MỚI NHẤT từ WHO

Các vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi mẹ cần lưu ý

Sau khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần, bạn cần biết là ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên chỉ mang tính tham khảo nhất định. Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc xấp xỉ so với cân nặng chuẩn là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.

Điều bạn cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, khám thai đầy đủ và đúng lịch, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

đo cân nặng thai nhi

Nếu kết quả siêu âm cho thấy rằng chiều dài thai nhi đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai.

Thai quá lớn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Không những vậy, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa,…

Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh cho thích hợp.

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, tức là bé đang có dấu hiệu thai nhi kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến khi sinh ra bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến trọng lượng thai theo tuần?

theo dõi cân nặng thai nhi

Trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu cũng phải được chú trọng quan tâm. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng về chiều dài lẫn cân nặng thai nhi qua các tuần.

Trong suốt thai kỳ, bạn nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khiến thai quá to và bạn có nguy cơ phải sinh mổ.

Ngược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

Do vậy, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3kg/tuần mà thôi.

Đặc biệt, một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự tăng trưởng về trọng lượng của thai nhi ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi giới tính thai nhi, tuổi tác, chiều cao, cân nặng của mẹ.

Mẹ bầu nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển theo tiêu chuẩn trung bình?

Để thai nhi phát triển tốt nhất và đạt chuẩn về cân nặng, mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

  • Khi mang thai, tốt nhất là mẹ không nên ăn kiêng. Về cơ bản, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể phát triển toàn diện.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh vận động mạnh. Các mẹ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng lành mạnh và tránh căng thẳng trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ để nắm được sự phát triển cũng như cân nặng của em bé theo tuần tuổi. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong suốt thai kỳ.

Trong việc chăm sóc thai kỳ, mẹ có thể cần dùng thêm sữa bầu để đảm bảo tối ưu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần thiết khác như gối ngủ chữ U, đai đỡ bụng bầu, kem ngăn ngừa rạn da cũng rất cần thiết. Hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm này dễ dàng, tham khảo ngay thông tin sản phẩm sau đây nhé: