Cận thị là một bệnh về mắt phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người cận thị. Có rất nhiều mức độ cận thị nhưng không phải ai cũng biết cận bao nhiêu độ là nặng. Lần này, hãy cùng mình tìm hiểu kiến thức cận thị và phương pháp mổ cho từng độ cận.
1. Cận bao nhiêu độ là nặng?
Cận thị là một tật khúc xạ sẽ xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài. Điều này dẫn đến tình trạng hình ảnh hội tụ trước võng mạc. Do đó người mắc cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và gặp khó khăn khi quan sát những vật ở xa. Tùy theo từng độ cận mà khoảng cách nhìn rõ của người cận thị cũng có sự khác nhau.
Mức độ cận thị sẽ được chia từ nhẹ đến nặng, từ nhìn mờ cho đến tầm mắt bị hạn chế hoàn toàn. Bên cạnh việc mắc cận thị khi sinh hoạt như xem điện thoại, laptop, tivi ở khoảng cách không đúng thì còn có trường hợp bệnh nhân bị cận thị bẩm sinh. Thông thường người bệnh cận thị bẩm sinh sẽ do yếu tố di truyền và bị cận từ khi vừa lọt lòng.
Dựa theo độ cận, người ta chia cận thị thành 4 mức độ sau:
- Cận thị nhẹ: Dưới 3.00 Diop.
- Cận thị trung bình: Từ 3.00 Diop đến 6.00 Diop.
- Cận thị nặng: Từ 6.00 Diop đến 10.00 Diop.
- Cận thị cực đoan: Trên 10.00 Diop.
Vậy là mọi người có thể tự xác định cận bao nhiêu độ là nặng. Nhìn chung, tuy độ cận từ 6.00 Diop đến 10.00 Diop đã được xem là nặng. Nhưng các trường hợp trên 10.00 Diop sẽ nguy hiểm hơn. Thị lực bị suy yếu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ cần phải đeo kính cả ngày trừ lúc ngủ để có thể sinh hoạt bình thường.
Ngoài việc biết cận nặng nhất là bao nhiêu độ, cận thị còn được chia thành các dạng như: Cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm và cận thị thoái hóa. Trong đó, cận thị thoái hóa có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
2. Nguy hiểm khi bị cận nặng
Tuy nhiều người quan tâm cận bao nhiêu độ là nặng. Nhưng không phải chỉ khi bị cận nặng thì mới gây nguy hiểm mà việc bị cận thị đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Tham khảo những nguy hiểm đến từ việc cận nặng dưới đây để biết vì sao bạn nên bảo vệ mắt từ đầu.
2.1. Nhược thị
Nhược thị là một bệnh thường gặp khi bạn mắc cận thị nặng. Việc cảm nhận tín hiệu thần kinh từ mắt của não bộ sẽ giảm do mắt phải điều chỉnh quá nhiều lần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn cho những người muốn lấy lại thị lực 10/10. Do đó, khi biết độ cận của bản thân và đối chiếu với cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên có phương pháp điều trị sớm để tránh bị nhược thị.
2.2. Bong võng mạc
Một trường hợp khác khi cận thị nặng chính là bong võng mạc. Biểu hiện ở đây là mắt bị lồi ra phía trước do sự co thắt quá mức của người bị cận nặng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của mắt, bao gồm cả võng mạc. Khi võng mạc bị kéo căng có thể làm giãn võng mạc, thoái hóa và tệ nhất là bong võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.
2.3. Mắt lác
Những người bị cận thường sử dụng cơ mắt kém nên về lâu dài có thể biến chứng thành lác mắt. Đó là lý do bạn nên cẩn thận khi biết cận bao nhiêu độ là nặng. Bởi việc cận nặng không chỉ suy giảm thị lực mà còn gây mất thẩm mỹ cho đôi mắt.
2.4. Glocom góc mờ
Một biến chứng nguy hiểm khác của cận nặng chính là glocom góc mở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
2.5. Thoái hóa võng mạc
Việc thoái hóa võng mạc sẽ diễn ra với người bị cận thị nặng. Nguyên nhân là vì trục nhãn cầu sẽ kéo dài ra khiến võng mạc cũng bị kéo căng hoặc dần mỏng đi theo thời gian.
2.6. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mù lòa. Đây là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người bị cận nặng. Khi bị đục thủy tinh thể sẽ khiến ánh sáng khó truyền đến võng mạc dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ không còn nhìn thấy điều gì nữa.
2.7. Thoái hóa điểm vàng
Một bệnh lý nguy hiểm khi bị cận thị nặng chính là thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân là vì võng mạc bị kéo giãn làm thay đổi các mạch máu. Từ đó gây tổn thương và thoái hóa điểm vàng ở mắt. Đôi mắt bị thoái hóa điểm vàng sẽ không thể nhìn các sự vật ở xa. Ngay cả những hình ảnh cũng trở nên mờ ảo và bị biến dạng. Về lâu dài, người gặp tình trạng thoái hóa điểm vàng sẽ bị mù lòa.
3. Phương pháp điều trị cận thị
Cận thị nặng thật sự gây nên không ít trở ngại trong cuộc sống của người mắc. Nếu bạn đã biết cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên có một phương pháp kiểm soát và điều trị đúng để tránh tình trạng nguy hiểm cho bản thân.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị cận thị đó là điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bảo tồn.
Trong đó, điều trị bằng phẫu thuật sẽ phức tạp hơn khi người bệnh cần có độ cận ổn định và không chống chỉ định phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị như: phẫu thuật lasik, mổ femto lasik, relex smile,… Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại thị trường về mức bình thường hoặc tiệm cận bình thường. Đồng thời hiệu quả điều trị cũng kéo dài hơn.
Còn điều trị bảo tồn chính là việc sử dụng kính cận hoặc kính áp tròng để ngăn lên độ và giúp mắt có thể nhìn rõ bình thường. Phương pháp này áp dụng cho người bệnh còn quá trẻ hoặc những người bị chống chỉ định phẫu thuật. Nếu độ cận của bạn chưa ổn định thì cũng cần phải điều trị bảo tồn trước khi phẫu thuật.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa cận nặng
Sau khi đã biết cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh cận thị hoặc tình trạng cận nặng. Điều này vô cùng quan trọng đối với trải nghiệm cuộc sống của chính bản thân. Đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm do cận nặng gây nên.
Một số cách phòng ngừa việc cận nặng như sau:
- Duy trì thói quen đọc báo, đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính,… trong môi trường đầy đủ ánh sáng. Đồng thời nên đặt mắt và vật ở khoảng cách đúng để ngăn việc cận thị xảy ra.
- Đeo kính đúng độ cận để cải thiện thị lực và ngăn ngừa việc gia tăng độ cận. Không nên bỏ đeo kính vì có thể khiến độ cận tăng rất nhanh.
- Cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc một thời gian để giúp mắt thư giãn. Bạn cũng có thể tập một số bài tập về mắt để giúp mắt khỏe hơn.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, caroten,.. để cải thiện sức khỏe mắt.
- Định kỳ khám mắt theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá đúng về mức độ cận thị. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm tránh tình trạng mắt ngày càng cận nặng hơn.
5. Kết luận
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu Cận bao nhiêu độ là nặng? Những nguy hiểm khi cận nặng. Hi vọng kiến thức trên có thể hữu ích trong việc hạn chế tình trạng gia tăng độ cận của bạn. Đồng thời giúp bạn có một chế độ nghỉ ngơi và bảo vệ sức khỏe của mắt tốt hơn.
Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những kiến thức công nghệ quan trọng hàng ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để được nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua điện thoại nhé!
Xem thêm:
- Lợi ích của mạng xã hội là gì? Có nên sử dụng mạng xã hội
- Cách tạo thiệp chúc mừng năm mới 2023 Online đẹp, đơn giản
- Biểu mẫu là gì? Tìm hiểu chức năng chính của biểu mẫu
- Cách tạo thiệp chúc mừng năm mới 2023 Online đẹp, đơn giản
Di Động Việt
Cận thị là một bệnh về mắt phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người cận thị. Có rất nhiều mức độ cận thị nhưng không phải ai cũng biết cận bao nhiêu độ là nặng. Lần này, hãy cùng mình tìm hiểu kiến thức cận thị và phương pháp mổ cho từng độ cận.
1. Cận bao nhiêu độ là nặng?
Cận thị là một tật khúc xạ sẽ xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài. Điều này dẫn đến tình trạng hình ảnh hội tụ trước võng mạc. Do đó người mắc cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và gặp khó khăn khi quan sát những vật ở xa. Tùy theo từng độ cận mà khoảng cách nhìn rõ của người cận thị cũng có sự khác nhau.
Mức độ cận thị sẽ được chia từ nhẹ đến nặng, từ nhìn mờ cho đến tầm mắt bị hạn chế hoàn toàn. Bên cạnh việc mắc cận thị khi sinh hoạt như xem điện thoại, laptop, tivi ở khoảng cách không đúng thì còn có trường hợp bệnh nhân bị cận thị bẩm sinh. Thông thường người bệnh cận thị bẩm sinh sẽ do yếu tố di truyền và bị cận từ khi vừa lọt lòng.
Dựa theo độ cận, người ta chia cận thị thành 4 mức độ sau:
- Cận thị nhẹ: Dưới 3.00 Diop.
- Cận thị trung bình: Từ 3.00 Diop đến 6.00 Diop.
- Cận thị nặng: Từ 6.00 Diop đến 10.00 Diop.
- Cận thị cực đoan: Trên 10.00 Diop.
Vậy là mọi người có thể tự xác định cận bao nhiêu độ là nặng. Nhìn chung, tuy độ cận từ 6.00 Diop đến 10.00 Diop đã được xem là nặng. Nhưng các trường hợp trên 10.00 Diop sẽ nguy hiểm hơn. Thị lực bị suy yếu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ cần phải đeo kính cả ngày trừ lúc ngủ để có thể sinh hoạt bình thường.
Ngoài việc biết cận nặng nhất là bao nhiêu độ, cận thị còn được chia thành các dạng như: Cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm và cận thị thoái hóa. Trong đó, cận thị thoái hóa có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
2. Nguy hiểm khi bị cận nặng
Tuy nhiều người quan tâm cận bao nhiêu độ là nặng. Nhưng không phải chỉ khi bị cận nặng thì mới gây nguy hiểm mà việc bị cận thị đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Tham khảo những nguy hiểm đến từ việc cận nặng dưới đây để biết vì sao bạn nên bảo vệ mắt từ đầu.
2.1. Nhược thị
Nhược thị là một bệnh thường gặp khi bạn mắc cận thị nặng. Việc cảm nhận tín hiệu thần kinh từ mắt của não bộ sẽ giảm do mắt phải điều chỉnh quá nhiều lần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn cho những người muốn lấy lại thị lực 10/10. Do đó, khi biết độ cận của bản thân và đối chiếu với cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên có phương pháp điều trị sớm để tránh bị nhược thị.
2.2. Bong võng mạc
Một trường hợp khác khi cận thị nặng chính là bong võng mạc. Biểu hiện ở đây là mắt bị lồi ra phía trước do sự co thắt quá mức của người bị cận nặng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của mắt, bao gồm cả võng mạc. Khi võng mạc bị kéo căng có thể làm giãn võng mạc, thoái hóa và tệ nhất là bong võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.
2.3. Mắt lác
Những người bị cận thường sử dụng cơ mắt kém nên về lâu dài có thể biến chứng thành lác mắt. Đó là lý do bạn nên cẩn thận khi biết cận bao nhiêu độ là nặng. Bởi việc cận nặng không chỉ suy giảm thị lực mà còn gây mất thẩm mỹ cho đôi mắt.
2.4. Glocom góc mờ
Một biến chứng nguy hiểm khác của cận nặng chính là glocom góc mở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
2.5. Thoái hóa võng mạc
Việc thoái hóa võng mạc sẽ diễn ra với người bị cận thị nặng. Nguyên nhân là vì trục nhãn cầu sẽ kéo dài ra khiến võng mạc cũng bị kéo căng hoặc dần mỏng đi theo thời gian.
2.6. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mù lòa. Đây là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người bị cận nặng. Khi bị đục thủy tinh thể sẽ khiến ánh sáng khó truyền đến võng mạc dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ không còn nhìn thấy điều gì nữa.
2.7. Thoái hóa điểm vàng
Một bệnh lý nguy hiểm khi bị cận thị nặng chính là thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân là vì võng mạc bị kéo giãn làm thay đổi các mạch máu. Từ đó gây tổn thương và thoái hóa điểm vàng ở mắt. Đôi mắt bị thoái hóa điểm vàng sẽ không thể nhìn các sự vật ở xa. Ngay cả những hình ảnh cũng trở nên mờ ảo và bị biến dạng. Về lâu dài, người gặp tình trạng thoái hóa điểm vàng sẽ bị mù lòa.
3. Phương pháp điều trị cận thị
Cận thị nặng thật sự gây nên không ít trở ngại trong cuộc sống của người mắc. Nếu bạn đã biết cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên có một phương pháp kiểm soát và điều trị đúng để tránh tình trạng nguy hiểm cho bản thân.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị cận thị đó là điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bảo tồn.
Trong đó, điều trị bằng phẫu thuật sẽ phức tạp hơn khi người bệnh cần có độ cận ổn định và không chống chỉ định phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị như: phẫu thuật lasik, mổ femto lasik, relex smile,… Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại thị trường về mức bình thường hoặc tiệm cận bình thường. Đồng thời hiệu quả điều trị cũng kéo dài hơn.
Còn điều trị bảo tồn chính là việc sử dụng kính cận hoặc kính áp tròng để ngăn lên độ và giúp mắt có thể nhìn rõ bình thường. Phương pháp này áp dụng cho người bệnh còn quá trẻ hoặc những người bị chống chỉ định phẫu thuật. Nếu độ cận của bạn chưa ổn định thì cũng cần phải điều trị bảo tồn trước khi phẫu thuật.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa cận nặng
Sau khi đã biết cận bao nhiêu độ là nặng, bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh cận thị hoặc tình trạng cận nặng. Điều này vô cùng quan trọng đối với trải nghiệm cuộc sống của chính bản thân. Đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm do cận nặng gây nên.
Một số cách phòng ngừa việc cận nặng như sau:
- Duy trì thói quen đọc báo, đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính,… trong môi trường đầy đủ ánh sáng. Đồng thời nên đặt mắt và vật ở khoảng cách đúng để ngăn việc cận thị xảy ra.
- Đeo kính đúng độ cận để cải thiện thị lực và ngăn ngừa việc gia tăng độ cận. Không nên bỏ đeo kính vì có thể khiến độ cận tăng rất nhanh.
- Cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc một thời gian để giúp mắt thư giãn. Bạn cũng có thể tập một số bài tập về mắt để giúp mắt khỏe hơn.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, caroten,.. để cải thiện sức khỏe mắt.
- Định kỳ khám mắt theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá đúng về mức độ cận thị. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm tránh tình trạng mắt ngày càng cận nặng hơn.
5. Kết luận
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu Cận bao nhiêu độ là nặng? Những nguy hiểm khi cận nặng. Hi vọng kiến thức trên có thể hữu ích trong việc hạn chế tình trạng gia tăng độ cận của bạn. Đồng thời giúp bạn có một chế độ nghỉ ngơi và bảo vệ sức khỏe của mắt tốt hơn.
Tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những kiến thức công nghệ quan trọng hàng ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình. Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” để được nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua điện thoại nhé!
Xem thêm:
- Lợi ích của mạng xã hội là gì? Có nên sử dụng mạng xã hội
- Cách tạo thiệp chúc mừng năm mới 2023 Online đẹp, đơn giản
- Biểu mẫu là gì? Tìm hiểu chức năng chính của biểu mẫu
- Cách tạo thiệp chúc mừng năm mới 2023 Online đẹp, đơn giản
Di Động Việt
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi