Tóc máu có vai trò bảo vệ thóp và giữ ấm phần đầu của bé. Nhiều người cho rằng cắt tóc máu sớm sẽ giúp bé có mái tóc dày hơn và mọc nhanh hơn. Song, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc cắt tóc máu sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh là tốt nhất?
Khái niệm tóc máu trẻ sơ sinh
Tóc non của trẻ sơ sinh khi mới sinh ra thường đường gọi là tóc máu, đây là lớp tóc đầu tiên và được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Tóc máu có chức năng bảo vệ phần đầu của trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó cũng sẽ rụng dần để chuẩn bị cho lớp tóc mới sẽ thay thế sau này. Vào tuần thai thứ 24 tóc máu được hình thành và phát triển cho đến khi em bé chào đời.
Tóc máu ở trẻ sơ sinh cũng có cấu trúc như tóc bình thường và nó sẽ rụng tự nhiên, tuy nhiên quá trình rụng không đồng đều. Đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau gáy của trẻ sẽ tự rụng và tự thay tóc mới, dân gian thường gọi là rụng tóc vành khăn và đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng.
Khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh là tốt nhất? Nhưng thực ra, bản chất của việc cắt tóc máu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe của trẻ.
Không có đáp án chính xác cho câu hỏi khi nào thì cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh bởi vì quá trình tóc phát triển ở mỗi bé là khác nhau. Cha mẹ chỉ nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi thấy tóc có xu hướng dài ra và gây vướng vào mắt làm cho bé khó chịu.
Theo nghiên cứu của y khoa, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn không nên. Đối với trẻ em ngoài 1 tuổi thì thóp mới bắt đầu ổn định và muốn hoàn toàn an tâm khi cắt tóc máu cho bé thì nên đợi bé đủ 12 tháng trở lên.
Cha mẹ cần lưu ý điều gì khi cắt tóc máu cho con?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc bé thưa hay mỏng, có màu hay không và kết cấu xoăn hay thẳng hoàn toàn không phải do việc cắt tóc máu quyết định mà do tóc mọc từ các nang lông dưới da đầu.
Việc cắt tóc chỉ can thiệp trên bề mặt và không có khả năng làm tóc mọc dày và dài hơn hoặc thay đổi màu và kết cấu như nhiều người lầm tưởng. Với trường hợp cha mẹ bắt buộc phải cắt tóc để không gây khó chịu cho bé thì nên chú ý những điều sau đây:
- Chỉ cắt tóc cho bé khi bé đã được tối thiểu 5 tháng tuổi trở lên.
- Không cắt tóc máu khi thể trạng của bé không ổn định hay trong các trường hợp như: Bé mới ốm dậy, mệt mỏi trong người, bé mới tiêm vắc xin,…
- Khi bé không chịu nằm yên, quấy khóc thì cha mẹ nên dừng lại vì tiếp tục cắt tóc cho bé trong lúc này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương vùng đầu của các con.
- Vì các bé chưa có ý thức được sự nguy hiểm và thường sẽ không ngồi im nên để cắt được tóc cho bé, cha mẹ hãy thu hút sự chú ý của bé bằng một vật bé thích và cắt càng nhanh càng tốt.
- Tuyệt đối không nên cắt tóc khi bé đang ngủ, có nhiều người lầm tưởng việc cắt tóc trong lúc ngủ sẽ dễ dàng do bé không ý thức được nhưng điều này hoàn toàn ngược lại, bé sẽ rất dễ bị giật mình và hoảng sợ khi thức dậy.
- Sau khi cắt xong hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm, vì những sợi tóc sót lại bám trên da gây ngứa ngáy và rất khó chịu.
Những điều cha mẹ cần nhớ khi chăm sóc tóc cho con
Vì các con còn rất nhỏ, sức để kháng yếu nên việc chú ý chăm sóc tóc cho các con là điều cực kỳ quan trọng, không chỉ là ở thời gian cắt tóc mà còn là cả quá trình.
Các cha mẹ nên chọn những loại dầu gội đầu cho bé, không chứa nhiều hóa chất gây ảnh hưởng đến da đầu của các con. Theo quan niệm dân gian, các mẹ nên sử dụng nước lá trầu không, lá kinh giới hoặc dầu dừa để gội đầu cho bé, hạn chế tình trạng dụng tóc và đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, để giúp trẻ có mái tóc suôn mượt, không bị khô, xoăn, các mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm tóc cho bé. Một số sản phẩm dưỡng ẩm tóc cho bé phổ biến để các mẹ tham khảo như: Dầu hạnh nhân, dầu ô liu,…
Khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh là vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ nên căn cứ vào tình trạng tóc và sức khỏe của bé để có quyết định phù hợp.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Tóc máu có vai trò bảo vệ thóp và giữ ấm phần đầu của bé. Nhiều người cho rằng cắt tóc máu sớm sẽ giúp bé có mái tóc dày hơn và mọc nhanh hơn. Song, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc cắt tóc máu sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh là tốt nhất?
Khái niệm tóc máu trẻ sơ sinh
Tóc non của trẻ sơ sinh khi mới sinh ra thường đường gọi là tóc máu, đây là lớp tóc đầu tiên và được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Tóc máu có chức năng bảo vệ phần đầu của trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó cũng sẽ rụng dần để chuẩn bị cho lớp tóc mới sẽ thay thế sau này. Vào tuần thai thứ 24 tóc máu được hình thành và phát triển cho đến khi em bé chào đời.
Tóc máu ở trẻ sơ sinh cũng có cấu trúc như tóc bình thường và nó sẽ rụng tự nhiên, tuy nhiên quá trình rụng không đồng đều. Đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau gáy của trẻ sẽ tự rụng và tự thay tóc mới, dân gian thường gọi là rụng tóc vành khăn và đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng.
Khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh là tốt nhất? Nhưng thực ra, bản chất của việc cắt tóc máu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe của trẻ.
Không có đáp án chính xác cho câu hỏi khi nào thì cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh bởi vì quá trình tóc phát triển ở mỗi bé là khác nhau. Cha mẹ chỉ nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi thấy tóc có xu hướng dài ra và gây vướng vào mắt làm cho bé khó chịu.
Theo nghiên cứu của y khoa, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn không nên. Đối với trẻ em ngoài 1 tuổi thì thóp mới bắt đầu ổn định và muốn hoàn toàn an tâm khi cắt tóc máu cho bé thì nên đợi bé đủ 12 tháng trở lên.
Cha mẹ cần lưu ý điều gì khi cắt tóc máu cho con?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc bé thưa hay mỏng, có màu hay không và kết cấu xoăn hay thẳng hoàn toàn không phải do việc cắt tóc máu quyết định mà do tóc mọc từ các nang lông dưới da đầu.
Việc cắt tóc chỉ can thiệp trên bề mặt và không có khả năng làm tóc mọc dày và dài hơn hoặc thay đổi màu và kết cấu như nhiều người lầm tưởng. Với trường hợp cha mẹ bắt buộc phải cắt tóc để không gây khó chịu cho bé thì nên chú ý những điều sau đây:
- Chỉ cắt tóc cho bé khi bé đã được tối thiểu 5 tháng tuổi trở lên.
- Không cắt tóc máu khi thể trạng của bé không ổn định hay trong các trường hợp như: Bé mới ốm dậy, mệt mỏi trong người, bé mới tiêm vắc xin,…
- Khi bé không chịu nằm yên, quấy khóc thì cha mẹ nên dừng lại vì tiếp tục cắt tóc cho bé trong lúc này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương vùng đầu của các con.
- Vì các bé chưa có ý thức được sự nguy hiểm và thường sẽ không ngồi im nên để cắt được tóc cho bé, cha mẹ hãy thu hút sự chú ý của bé bằng một vật bé thích và cắt càng nhanh càng tốt.
- Tuyệt đối không nên cắt tóc khi bé đang ngủ, có nhiều người lầm tưởng việc cắt tóc trong lúc ngủ sẽ dễ dàng do bé không ý thức được nhưng điều này hoàn toàn ngược lại, bé sẽ rất dễ bị giật mình và hoảng sợ khi thức dậy.
- Sau khi cắt xong hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm, vì những sợi tóc sót lại bám trên da gây ngứa ngáy và rất khó chịu.
Những điều cha mẹ cần nhớ khi chăm sóc tóc cho con
Vì các con còn rất nhỏ, sức để kháng yếu nên việc chú ý chăm sóc tóc cho các con là điều cực kỳ quan trọng, không chỉ là ở thời gian cắt tóc mà còn là cả quá trình.
Các cha mẹ nên chọn những loại dầu gội đầu cho bé, không chứa nhiều hóa chất gây ảnh hưởng đến da đầu của các con. Theo quan niệm dân gian, các mẹ nên sử dụng nước lá trầu không, lá kinh giới hoặc dầu dừa để gội đầu cho bé, hạn chế tình trạng dụng tóc và đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, để giúp trẻ có mái tóc suôn mượt, không bị khô, xoăn, các mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm tóc cho bé. Một số sản phẩm dưỡng ẩm tóc cho bé phổ biến để các mẹ tham khảo như: Dầu hạnh nhân, dầu ô liu,…
Khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh là vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ nên căn cứ vào tình trạng tóc và sức khỏe của bé để có quyết định phù hợp.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi