Cây nữ lang chữa mất ngủ hiệu quả – Thầy Thuốc Việt Nam

Ngày càng có nhiều người mắc chứng mất ngủ. Đáng lo ngại hơn, độ tuổi mắc chứng mất ngủ ngày càng trẻ hóa và có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn cao, nổi bật là dùng cây nữ lang chữa mất ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây nữ lang chữa mất ngủ rất hiệu quả.

1. Vai trò của giấc ngủ

Giấc ngủ có một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần cho con người. Con người duy trì được sự tỉnh táo, khả năng làm việc vào ban ngày, các chức năng của não bộ cũng như toàn bộ cơ thể đều được phục hồi là nhờ một giấc ngủ đầy đủ. Thông thường khi ngủ dậy ta cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái, không mệt mỏi, đó được xem là giấc ngủ ngon.

2. Mất ngủ gây ra những hậu quả gì?

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:

– Ảnh hưởng tới não bộ: Suy giảm trí nhớ, tổn thương tế bào thần kinh, trầm cảm…

– Ảnh hưởng tới tim mạch: Tăng nguy cơ cao huyết áp.

– Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư.

– Ảnh hưởng tới tinh thần: Lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng.

– Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: Da xạm, khô, quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

3. Cây nữ lang chữa mất ngủ

3.1. Cách nhận biết cây nữ lang

Cây nữ lang (tên khoa học: Valeriana officinalis L) thuộc họ Valerianaceae, là một loài thực vật bản địa sống lâu năm ở các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này đã được công nhận là cây thuốc và đưa vào Dược điển các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…

Nữ lang là loài thực vật có hoa nhỏ, màu hồng nhạt hay trắng, hoa nở trên cuống cao và mạnh. Hoa có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.

Mùa xuân, cây nữ lang trổ nhiều lá che kín mặt đất. Cuối tháng Tư, cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè. Vào tháng Bảy, cây bắt đầu trổ những bông màu hồng nhạt hoặc trắng, có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.

3.2. Cây nữ lang thường mọc ở đâu?

Ở nước ta cây nữ lang thường mọc tại các dãy núi cao trên 1.000m ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Sapa (Lào Cai), Yên Bái, Lai Châu. Cây nữ lang chữa mất ngủ còn được tìm thấy ở một số tỉnh miền Nam như Đà Lạt, Lâm Đồng.

3.3. Cây nữ lang có tác dụng gì?

Theo TS. Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh), thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giúp giảm kích thích làm bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc Tây an thần gây ngủ, sử dụng nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất”.

Nghiên cứu trên 11.168 bệnh nhân mất ngủ của chuyên gia Đức sử dụng cây nữ lang cho thấy: 94% người bệnh mất ngủ từ nhẹ đến trung bình đã cải thiện các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc tỉnh giấc giữa đêm, không còn mệt mỏi khi thức dậy.

Từ ngàn xưa, người dân tộc Mèo ở vùng cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang chữa mất ngủ. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh cây nữ lang còn có những công dụng như:

– An thần, điều trị mất ngủ.

– Chống co giật

– Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

– Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, tim mạch, thiếu máu cơ tim

– Bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B

3.4. Cây nữ lang dùng được cho những đối tượng nào?

– Người bị mất ngủ (dùng được cho trẻ nhỏ).

– Người mắc bệnh động kinh, co giật.

– Người mắc bệnh viêm dạ dày.

– Bệnh nhân mắc các chứng bệnh tim mạch.

4. Các bài thuốc cải thiện sức khỏe từ cây nữ lang

4.1. Điều trị mất ngủ

Dùng khoảng 10-15g rễ và thân cây, sắc lấy nước uống hàng ngày.

4.2. Điều trị bệnh đau dạ dày

Lấy một lượng vừa đủ rễ cây nữ lang rửa sạch, sao khô, tán thành dạng bột mịn. Nấu nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g.

4.3. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe

Dùng khoảng 10-15g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô sắc lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài nữ lang, còn một số thảo dược quý có thể chữa bệnh mất ngủ như cây bình vôi, hạt sen, trinh nữ, lạc tiên, … Ngoài ra cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn thư thái để có một giấc ngủ tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.

GS.TS Hoàng Văn Thuận

Chuyên viên đầu ngành Thần kinh Quân đội

Nguyên Phó chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam

Cây nữ lang chữa mất ngủ hiệu quả – Thầy Thuốc Việt Nam

Ngày càng có nhiều người mắc chứng mất ngủ. Đáng lo ngại hơn, độ tuổi mắc chứng mất ngủ ngày càng trẻ hóa và có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn cao, nổi bật là dùng cây nữ lang chữa mất ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây nữ lang chữa mất ngủ rất hiệu quả.

1. Vai trò của giấc ngủ

Giấc ngủ có một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần cho con người. Con người duy trì được sự tỉnh táo, khả năng làm việc vào ban ngày, các chức năng của não bộ cũng như toàn bộ cơ thể đều được phục hồi là nhờ một giấc ngủ đầy đủ. Thông thường khi ngủ dậy ta cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái, không mệt mỏi, đó được xem là giấc ngủ ngon.

2. Mất ngủ gây ra những hậu quả gì?

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:

– Ảnh hưởng tới não bộ: Suy giảm trí nhớ, tổn thương tế bào thần kinh, trầm cảm…

– Ảnh hưởng tới tim mạch: Tăng nguy cơ cao huyết áp.

– Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư.

– Ảnh hưởng tới tinh thần: Lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng.

– Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: Da xạm, khô, quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

3. Cây nữ lang chữa mất ngủ

3.1. Cách nhận biết cây nữ lang

Cây nữ lang (tên khoa học: Valeriana officinalis L) thuộc họ Valerianaceae, là một loài thực vật bản địa sống lâu năm ở các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này đã được công nhận là cây thuốc và đưa vào Dược điển các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…

Nữ lang là loài thực vật có hoa nhỏ, màu hồng nhạt hay trắng, hoa nở trên cuống cao và mạnh. Hoa có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.

Mùa xuân, cây nữ lang trổ nhiều lá che kín mặt đất. Cuối tháng Tư, cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè. Vào tháng Bảy, cây bắt đầu trổ những bông màu hồng nhạt hoặc trắng, có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.

3.2. Cây nữ lang thường mọc ở đâu?

Ở nước ta cây nữ lang thường mọc tại các dãy núi cao trên 1.000m ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Sapa (Lào Cai), Yên Bái, Lai Châu. Cây nữ lang chữa mất ngủ còn được tìm thấy ở một số tỉnh miền Nam như Đà Lạt, Lâm Đồng.

3.3. Cây nữ lang có tác dụng gì?

Theo TS. Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh), thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giúp giảm kích thích làm bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc Tây an thần gây ngủ, sử dụng nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất”.

Nghiên cứu trên 11.168 bệnh nhân mất ngủ của chuyên gia Đức sử dụng cây nữ lang cho thấy: 94% người bệnh mất ngủ từ nhẹ đến trung bình đã cải thiện các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc tỉnh giấc giữa đêm, không còn mệt mỏi khi thức dậy.

Từ ngàn xưa, người dân tộc Mèo ở vùng cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang chữa mất ngủ. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh cây nữ lang còn có những công dụng như:

– An thần, điều trị mất ngủ.

– Chống co giật

– Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

– Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, tim mạch, thiếu máu cơ tim

– Bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B

3.4. Cây nữ lang dùng được cho những đối tượng nào?

– Người bị mất ngủ (dùng được cho trẻ nhỏ).

– Người mắc bệnh động kinh, co giật.

– Người mắc bệnh viêm dạ dày.

– Bệnh nhân mắc các chứng bệnh tim mạch.

4. Các bài thuốc cải thiện sức khỏe từ cây nữ lang

4.1. Điều trị mất ngủ

Dùng khoảng 10-15g rễ và thân cây, sắc lấy nước uống hàng ngày.

4.2. Điều trị bệnh đau dạ dày

Lấy một lượng vừa đủ rễ cây nữ lang rửa sạch, sao khô, tán thành dạng bột mịn. Nấu nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g.

4.3. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe

Dùng khoảng 10-15g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô sắc lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài nữ lang, còn một số thảo dược quý có thể chữa bệnh mất ngủ như cây bình vôi, hạt sen, trinh nữ, lạc tiên, … Ngoài ra cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn thư thái để có một giấc ngủ tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.

GS.TS Hoàng Văn Thuận

Chuyên viên đầu ngành Thần kinh Quân đội

Nguyên Phó chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam