Cháo lươn cho bé là món ăn dặm bổ dưỡng, giúp con tăng cân, chóng lớn. Vậy làm thế nào để nấu cháo lươn vừa ngon, mà không bị tanh. Tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng từ lươn
Theo bảng thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt lươn có chứa:
1.6mg sắt
39mg canxi
150mg phospho
0.9g chất béo
18.7g chất đạm
12.7g protein
0.15mg vitamin B1
Theo đó, sử dụng lươn trong khẩu phần ăn của bé mang tới những tác động tích cực đến sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:
Lươn chứa lượng calo dồi dào, cho bé một ngày hoạt động năng nổ
Lươn giàu canxi, giúp phát triển xương, cho bé cao lớn
Lươn cũng có tác dụng cải thiện sức đề kháng cho bé
Để bé tiêu hóa tốt hơn, mẹ cần đảm bảo thịt lươn được chế biến kỹ. Khi nấu cháo nên kết hợp với các loại rau củ để cung cấp thêm chất xơ, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho bé trong khẩu phần ăn uống.
Trẻ mấy tháng ăn được cháo lươn?
Cháo lươn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, nhiều mẹ băn khoăn việc cho bé ăn cháo lươn sớm có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và tiêu hóa không?
Theo chuyên gia, từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể “giới thiệu” đến bé các món ăn chế biến từ thịt lươn. Tuy nhiên, lươn được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên khi cho bé ăn, mẹ đừng bỏ qua bước “thăm dò” phản ứng của cơ thể nhé! Mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ trong 1 – 2 lần đầu. Nếu thấy bé không có phản ứng gì thì hãy tự tin thêm lươn vào thực đơn của con nhé!
Không chỉ quan tâm “trẻ mấy tháng ăn được cháo lươn?”, cha mẹ cần nắm được khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của bé:
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 30g lươn, 3 – 4/tuần
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: bé có thể ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa 30 – 40g
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: bé có thể ăn 1 – 2 bữa/ngày, mỗi bữa 50 – 60g
Cách chọn và sơ chế thịt lươn
Bí quyết để nấu món cháo lươn cho bé thơm ngon chính là nằm ở khâu chọn nguyên liệu và cách sơ chế. Thịt lươn là loại hải sản nên có mùi tanh đặc trưng. Vì vậy, chỉ cần một chút bất cẩn, món cháo lươn sẽ không còn giữ được hương vị hấp dẫn, khiến bé khó ăn hơn.
Hướng dẫn chọn và sơ chế thịt lươn cho bé:
Chọn lươn còn tươi, đuôi dài, mình vàng
Không chọn lươn đã chết chứa độc tố gây hại cho sức khỏe của bé
Tuốt sạch nhớt lươn bằng cách sát muối hoặc giấm
Nếu muốn lọc phần da lươn thì đem trụng với nước sôi, rồi dùng tay tuốt nhẹ ra
Để khử mùi tanh, khi luộc lươn hãy thêm vài lát gừng hoặc nghệ
Khi nấu cháo lươn, mẹ cần ninh nhừ để tránh bị đau bụng
✔️✔️✔️ Cháo lươn nấu với rau gì cho bé vừa ngon vừa bổ?
Cháo lươn nấu với gì cho bé tăng cân?
Cháo lươn nấu cho bé nấu với rau gì? Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể tập làm quen với các món cháo lươn. Mẹ có thể nấu cháo với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai môn, rau cải bó xôi, rau cải xanh, rau ngót,… Dưới đây là 13 công thức nấu cháo lươn, mẹ hãy tham khảo nhé!
Cháo lươn đậu xanh cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Đậu xanh: 50g
Thực hiện:
Ngâm gạo và đậu xanh với nước trong khoảng 1 tiếng. Sau đó cho vào nồi nấu cháo
Làm sạch lươn với muối, sau đó đem luộc rồi gỡ lấy phần thịt
Thịt lươn dằm nhuyễn rồi đem xào với hành phi thơm
Khi cháo chín mềm, mẹ tiến hành cho lươn vào, khuấy đều, nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn là được
Cháo lươn bí đỏ cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Bí đỏ: 100g
Gia vị, hành lá
Thực hiện:
Làm sạch lươn, cắt khúc rồi đem luộc
Khi lươn chín vớt ra ngâm với nước lạnh, sau đó tiến hành gỡ lấy thịt
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp, sau đó tán nhuyễn
Ngâm gạo trong nước khoảng 1 tiếng, sau đó đem nấu cháo
Khi cháo chín mềm, mẹ cho bí đỏ và lươn vào khuấy đều
Nêm thêm chút gia vị dành riêng cho bé. Rắc thêm xíu hành lá là có thể tắt bếp cho bé thưởng thức được rồi
Cháo lươn rau ngót cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Rau ngót: 1 nắm nhỏ
Gia vị
Thực hiện:
Rửa sạch với giấm để lươn không còn bị nhớt
Luộc chín lươn, sau đó đem tách riêng phần xương và thịt
Xay nhuyễn phần xương lươn, sau đó hòa cùng với nước luộc lươn. Lọc qua rây, loại bỏ cặn mẹ sẽ có ngay nước dùng nấu cháo
Cháo lươn cho bé là món ăn dặm bổ dưỡng, giúp con tăng cân, chóng lớn. Vậy làm thế nào để nấu cháo lươn vừa ngon, mà không bị tanh. Tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng từ lươn
Theo bảng thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt lươn có chứa:
1.6mg sắt
39mg canxi
150mg phospho
0.9g chất béo
18.7g chất đạm
12.7g protein
0.15mg vitamin B1
Theo đó, sử dụng lươn trong khẩu phần ăn của bé mang tới những tác động tích cực đến sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:
Lươn chứa lượng calo dồi dào, cho bé một ngày hoạt động năng nổ
Lươn giàu canxi, giúp phát triển xương, cho bé cao lớn
Lươn cũng có tác dụng cải thiện sức đề kháng cho bé
Để bé tiêu hóa tốt hơn, mẹ cần đảm bảo thịt lươn được chế biến kỹ. Khi nấu cháo nên kết hợp với các loại rau củ để cung cấp thêm chất xơ, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho bé trong khẩu phần ăn uống.
Trẻ mấy tháng ăn được cháo lươn?
Cháo lươn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, nhiều mẹ băn khoăn việc cho bé ăn cháo lươn sớm có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và tiêu hóa không?
Theo chuyên gia, từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể “giới thiệu” đến bé các món ăn chế biến từ thịt lươn. Tuy nhiên, lươn được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên khi cho bé ăn, mẹ đừng bỏ qua bước “thăm dò” phản ứng của cơ thể nhé! Mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ trong 1 – 2 lần đầu. Nếu thấy bé không có phản ứng gì thì hãy tự tin thêm lươn vào thực đơn của con nhé!
Không chỉ quan tâm “trẻ mấy tháng ăn được cháo lươn?”, cha mẹ cần nắm được khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của bé:
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 30g lươn, 3 – 4/tuần
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: bé có thể ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa 30 – 40g
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: bé có thể ăn 1 – 2 bữa/ngày, mỗi bữa 50 – 60g
Cách chọn và sơ chế thịt lươn
Bí quyết để nấu món cháo lươn cho bé thơm ngon chính là nằm ở khâu chọn nguyên liệu và cách sơ chế. Thịt lươn là loại hải sản nên có mùi tanh đặc trưng. Vì vậy, chỉ cần một chút bất cẩn, món cháo lươn sẽ không còn giữ được hương vị hấp dẫn, khiến bé khó ăn hơn.
Hướng dẫn chọn và sơ chế thịt lươn cho bé:
Chọn lươn còn tươi, đuôi dài, mình vàng
Không chọn lươn đã chết chứa độc tố gây hại cho sức khỏe của bé
Tuốt sạch nhớt lươn bằng cách sát muối hoặc giấm
Nếu muốn lọc phần da lươn thì đem trụng với nước sôi, rồi dùng tay tuốt nhẹ ra
Để khử mùi tanh, khi luộc lươn hãy thêm vài lát gừng hoặc nghệ
Khi nấu cháo lươn, mẹ cần ninh nhừ để tránh bị đau bụng
✔️✔️✔️ Cháo lươn nấu với rau gì cho bé vừa ngon vừa bổ?
Cháo lươn nấu với gì cho bé tăng cân?
Cháo lươn nấu cho bé nấu với rau gì? Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể tập làm quen với các món cháo lươn. Mẹ có thể nấu cháo với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai môn, rau cải bó xôi, rau cải xanh, rau ngót,… Dưới đây là 13 công thức nấu cháo lươn, mẹ hãy tham khảo nhé!
Cháo lươn đậu xanh cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Đậu xanh: 50g
Thực hiện:
Ngâm gạo và đậu xanh với nước trong khoảng 1 tiếng. Sau đó cho vào nồi nấu cháo
Làm sạch lươn với muối, sau đó đem luộc rồi gỡ lấy phần thịt
Thịt lươn dằm nhuyễn rồi đem xào với hành phi thơm
Khi cháo chín mềm, mẹ tiến hành cho lươn vào, khuấy đều, nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn là được
Cháo lươn bí đỏ cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Bí đỏ: 100g
Gia vị, hành lá
Thực hiện:
Làm sạch lươn, cắt khúc rồi đem luộc
Khi lươn chín vớt ra ngâm với nước lạnh, sau đó tiến hành gỡ lấy thịt
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp, sau đó tán nhuyễn
Ngâm gạo trong nước khoảng 1 tiếng, sau đó đem nấu cháo
Khi cháo chín mềm, mẹ cho bí đỏ và lươn vào khuấy đều
Nêm thêm chút gia vị dành riêng cho bé. Rắc thêm xíu hành lá là có thể tắt bếp cho bé thưởng thức được rồi
Cháo lươn rau ngót cho bé
Nguyên liệu:
Gạo ngon: 100g
Lươn: 200g
Rau ngót: 1 nắm nhỏ
Gia vị
Thực hiện:
Rửa sạch với giấm để lươn không còn bị nhớt
Luộc chín lươn, sau đó đem tách riêng phần xương và thịt
Xay nhuyễn phần xương lươn, sau đó hòa cùng với nước luộc lươn. Lọc qua rây, loại bỏ cặn mẹ sẽ có ngay nước dùng nấu cháo
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi