Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đủ chất, tăng cân, chóng lớn

Bé 9 tháng là độ tuổi mà ba mẹ cần tập ăn dặm các món rau củ thịt đơn giản để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho con. Nếu ba mẹ nào đang bối rối không biết nên cho con ăn món gì để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì hãy cùng Huggies xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhé!

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng với bé, tuy vậy các mẹ nên kết hợp sữa cùng các bữa ăn dặm một cách phù hợp để con phát triển và thông minh hơn. Khi trẻ 9 tháng tuổi mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ và lượng sữa vừa đủ.

Bữa chính bao gồm: 60-90g lượng tinh bột như cháo, cơm nhão hoặc bột; thịt, trứng, cá, sữa với tổng lượng đạm tầm 30mg; rau củ quả khoảng 20mg vitamin và 6-10ml chất béo. Bữa phụ gồm: Trái cây, các loại bánh ngọt hoặc sản phẩm từ sữa. Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa? Thì từ 6 tháng, mẹ có thể bổ sung váng sữa cho bé sau bữa ăn chính 1 – 2 giờ để tăng thêm chất cho bé. Ngoài ra các bé còn cần thêm từ 500ml đến 600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Vì vậy, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho bé 9 tháng mỗi ngày phải bao gồm 4 nhóm cơ bản là: Tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất, chất béo.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hoặc thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tại Huggies.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm là gì

Kết hợp sữa cùng các bữa ăn dặm để con phát triển và thông minh hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé được 9 tháng tuổi , các mẹ cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thời điểm ăn dặm: Khi trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu ăn dặm. Tuy vậy, tùy vào sự phát triển của con mà thời điểm ăn dặm có thể chênh nhau từ 1 đến 2 tuần.

Hạn chế nêm gia vị vào các món ăn dặm của con: Nhu cầu nạp muối của các bé là rất ít và nó đã được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức nên bố mẹ không cần nêm nhiều gia vị trong bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của con.

Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ: Khi bé mới ăn dặm bố mẹ cần cung cấp cho bé thực đơn đầy đủ chất. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn của con theo từng ngày, ví dụ hôm nay ăn nhiều đạm thì hôm sau cho bé ăn nhiều rau củ hơn.

Để cho bé ngồi ghế ăn tại chỗ: Mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hay bế bé đi xung quanh để dụ bé ăn. Tuy nhiên việc này sẽ khiến con ăn một cách thụ động và không có ý thức, dẫn đến việc biếng ăn ở trẻ.

Không nên ép con ăn hay bú: Mẹ nên để con tự quyết định việc ăn của mình, mẹ có thể dụ dỗ cho con ăn thêm bằng nhiều cách như làm thức ăn nhiều màu sắc, cho bé tự bốc hau xúc, cho bé ăn món yêu thích,…

Chú ý đến thời gian cho con ăn dặm: Mẹ nên duy trì cho bé ăn trong khoảng 30 phút, nếu kéo dài thời gian thì bố mẹ hãy dọn bữa. Điều này giúp con hiểu rằng đây là thời gian ăn của mình, nếu không ăn sẽ bị đói.

Hãy kiên trì: Thời gian đầu nhiều bé thường hiếu động, thích tự chọn thức ăn làm vung vãi xung quanh, vì vậy mẹ cần kiên nhẫn hơn.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bé sẵn sàng một bữa ăn: Việc chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm vệ sinh, an toàn và màu sắc đẹp mắt sẽ giúp bé thích thú hơn.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Những thực phẩm không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Bên cạnh những loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ cũng có các loại không tốt với trẻ mà bố mẹ cần tránh. Một số loại thực phẩm không nên có trong thực đơn ăn dặm của bé gồm:

Mật ong

Đối với độ tuổi sơ sinh thì mật ong rất nguy hiểm vì nó có chứa một số bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm cho các bé. Hệ thống tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này vẫn chưa hoàn thiện để có thể chống lại các bào tử bệnh ngộ độc.

Hạn chế dùng sữa bò

Trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa của trẻ con còn non nớt nên không thể tiêu hóa được. Vì thế, dùng nhiều sữa bò sẽ gây đầy bụng, khó tiêu con bé. Ngoài ra, trong sữa bò chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến chức năng thận của con.

Trái cây ép

Trong giai đoạn ăn dặm nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dinh dưỡng khác có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

Không nên cho bé ăn dâu

Trong dâu chứa nhiều axit gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và ruột của bé, dâu còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đủ chất cho bé Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Những thực phẩm nào không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Dùng mật ong sẽ dễ khiến trẻ 9 tháng bị ngộ độc (Nguồn: Sưu tầm)

Các món cháo cho bé 9 tháng ăn dặm

Cháo cá hồi bí đỏ

Trong cá hồi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và phát triển của bé. Bí đỏ cũng là một loại thực phẩm có hương vị mềm ngọt, béo bùi dễ ăn và chứa nhiều vitamin nên thường được các bà mẹ ưu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm.

Cháo gà yến mạch

Cháo yến mạch có hương vị thơm ngon ngọt ngào, mềm mịn và được nêm nếm vừa phải được các bé yêu thích. Yến mạch vốn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe khi nấu kèm thịt gà mềm thơm, cà rốt và đậu Hà Lan làm cho món cháo ăn dặm dinh dưỡng dễ ăn và hấp dẫn hơn.

Cháo cá hồi cà rốt

Nếu bố mẹ muốn thay đổi đa dạng các loại thực phẩm khác cho bé ăn không ngán thì có thể thay bí đỏ thành cà rốt kết hợp cùng cá hợp cũng rất phù hợp giúp bé ăn ngon và đủ chất. Cách chế biến cháo cá hồi cà rốt không cầu kì, rất đơn giản mà vị cháo ngọt bùi, màu sắc đẹp mắt tạo điểm nhấn thích thú cho bé.

Cháo trứng gà khoai lang

Trứng gà và khoai lang khi nấu nhừ cùng cháo là một lựa chọn tuyệt vời để kết hợp. Trứng gà là thực phẩm phổ biến nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Món cháo có vị béo bùi, ngọt tự nhiên, phù hợp cho các bé ăn dặm.

Cháo trứng gà khoai lang – Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng vô cùng dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt heo rau mồng tơi

Cháo thịt heo là món cháo quốc dân, khi kết hợp với mồng tơi để nấu cháo ăn dặm sẽ vô cùng hợp lý để tập cho con quen với mùi vị của rau xanh. Món cháo có màu xanh rất đẹp mắt, nhiều dinh dưỡng giúp các con mau ăn chóng lớn hơn.

Cháo đậu xanh khoai tây

Cháo đậu xanh khoai tây dẻo mịn, vô cùng thích hợp cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ nhỏ. Hương vị cháo thơm nức, béo ngọt của khoai tây và đậu xanh, cháo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Cháo trứng gà ngô phô mai

Cháo trứng gà phô mai với hương thơm hấp dẫn và chất béo sẽ thu hút vị giác của các bé khi ăn dặm. Cháo trứng gà phô mai có màu vàng nhạt, hương vị béo của phô mai và ngọt tự nhiên của ngô vô cùng thơm ngon.

Tham khảo thêm:

Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn Tra cứu thực đơn ăn dặm cho bé nhanh chóng, đa dạng

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng

Cách ăn dặm tự chỉ huy còn gọi là ăn dặm BLW, là phương pháp cho bé tự quyết định món ăn dặm, cách ăn theo ý mình. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và được nhiều bố mẹ tin dùng. Dưới đây là những thực đơn ăn dặm BLW dễ làm và hấp dẫn cho bé 9 tháng mà các mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn 1:

Cơm nát nắm. Trứng cuộn kết hợp rau củ.

Thực đơn 2:

Cơm nắm. Dưa leo. Thịt viên.

Thực đơn 3:

Cá diêu hồng chiên. Cơm cuộn rong biển. Su su luộc.

Thực đơn 4:

Cơm nát. Ức gà áp chảo. Mướp hấp.

Thực đơn 5:

Cơm nắm. Ếch xào cà rốt và hành tây. Cải thảo luộc.

Thực đơn 6:

Mỳ Ý sốt cà. Cơm cuộn rong biển. Đậu cô ve hấp.

Thực đơn 7:

Bí đao luộc. Cà tím nướng. Thịt lợn luộc. Cơm nắm.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé

Xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng

Mẹ có thể áp dụng cách ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Với các thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng chia sẻ ở bài viết trên, Huggies hy vọng các bố mẹ sẽ giúp thiên thần nhỏ của mình có những bữa ăn dặm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất lượng. Để nắm thêm nhiều kiến thức nuôi con bổ ích khác, mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Chăm sóc bé và Góc chuyên gia của Huggies nhé!

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đủ chất, tăng cân, chóng lớn

Bé 9 tháng là độ tuổi mà ba mẹ cần tập ăn dặm các món rau củ thịt đơn giản để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho con. Nếu ba mẹ nào đang bối rối không biết nên cho con ăn món gì để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì hãy cùng Huggies xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhé!

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng với bé, tuy vậy các mẹ nên kết hợp sữa cùng các bữa ăn dặm một cách phù hợp để con phát triển và thông minh hơn. Khi trẻ 9 tháng tuổi mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ và lượng sữa vừa đủ.

Bữa chính bao gồm: 60-90g lượng tinh bột như cháo, cơm nhão hoặc bột; thịt, trứng, cá, sữa với tổng lượng đạm tầm 30mg; rau củ quả khoảng 20mg vitamin và 6-10ml chất béo. Bữa phụ gồm: Trái cây, các loại bánh ngọt hoặc sản phẩm từ sữa. Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa? Thì từ 6 tháng, mẹ có thể bổ sung váng sữa cho bé sau bữa ăn chính 1 – 2 giờ để tăng thêm chất cho bé. Ngoài ra các bé còn cần thêm từ 500ml đến 600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Vì vậy, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho bé 9 tháng mỗi ngày phải bao gồm 4 nhóm cơ bản là: Tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất, chất béo.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hoặc thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tại Huggies.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm là gì

Kết hợp sữa cùng các bữa ăn dặm để con phát triển và thông minh hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé được 9 tháng tuổi , các mẹ cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thời điểm ăn dặm: Khi trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu ăn dặm. Tuy vậy, tùy vào sự phát triển của con mà thời điểm ăn dặm có thể chênh nhau từ 1 đến 2 tuần.

Hạn chế nêm gia vị vào các món ăn dặm của con: Nhu cầu nạp muối của các bé là rất ít và nó đã được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức nên bố mẹ không cần nêm nhiều gia vị trong bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của con.

Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ: Khi bé mới ăn dặm bố mẹ cần cung cấp cho bé thực đơn đầy đủ chất. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn của con theo từng ngày, ví dụ hôm nay ăn nhiều đạm thì hôm sau cho bé ăn nhiều rau củ hơn.

Để cho bé ngồi ghế ăn tại chỗ: Mẹ không nên cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hay bế bé đi xung quanh để dụ bé ăn. Tuy nhiên việc này sẽ khiến con ăn một cách thụ động và không có ý thức, dẫn đến việc biếng ăn ở trẻ.

Không nên ép con ăn hay bú: Mẹ nên để con tự quyết định việc ăn của mình, mẹ có thể dụ dỗ cho con ăn thêm bằng nhiều cách như làm thức ăn nhiều màu sắc, cho bé tự bốc hau xúc, cho bé ăn món yêu thích,…

Chú ý đến thời gian cho con ăn dặm: Mẹ nên duy trì cho bé ăn trong khoảng 30 phút, nếu kéo dài thời gian thì bố mẹ hãy dọn bữa. Điều này giúp con hiểu rằng đây là thời gian ăn của mình, nếu không ăn sẽ bị đói.

Hãy kiên trì: Thời gian đầu nhiều bé thường hiếu động, thích tự chọn thức ăn làm vung vãi xung quanh, vì vậy mẹ cần kiên nhẫn hơn.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bé sẵn sàng một bữa ăn: Việc chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm vệ sinh, an toàn và màu sắc đẹp mắt sẽ giúp bé thích thú hơn.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Những thực phẩm không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Bên cạnh những loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ cũng có các loại không tốt với trẻ mà bố mẹ cần tránh. Một số loại thực phẩm không nên có trong thực đơn ăn dặm của bé gồm:

Mật ong

Đối với độ tuổi sơ sinh thì mật ong rất nguy hiểm vì nó có chứa một số bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm cho các bé. Hệ thống tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này vẫn chưa hoàn thiện để có thể chống lại các bào tử bệnh ngộ độc.

Hạn chế dùng sữa bò

Trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa của trẻ con còn non nớt nên không thể tiêu hóa được. Vì thế, dùng nhiều sữa bò sẽ gây đầy bụng, khó tiêu con bé. Ngoài ra, trong sữa bò chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến chức năng thận của con.

Trái cây ép

Trong giai đoạn ăn dặm nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dinh dưỡng khác có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

Không nên cho bé ăn dâu

Trong dâu chứa nhiều axit gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và ruột của bé, dâu còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đủ chất cho bé Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Những thực phẩm nào không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Dùng mật ong sẽ dễ khiến trẻ 9 tháng bị ngộ độc (Nguồn: Sưu tầm)

Các món cháo cho bé 9 tháng ăn dặm

Cháo cá hồi bí đỏ

Trong cá hồi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và phát triển của bé. Bí đỏ cũng là một loại thực phẩm có hương vị mềm ngọt, béo bùi dễ ăn và chứa nhiều vitamin nên thường được các bà mẹ ưu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm.

Cháo gà yến mạch

Cháo yến mạch có hương vị thơm ngon ngọt ngào, mềm mịn và được nêm nếm vừa phải được các bé yêu thích. Yến mạch vốn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe khi nấu kèm thịt gà mềm thơm, cà rốt và đậu Hà Lan làm cho món cháo ăn dặm dinh dưỡng dễ ăn và hấp dẫn hơn.

Cháo cá hồi cà rốt

Nếu bố mẹ muốn thay đổi đa dạng các loại thực phẩm khác cho bé ăn không ngán thì có thể thay bí đỏ thành cà rốt kết hợp cùng cá hợp cũng rất phù hợp giúp bé ăn ngon và đủ chất. Cách chế biến cháo cá hồi cà rốt không cầu kì, rất đơn giản mà vị cháo ngọt bùi, màu sắc đẹp mắt tạo điểm nhấn thích thú cho bé.

Cháo trứng gà khoai lang

Trứng gà và khoai lang khi nấu nhừ cùng cháo là một lựa chọn tuyệt vời để kết hợp. Trứng gà là thực phẩm phổ biến nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Món cháo có vị béo bùi, ngọt tự nhiên, phù hợp cho các bé ăn dặm.

Cháo trứng gà khoai lang – Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng vô cùng dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt heo rau mồng tơi

Cháo thịt heo là món cháo quốc dân, khi kết hợp với mồng tơi để nấu cháo ăn dặm sẽ vô cùng hợp lý để tập cho con quen với mùi vị của rau xanh. Món cháo có màu xanh rất đẹp mắt, nhiều dinh dưỡng giúp các con mau ăn chóng lớn hơn.

Cháo đậu xanh khoai tây

Cháo đậu xanh khoai tây dẻo mịn, vô cùng thích hợp cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ nhỏ. Hương vị cháo thơm nức, béo ngọt của khoai tây và đậu xanh, cháo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Cháo trứng gà ngô phô mai

Cháo trứng gà phô mai với hương thơm hấp dẫn và chất béo sẽ thu hút vị giác của các bé khi ăn dặm. Cháo trứng gà phô mai có màu vàng nhạt, hương vị béo của phô mai và ngọt tự nhiên của ngô vô cùng thơm ngon.

Tham khảo thêm:

Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn Tra cứu thực đơn ăn dặm cho bé nhanh chóng, đa dạng

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng

Cách ăn dặm tự chỉ huy còn gọi là ăn dặm BLW, là phương pháp cho bé tự quyết định món ăn dặm, cách ăn theo ý mình. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và được nhiều bố mẹ tin dùng. Dưới đây là những thực đơn ăn dặm BLW dễ làm và hấp dẫn cho bé 9 tháng mà các mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn 1:

Cơm nát nắm. Trứng cuộn kết hợp rau củ.

Thực đơn 2:

Cơm nắm. Dưa leo. Thịt viên.

Thực đơn 3:

Cá diêu hồng chiên. Cơm cuộn rong biển. Su su luộc.

Thực đơn 4:

Cơm nát. Ức gà áp chảo. Mướp hấp.

Thực đơn 5:

Cơm nắm. Ếch xào cà rốt và hành tây. Cải thảo luộc.

Thực đơn 6:

Mỳ Ý sốt cà. Cơm cuộn rong biển. Đậu cô ve hấp.

Thực đơn 7:

Bí đao luộc. Cà tím nướng. Thịt lợn luộc. Cơm nắm.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé

Xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng

Mẹ có thể áp dụng cách ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Với các thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng chia sẻ ở bài viết trên, Huggies hy vọng các bố mẹ sẽ giúp thiên thần nhỏ của mình có những bữa ăn dặm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất lượng. Để nắm thêm nhiều kiến thức nuôi con bổ ích khác, mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Chăm sóc bé và Góc chuyên gia của Huggies nhé!

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống