Tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi phát triển

Tùy vào mỗi độ tuổi phát triển khác nhau mà cơ thể bé cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng theo liều lượng thích hợp. Bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi dưới đây của MEDLATEC chắc chắn sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ.

14/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chuẩn 12/01/2022 | Những nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé trên 2 tuổi 06/09/2021 | Hướng dẫn mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi

Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của trẻ nhỏ và người lớn đều dựa trên những quy tắc giống nhau với các thành phần chính là vitamin, chất khoáng, carbohydrate, đạm, chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần được bổ sung dưỡng chất thích hợp với nhu cầu của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện, cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái của trẻ. Ngược lại, nếu cơ thể bé không được cung cấp đủ chất hoặc không thích hợp có thể dẫn đến việc thiếu hụt hay dư thừa và gây bệnh lý như suy dinh dưỡng, béo phì,…

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi theo nhu cầu phát triển

Dựa vào nhu cầu của cơ thể mà chế độ dinh dưỡng cho bé sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

Dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức hay kết hợp cả hai đã có thể giúp bé không bổ sung thêm bất kỳ dưỡng chất nào. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé ở những năm tháng đầu đời

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé ở những năm tháng đầu đời

Hệ tiêu hóa của bé khi mới chào đời rất yếu nên sữa mẹ vừa an toàn vừa đầy đủ dưỡng chất. Hơn nữa, sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể yếu ớt của bé chống lại các nguy cơ gây bệnh.

Bé có thể bú từ 8 – 12 lần trong một ngày nếu được cung cấp hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 4 tháng thì số lần bú giảm từ 4 – 6 lần. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thay đổi số lần bú tùy nhu cầu của bé hoặc lượng sữa mẹ sản xuất mỗi ngày.

Nếu bé uống sữa công thức thì nên pha từ 55 – 85g bột cho mỗi lần bú và ngày bú khoảng 6 – 8 lần. Khi bé lớn thì ba mẹ cần pha với lượng sữa bột nhiều hơn (170-230g/lần) nhưng giảm tần suất bú.

Khi bé được 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa đã tương đối hoàn chỉnh, có thể bổ sung thêm thức ăn ngoài sữa. Từ 4 – 6 tháng là giai đoạn mà mẹ có thể tập cho bé ăn dặm với thức ăn dạng lỏng.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Khi bé đủ 6 tháng tuổi trở lên thì hầu hết đã có thể bắt đầu ăn được các loại thức phẩm rắn như ngũ cốc (loại dành cho trẻ sơ sinh), trái cây, rau củ và thịt được xay nhuyễn. Ở thời điểm này, nguồn sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần phải chú ý bổ sung thêm các loại vitamin, chất đạm và thực phẩm giàu sắt.

Để tập ăn cho bé, các loại thực phẩm an toàn và tốt cho bé mà mẹ có thể ưu tiên lựa chọn như khoai tây, đậu xanh, cà rốt, đậu hà lan. Tất cả cần được nấu chín kỹ, nghiền nhỏ. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, bơ nghiền hoặc táo.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng từ thức ăn

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng từ thức ăn

Với các bé 8 – 12 tháng thì mẹ cần bổ sung thêm thịt ở dạng hầm, băm nhuyễn trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý, giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, bên cạnh việc bổ sung thức ăn ngoài thì vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Từ 1 đến 2 tuổi

Khi bé được 1 tuổi, mẹ cần tăng lượng thức ăn bổ sung mỗi ngày, giảm số lần cho bé bú sữa mẹ hay sữa công thức. Đây là giai đoạn mà bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt, rau, trái cây, ngũ cốc và đặc biệt là sữa nguyên kem. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu bỏ bú sữa mẹ và sử dụng hoàn toàn nguồn dưỡng chất từ thực phẩm và sữa thay thế.

Thời điểm này cũng là lúc bé bắt đầu tập lật, bò, đứng, đi nên mẹ cần chú ý bổ sung đủ nguồn năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng phải chú ý chia nhỏ bữa ăn trong một ngày của bé.

Từ 2 đến 5 tuổi

Đến giai đoạn bé đủ 2 tuổi thì hầu hết đã mọc đủ răng và cứng cáp hơn. Lúc này, bé không còn phải ăn cháo hay bột nữa mà có thể ăn giống người lớn. Đây cũng là thời điểm mà cha mẹ nên để bé tham gia vào các bữa ăn gia đình để tập thói quen ăn uống.

Những thức ăn dành cho trẻ từ 2 – 5 tuổi có thể là cháo đặc, súp, cơm, rau củ luộc, thịt, cá xé nhỏ,… Đồng thời cũng nên sử dụng thêm sữa ngoài đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Bé từ 2 - 5 tuổi nên được tham gia vào bữa cơm gia đình để tập thói quen ăn uống

Bé từ 2 – 5 tuổi nên được tham gia vào bữa cơm gia đình để tập thói quen ăn uống

Ngoài những bữa chính, bé cần bổ sung thêm các bữa phụ với trái cây, sữa chua,… để hỗ trợ tiêu hóa. Như vậy bé sẽ không bị đói, quá trình ăn uống cũng trở nên dễ dàng, trẻ thấy ngon miệng hơn.

3. Một số chú ý về nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi được cung cấp một cách đầy đủ, an toàn, đa dạng nhưng vẫn cân đối tỷ lệ và phù hợp với nhu cầu cơ thể thì các bậc cha mẹ cần chú ý:

  • Các nhóm thực phẩm cần được bổ sung đầy đủ là tinh bột, chất béo, đạm, chất khoáng và vitamin trong chế độ ăn của trẻ.

  • Protein, glucid, lipid cần được cung cấp một cách cần đôi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Mỗi mùa khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng có sự thay đổi ít nhiều nên mẹ cần chú ý thay đổi thực đơn cho trẻ.

Những chia sẻ từ chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nói về chế độ dinh dưỡng cho bé trẻ theo từng độ tuổi hi vọng sẽ phần nào giải quyết được lo lắng của các bậc cha mẹ khi chăm sóc con nhỏ. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề dinh dưỡng cho bé thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56. Các bác sĩ Nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng tại đây sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, đồng thời đưa ra yêu cầu thăm khám trực tiếp tại bệnh viện nếu cần thiết.

Tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi phát triển

Tùy vào mỗi độ tuổi phát triển khác nhau mà cơ thể bé cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng theo liều lượng thích hợp. Bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi dưới đây của MEDLATEC chắc chắn sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ.

14/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chuẩn 12/01/2022 | Những nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé trên 2 tuổi 06/09/2021 | Hướng dẫn mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi

Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của trẻ nhỏ và người lớn đều dựa trên những quy tắc giống nhau với các thành phần chính là vitamin, chất khoáng, carbohydrate, đạm, chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần được bổ sung dưỡng chất thích hợp với nhu cầu của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện, cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái của trẻ. Ngược lại, nếu cơ thể bé không được cung cấp đủ chất hoặc không thích hợp có thể dẫn đến việc thiếu hụt hay dư thừa và gây bệnh lý như suy dinh dưỡng, béo phì,…

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi theo nhu cầu phát triển

Dựa vào nhu cầu của cơ thể mà chế độ dinh dưỡng cho bé sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

Dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức hay kết hợp cả hai đã có thể giúp bé không bổ sung thêm bất kỳ dưỡng chất nào. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé ở những năm tháng đầu đời

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé ở những năm tháng đầu đời

Hệ tiêu hóa của bé khi mới chào đời rất yếu nên sữa mẹ vừa an toàn vừa đầy đủ dưỡng chất. Hơn nữa, sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể yếu ớt của bé chống lại các nguy cơ gây bệnh.

Bé có thể bú từ 8 – 12 lần trong một ngày nếu được cung cấp hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 4 tháng thì số lần bú giảm từ 4 – 6 lần. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thay đổi số lần bú tùy nhu cầu của bé hoặc lượng sữa mẹ sản xuất mỗi ngày.

Nếu bé uống sữa công thức thì nên pha từ 55 – 85g bột cho mỗi lần bú và ngày bú khoảng 6 – 8 lần. Khi bé lớn thì ba mẹ cần pha với lượng sữa bột nhiều hơn (170-230g/lần) nhưng giảm tần suất bú.

Khi bé được 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa đã tương đối hoàn chỉnh, có thể bổ sung thêm thức ăn ngoài sữa. Từ 4 – 6 tháng là giai đoạn mà mẹ có thể tập cho bé ăn dặm với thức ăn dạng lỏng.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Khi bé đủ 6 tháng tuổi trở lên thì hầu hết đã có thể bắt đầu ăn được các loại thức phẩm rắn như ngũ cốc (loại dành cho trẻ sơ sinh), trái cây, rau củ và thịt được xay nhuyễn. Ở thời điểm này, nguồn sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần phải chú ý bổ sung thêm các loại vitamin, chất đạm và thực phẩm giàu sắt.

Để tập ăn cho bé, các loại thực phẩm an toàn và tốt cho bé mà mẹ có thể ưu tiên lựa chọn như khoai tây, đậu xanh, cà rốt, đậu hà lan. Tất cả cần được nấu chín kỹ, nghiền nhỏ. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, bơ nghiền hoặc táo.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng từ thức ăn

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng từ thức ăn

Với các bé 8 – 12 tháng thì mẹ cần bổ sung thêm thịt ở dạng hầm, băm nhuyễn trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý, giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, bên cạnh việc bổ sung thức ăn ngoài thì vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Từ 1 đến 2 tuổi

Khi bé được 1 tuổi, mẹ cần tăng lượng thức ăn bổ sung mỗi ngày, giảm số lần cho bé bú sữa mẹ hay sữa công thức. Đây là giai đoạn mà bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt, rau, trái cây, ngũ cốc và đặc biệt là sữa nguyên kem. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu bỏ bú sữa mẹ và sử dụng hoàn toàn nguồn dưỡng chất từ thực phẩm và sữa thay thế.

Thời điểm này cũng là lúc bé bắt đầu tập lật, bò, đứng, đi nên mẹ cần chú ý bổ sung đủ nguồn năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng phải chú ý chia nhỏ bữa ăn trong một ngày của bé.

Từ 2 đến 5 tuổi

Đến giai đoạn bé đủ 2 tuổi thì hầu hết đã mọc đủ răng và cứng cáp hơn. Lúc này, bé không còn phải ăn cháo hay bột nữa mà có thể ăn giống người lớn. Đây cũng là thời điểm mà cha mẹ nên để bé tham gia vào các bữa ăn gia đình để tập thói quen ăn uống.

Những thức ăn dành cho trẻ từ 2 – 5 tuổi có thể là cháo đặc, súp, cơm, rau củ luộc, thịt, cá xé nhỏ,… Đồng thời cũng nên sử dụng thêm sữa ngoài đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Bé từ 2 - 5 tuổi nên được tham gia vào bữa cơm gia đình để tập thói quen ăn uống

Bé từ 2 – 5 tuổi nên được tham gia vào bữa cơm gia đình để tập thói quen ăn uống

Ngoài những bữa chính, bé cần bổ sung thêm các bữa phụ với trái cây, sữa chua,… để hỗ trợ tiêu hóa. Như vậy bé sẽ không bị đói, quá trình ăn uống cũng trở nên dễ dàng, trẻ thấy ngon miệng hơn.

3. Một số chú ý về nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi được cung cấp một cách đầy đủ, an toàn, đa dạng nhưng vẫn cân đối tỷ lệ và phù hợp với nhu cầu cơ thể thì các bậc cha mẹ cần chú ý:

  • Các nhóm thực phẩm cần được bổ sung đầy đủ là tinh bột, chất béo, đạm, chất khoáng và vitamin trong chế độ ăn của trẻ.

  • Protein, glucid, lipid cần được cung cấp một cách cần đôi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Mỗi mùa khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng có sự thay đổi ít nhiều nên mẹ cần chú ý thay đổi thực đơn cho trẻ.

Những chia sẻ từ chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nói về chế độ dinh dưỡng cho bé trẻ theo từng độ tuổi hi vọng sẽ phần nào giải quyết được lo lắng của các bậc cha mẹ khi chăm sóc con nhỏ. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề dinh dưỡng cho bé thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56. Các bác sĩ Nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng tại đây sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, đồng thời đưa ra yêu cầu thăm khám trực tiếp tại bệnh viện nếu cần thiết.