Trẻ 18 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của bé

Bé 18 tháng tuổi đang dần cảm nhận và trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng mà bé có thể đã phát triển khi được 18 tháng tuổi:

  • Thể hiện tình yêu và tình cảm
  • Biết tỏ ra khó chịu hoặc không hài lòng
  • Quấy khóc khi buồn bực hoặc lo lắng
  • Bé 18 tháng tuổi đều rất tò mò và mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình.

Về mặt nhận thức và ngôn ngữ

  • Em bé 18 tháng tuổi hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ, chẳng hạn như ngồi, vẫy tay
  • Bé bập bẹ tập nói. Con có thể biết được từ 10 đến 2o từ
  • Bắt đầu nhớ các bộ phận cơ thể và có thể chỉ ra đầu hoặc miệng ở đâu khi bạn hỏi bé
  • Bắt chước các hành động của bạn như nói chuyện điện thoại, uống nước
  • Bé có thể ghép các đồ vật giống nhau.

Dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi

Trẻ 18 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa 1 ngày?

Trẻ từ 1-2 tuổi cần ăn 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Hãy cố gắng cho bé uống khoảng 550-750ml sữa mỗi ngày, chia ra 3 cữ. Bên cạnh đó, bạn hãy cho con ăn dặm thêm các thực phẩm đặc như cháo, thịt, rau củ quả hầm nhừ để tăng khẩu vị của trẻ nhé.

Bé 18 tháng tuổi ăn cơm được chưa?

Đây là câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm của các bố mẹ. Theo các chuyên gia, một số bé ở độ tuổi này có thể ăn được cơm trong trường hợp cơm được nấu nát, hơi mềm.

Bé 18 tháng tuổi ăn gì?

Trong giai đoạn 1 tuổi rưỡi, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như canxi, sắt, chất béo tốt, protein… Những thực phẩm tốt cho sự phát triển của con mà bạn có thể đưa vào thực đơn của bé hằng ngày gồm:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Các loại thịt nạc (gà, heo, bò)
  • Trái cây tươi xắt nhỏ (chuối, táo, bơ, dưa hấu…)
  • Rau củ quả (bí đỏ nghiền, khoai lang, cà rốt…)
  • Các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ non…).

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên cho con uống đủ nước lọc để giảm nguy cơ táo bón ở trẻ em.

Mẹo chăm sóc trẻ 1 tuổi rưỡi

Một số mẹo nhỏ dành cho bố mẹ để chăm sóc bé 18 tháng tuổi một cách tốt hơn gồm:

  • Luôn cho con mang giày/dép mỗi khi bé ra ngoài
  • Chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của bé, nếu thấy con yêu liên tục sụt cân hoặc kén ăn quá mức, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám nhằm đưa ra được nguyên nhân chính xác
  • Tạo một chỗ ngủ thoải mái và ấm cúng cho bé, cố gắng giảm thiểu tiếng ồn xuống mức thấp nhất
  • Đừng bỏ lỡ bất kỳ buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ nào của bé cũng như cần tiêm phòng đúng theo lịch
  • Việc tập cho con ngồi bô ở độ tuổi này là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn đừng ép con phải thành thạo kỹ năng này để tránh bé cảm thấy bị áp lực nhé.
  • Trẻ 18 tháng tuổi có thể học được cách nhõng nhẽo để bố mẹ làm theo ý mình, do đó, bạn đừng quá mềm lòng trước những tiếng khóc của bé.
  • Nếu bạn vẫn đang cho bé 18 tháng tuổi bú sữa mẹ và cả bạn lẫn bé đều cảm thấy thoải mái với việc đó, thì không cần phải tiến hành cai sữa cho con.

Trẻ 18 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của bé

Bé 18 tháng tuổi đang dần cảm nhận và trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng mà bé có thể đã phát triển khi được 18 tháng tuổi:

  • Thể hiện tình yêu và tình cảm
  • Biết tỏ ra khó chịu hoặc không hài lòng
  • Quấy khóc khi buồn bực hoặc lo lắng
  • Bé 18 tháng tuổi đều rất tò mò và mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình.

Về mặt nhận thức và ngôn ngữ

  • Em bé 18 tháng tuổi hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ, chẳng hạn như ngồi, vẫy tay
  • Bé bập bẹ tập nói. Con có thể biết được từ 10 đến 2o từ
  • Bắt đầu nhớ các bộ phận cơ thể và có thể chỉ ra đầu hoặc miệng ở đâu khi bạn hỏi bé
  • Bắt chước các hành động của bạn như nói chuyện điện thoại, uống nước
  • Bé có thể ghép các đồ vật giống nhau.

Dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi

Trẻ 18 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa 1 ngày?

Trẻ từ 1-2 tuổi cần ăn 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Hãy cố gắng cho bé uống khoảng 550-750ml sữa mỗi ngày, chia ra 3 cữ. Bên cạnh đó, bạn hãy cho con ăn dặm thêm các thực phẩm đặc như cháo, thịt, rau củ quả hầm nhừ để tăng khẩu vị của trẻ nhé.

Bé 18 tháng tuổi ăn cơm được chưa?

Đây là câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm của các bố mẹ. Theo các chuyên gia, một số bé ở độ tuổi này có thể ăn được cơm trong trường hợp cơm được nấu nát, hơi mềm.

Bé 18 tháng tuổi ăn gì?

Trong giai đoạn 1 tuổi rưỡi, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như canxi, sắt, chất béo tốt, protein… Những thực phẩm tốt cho sự phát triển của con mà bạn có thể đưa vào thực đơn của bé hằng ngày gồm:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Các loại thịt nạc (gà, heo, bò)
  • Trái cây tươi xắt nhỏ (chuối, táo, bơ, dưa hấu…)
  • Rau củ quả (bí đỏ nghiền, khoai lang, cà rốt…)
  • Các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ non…).

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên cho con uống đủ nước lọc để giảm nguy cơ táo bón ở trẻ em.

Mẹo chăm sóc trẻ 1 tuổi rưỡi

Một số mẹo nhỏ dành cho bố mẹ để chăm sóc bé 18 tháng tuổi một cách tốt hơn gồm:

  • Luôn cho con mang giày/dép mỗi khi bé ra ngoài
  • Chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của bé, nếu thấy con yêu liên tục sụt cân hoặc kén ăn quá mức, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám nhằm đưa ra được nguyên nhân chính xác
  • Tạo một chỗ ngủ thoải mái và ấm cúng cho bé, cố gắng giảm thiểu tiếng ồn xuống mức thấp nhất
  • Đừng bỏ lỡ bất kỳ buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ nào của bé cũng như cần tiêm phòng đúng theo lịch
  • Việc tập cho con ngồi bô ở độ tuổi này là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn đừng ép con phải thành thạo kỹ năng này để tránh bé cảm thấy bị áp lực nhé.
  • Trẻ 18 tháng tuổi có thể học được cách nhõng nhẽo để bố mẹ làm theo ý mình, do đó, bạn đừng quá mềm lòng trước những tiếng khóc của bé.
  • Nếu bạn vẫn đang cho bé 18 tháng tuổi bú sữa mẹ và cả bạn lẫn bé đều cảm thấy thoải mái với việc đó, thì không cần phải tiến hành cai sữa cho con.