Bạn thân mến,
Về các thắc mắc của bạn, AloBacsi xin được giải đáp như sau:
1. Mộng mắt là gì?
Mộng mắt theo cách gọi của dân gian là màng máu mắt hay rẻ quạt, là nếp kết mạc và mô xơ mạch hình quạt xâm lấn vào bề mặt giác mạc. Mộng mắt thường do thoái hóa của kết mạc nhãn cầu dưới tác động của tia cực tím (ánh nắng).
Thông thường, nếu việc điều trị bằng thuốc không khỏi sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật và được tiến hành khi mộng gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc trường hợp gây kích thích quá mức.
2. Các phương pháp phẫu thuật mộng mắt
Có 2 phương pháp phẫu thuật mộng mắt:
– Phẫu thuật cắt bỏ mộng đơn thuần, là phương pháp đơn giản, nhanh nhưng tỷ lệ tái phát rất cao 30 – 80%, nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp mộng mỏng, ít, ở người lớn tuổi. Có trường hợp tái phát dữ dội, tiến triển nhanh và nhiều hơn so với cả trước khi mổ, mộng đỏ rực lên gây kích thích, chảy nước mắt, kèm cộm xốn, dính mi cầu.
– Ghép mộng tự thân kèm với áp thuốc chống phân bào. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn, trung bình cần khoảng 30 đến 45 phút cho một ca phẫu thuật, nhưng tỉ lệ tái phát rất thấp khoảng 1-2% và các trường hợp tái phát đều nhẹ và ít hơn trước khi mổ, một vài trường hợp phát hiện có dấu hiệu tái phát được dùng thuốc kháng viêm một thời gian thì bệnh lui hẳn.
3. Chi phí phẫu thuật mộng mắt?
Chi phí phẫu thuật cắt mộng mắt tại các cơ sở y tế có thực hiện phẫu thuật mắt là khoảng 500.000 – 1.800.000 đồng đối với phương pháp phẫu thuật đơn thuần và từ 2 – 3 triệu đồng đối với phương pháp ghép mộng tự thân kèm với áp thuốc chống phân bào. Ngoài ra, bạn cần chi trả thêm một số khoản phí khác như khám, xét nghiệm… Hơn nữa, chi phí này cũng thay đổi tùy cơ sở y tế.
4. Sau mổ mộng mắt, cần lưu ý gì?
Để mắt mau lành sau mổ, bạn cần lưu ý: Uống thuốc và nhỏ mắt đúng cách, đúng thuốc theo toa của bác sĩ; Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ; Tái khám ngay khi mắt có triệu chứng bất thường như: sưng nề, đau nhức, mờ đột ngột; Ăn uống bình thường, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
Trong thời gian sau mổ tuyệt đối tránh va chạm vào mắt, tránh làm việc nặng, gắng sức. Đồng thời, tránh vấp ngã, tránh để nước vào mắt khi tắm gội, kiêng rượu bia, thuốc lá.
5. Mổ mộng mắt ở đâu?
Bạn không nói rõ nơi sinh sống hay làm việc nên rất khó để đưa ra một cơ sở y tế cụ thể. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến bệnh viện chuyên khoa mắt (như Bệnh viện Mắt TPHCM, Bệnh viện Mắt Trung ương…) hoặc đến bệnh viện đa khoa có chuyên khoa mắt để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng!
Bạn thân mến,
Về các thắc mắc của bạn, AloBacsi xin được giải đáp như sau:
1. Mộng mắt là gì?
Mộng mắt theo cách gọi của dân gian là màng máu mắt hay rẻ quạt, là nếp kết mạc và mô xơ mạch hình quạt xâm lấn vào bề mặt giác mạc. Mộng mắt thường do thoái hóa của kết mạc nhãn cầu dưới tác động của tia cực tím (ánh nắng).
Thông thường, nếu việc điều trị bằng thuốc không khỏi sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật và được tiến hành khi mộng gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc trường hợp gây kích thích quá mức.
2. Các phương pháp phẫu thuật mộng mắt
Có 2 phương pháp phẫu thuật mộng mắt:
– Phẫu thuật cắt bỏ mộng đơn thuần, là phương pháp đơn giản, nhanh nhưng tỷ lệ tái phát rất cao 30 – 80%, nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp mộng mỏng, ít, ở người lớn tuổi. Có trường hợp tái phát dữ dội, tiến triển nhanh và nhiều hơn so với cả trước khi mổ, mộng đỏ rực lên gây kích thích, chảy nước mắt, kèm cộm xốn, dính mi cầu.
– Ghép mộng tự thân kèm với áp thuốc chống phân bào. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn, trung bình cần khoảng 30 đến 45 phút cho một ca phẫu thuật, nhưng tỉ lệ tái phát rất thấp khoảng 1-2% và các trường hợp tái phát đều nhẹ và ít hơn trước khi mổ, một vài trường hợp phát hiện có dấu hiệu tái phát được dùng thuốc kháng viêm một thời gian thì bệnh lui hẳn.
3. Chi phí phẫu thuật mộng mắt?
Chi phí phẫu thuật cắt mộng mắt tại các cơ sở y tế có thực hiện phẫu thuật mắt là khoảng 500.000 – 1.800.000 đồng đối với phương pháp phẫu thuật đơn thuần và từ 2 – 3 triệu đồng đối với phương pháp ghép mộng tự thân kèm với áp thuốc chống phân bào. Ngoài ra, bạn cần chi trả thêm một số khoản phí khác như khám, xét nghiệm… Hơn nữa, chi phí này cũng thay đổi tùy cơ sở y tế.
4. Sau mổ mộng mắt, cần lưu ý gì?
Để mắt mau lành sau mổ, bạn cần lưu ý: Uống thuốc và nhỏ mắt đúng cách, đúng thuốc theo toa của bác sĩ; Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ; Tái khám ngay khi mắt có triệu chứng bất thường như: sưng nề, đau nhức, mờ đột ngột; Ăn uống bình thường, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
Trong thời gian sau mổ tuyệt đối tránh va chạm vào mắt, tránh làm việc nặng, gắng sức. Đồng thời, tránh vấp ngã, tránh để nước vào mắt khi tắm gội, kiêng rượu bia, thuốc lá.
5. Mổ mộng mắt ở đâu?
Bạn không nói rõ nơi sinh sống hay làm việc nên rất khó để đưa ra một cơ sở y tế cụ thể. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến bệnh viện chuyên khoa mắt (như Bệnh viện Mắt TPHCM, Bệnh viện Mắt Trung ương…) hoặc đến bệnh viện đa khoa có chuyên khoa mắt để được tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng!
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi