1. Chỉ số GGT là gì?
GGT là viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase. Đây là một trong số 3 loại men gan quan trọng, đóng vai trò lớn trong chức năng gan. Hai loại men gan còn lại là SGOT (AST) và SGPT (ALT). GGT có nhiều trong thận, tuyến tụy, lá lách và ruột non và gan.
Chỉ số GGT phản ánh hoạt độ GGT, nghĩa là đo lường hoạt độ men gan trong máu nhằm chẩn đoán tình trạng của gan. Hoạt độ GGT là lượng enzyme GGT có trong 1ml dung dịch có khả năng chuyển hóa được 1 micromol cơ chất ở điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 1 phút.
2. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GGT ở mức bình thường (ngưỡng an toàn) là dưới 60UI/L. Cụ thể hơn, đối với nam giới là từ 11 – 50UI/L, còn đối với nữ giới là từ 7 – 32 UI/L.
Trong trường hợp GGT tăng cao hơn mức bình thường, báo hiệu triệu chứng bất thường của gan. Nếu chỉ số men gan tăng từ 1 – 2 lần, gan lúc này đang bị tổn thương nhẹ. Tăng từ 2 – 5 lần là mức độ tổn thương gan trung bình. Và tăng trên 5 lần báo hiệu gan đã bị tổn thương ở mức độ nặng.
3. Những nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao
Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao có thể là:
– Sử dụng rượu bia thường xuyên, trong thời gian kéo dài.
– Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ cho gan thực hiện tốt chức năng.
– Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, gan phải làm việc quá sức.
– Các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… cũng có thể khiến chỉ số GGT tăng cao.
– Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và cho gan để đào thải độc tố ra ngoài.
– Cơ thể bị nhiễm nhiều hóa chất độc hại thông qua đồ ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
– Sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khiến gan bị tổn thương.
4. Khi nào cần làm xét nghiệm chỉ số GGT?
Xét nghiệm GGT trong máu giúp chẩn đoán tình trạng của gan, nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở gan nếu có. Thông thường các bác sĩ thường chỉ định bạn nên làm xét nghiệm GGT trong những trường hợp sau:
– Người bệnh đang mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan hoặc các bệnh lý khác đang điều trị bằng kháng sinh lâu dài, cần làm xét nghiệm. Để đánh giá xem tình trạng sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến mức độ men gan tăng quá cao hay không.
– Người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh về gan như: chán ăn, buồn nôn, bụng sưng, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, da nổi mạch máu mạng nhện…
– Người bệnh nghiện rượu bia cũng cần xét nghiệm GGT để kiểm tra xem gan đã bị tổn thương hay chưa.
GGT đào thải qua nước tiểu và thay đổi hoạt độ theo thời gian trong ngày. Do đó, để xét nghiệm chính xác chỉ số này, bạn nên làm xét nghiệm vào buổi sáng và nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ xem khi nào cần xét nghiệm men gan và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở gan.
Bài viết trên đã đưa ra đáp án cho câu hỏi: chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Đồng thời nêu rõ được các trường hợp nên thực hiện xét nghiệm GGT. Nếu chỉ số này nằm ngoài ngưỡng an toàn, bạn cần điều trị với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe.
1. Chỉ số GGT là gì?
GGT là viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase. Đây là một trong số 3 loại men gan quan trọng, đóng vai trò lớn trong chức năng gan. Hai loại men gan còn lại là SGOT (AST) và SGPT (ALT). GGT có nhiều trong thận, tuyến tụy, lá lách và ruột non và gan.
Chỉ số GGT phản ánh hoạt độ GGT, nghĩa là đo lường hoạt độ men gan trong máu nhằm chẩn đoán tình trạng của gan. Hoạt độ GGT là lượng enzyme GGT có trong 1ml dung dịch có khả năng chuyển hóa được 1 micromol cơ chất ở điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 1 phút.
2. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GGT ở mức bình thường (ngưỡng an toàn) là dưới 60UI/L. Cụ thể hơn, đối với nam giới là từ 11 – 50UI/L, còn đối với nữ giới là từ 7 – 32 UI/L.
Trong trường hợp GGT tăng cao hơn mức bình thường, báo hiệu triệu chứng bất thường của gan. Nếu chỉ số men gan tăng từ 1 – 2 lần, gan lúc này đang bị tổn thương nhẹ. Tăng từ 2 – 5 lần là mức độ tổn thương gan trung bình. Và tăng trên 5 lần báo hiệu gan đã bị tổn thương ở mức độ nặng.
3. Những nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao
Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao có thể là:
– Sử dụng rượu bia thường xuyên, trong thời gian kéo dài.
– Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ cho gan thực hiện tốt chức năng.
– Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, gan phải làm việc quá sức.
– Các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… cũng có thể khiến chỉ số GGT tăng cao.
– Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và cho gan để đào thải độc tố ra ngoài.
– Cơ thể bị nhiễm nhiều hóa chất độc hại thông qua đồ ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
– Sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khiến gan bị tổn thương.
4. Khi nào cần làm xét nghiệm chỉ số GGT?
Xét nghiệm GGT trong máu giúp chẩn đoán tình trạng của gan, nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở gan nếu có. Thông thường các bác sĩ thường chỉ định bạn nên làm xét nghiệm GGT trong những trường hợp sau:
– Người bệnh đang mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan hoặc các bệnh lý khác đang điều trị bằng kháng sinh lâu dài, cần làm xét nghiệm. Để đánh giá xem tình trạng sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến mức độ men gan tăng quá cao hay không.
– Người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh về gan như: chán ăn, buồn nôn, bụng sưng, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, da nổi mạch máu mạng nhện…
– Người bệnh nghiện rượu bia cũng cần xét nghiệm GGT để kiểm tra xem gan đã bị tổn thương hay chưa.
GGT đào thải qua nước tiểu và thay đổi hoạt độ theo thời gian trong ngày. Do đó, để xét nghiệm chính xác chỉ số này, bạn nên làm xét nghiệm vào buổi sáng và nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ xem khi nào cần xét nghiệm men gan và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở gan.
Bài viết trên đã đưa ra đáp án cho câu hỏi: chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Đồng thời nêu rõ được các trường hợp nên thực hiện xét nghiệm GGT. Nếu chỉ số này nằm ngoài ngưỡng an toàn, bạn cần điều trị với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi