Nước ối là môi trường giúp bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Bất kỳ sự thay đổi nào của lượng nước ối cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chỉ số nước ối AFI là thông số quan trọng giúp xác định bất thường nước ối. Mẹ bầu vẫn thường quan tâm tìm hiểu xem ăn gì, ăn như thế nào để đảm bảo duy trì nước ối cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có thực sự biết chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường theo tuổi thai?
1. Vai trò của nước ối trong thai kỳ
Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ. Thai nhi được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Ban đầu, nước ối được hấp thụ bởi da và mô bé. Vào khoảng 20 tuần của thai kỳ, da bắt đầu thay đổi, và chất lỏng được ăn vào chứ không phải được hấp thụ. Nước ối hoạt động như một bộ đệm để bảo vệ em bé đang phát triển, đệm chống lại mọi va đập hoặc chấn thương. Nó cũng cho phép di chuyển dễ dàng, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và xương.
Nước ối được em bé nuốt giúp hình thành đường tiêu hóa. Nuốt là một kỹ năng phát triển quan trọng em bé thực hành trong tử cung trong nhiều tháng, để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh. Chất lỏng hình thành nước tiểu và duy trì nhiệt độ không đổi cho em bé. Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ. Giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn.
2. Chỉ số nước ối là gì?
Chỉ số nước ối là thông số về lượng nước ối có trong bụng mẹ bầu theo từng thời điểm thai nhi phát triển. Chỉ số nước ối là ký hiệu AFI khi mẹ đi thăm khám. Dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ cho mẹ biết được chỉ số nước ối bình thường là bao nhiêu, có bị thiếu hay đa ối hay không.
Đo chỉ số nước ối AFI bằng cách chia buồng tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại rốn của thai phụ. Đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng và tính tổng số các số đo trên.
3. Chỉ số nước ối bình thường theo tuổi thai
Thông thường, khi tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng theo và vào những tuần gần cuối thai kỳ, lượng nước ối có dấu hiệu giảm. Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai: ở thai 8 – 12 tuần khoảng 50ml, thể tích nước ối nhiều nhất khoảng 1000ml lúc tuổi thai 28 tuần, sau đó nước ối giảm dần còn 900ml ở thai 36 tuần, Khi thai 40 tuần nước ối còn khoảng 600-800ml. Không ít trường hợp các mẹ có lượng nước ối trong bụng quá ít hoặc quá nhiều, không tương xứng với tuổi thai. Tức lúc thai nhi còn nhỏ thì lượng nước ối quá lớn, còn vào những tuần cuối thai kỳ, lượng nước ối lại quá ít, ảnh hưởng đến việc sinh nở của thai phụ. Những trường hợp này được gọi là đa ối và thiểu ối, đây là những bất thường của nước ối, có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ.
Đa ối:
Khi lượng nước ối trên 2000ml. Đa ối sẽ làm cho bé khá di động trong tử cung nên dễ gây dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường. Đa ối làm bụng mẹ căng to, gây khó thở, dễ cò cơn co tử cung và chuyển dạ sinh non làm tăng tỷ lệ tử vong khi sinh của trẻ.
Thiểu ối hay ít ối, vô ối:
Khi thể tích nước ối dưới 200ml. Thiểu ối nếu xuất hiện sớm vào tam cá nguyệt thứ hai sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vào tam cá nguyệt thứ ba, thiểu ối thường do thai suy dinh dưỡng, có thể gây chèn ép dây rốn, dễ bị suy thai và không bình chỉnh được ngôi thai có thể có những ngôi bất thường gây đẻ khó.
Dưới đây là bảng tổng hợp giúp bạn nhận biết chỉ số nước ối theo tuổi thai của mình là bình thường hay bất thường.
4. Lời khuyên về chỉ số ối
Để duy trì lượng nước ối ổn định trong suốt thai kỳ, không quá dư và quá thiếu, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, uống đủ nước, khám thai đều đặn, kiểm tra chỉ số nước ối theo tuổi thai để kịp thời phát hiện những bất thường. Theo dõi chỉ số nước ối là việc làm cần thiết để đánh giá tình trạng, sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc thiếu ối hay đa ối đều ảnh hưởng đến việc sinh nở của thai phụ. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ
Nước ối là môi trường giúp bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Bất kỳ sự thay đổi nào của lượng nước ối cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chỉ số nước ối AFI là thông số quan trọng giúp xác định bất thường nước ối. Mẹ bầu vẫn thường quan tâm tìm hiểu xem ăn gì, ăn như thế nào để đảm bảo duy trì nước ối cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có thực sự biết chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường theo tuổi thai?
1. Vai trò của nước ối trong thai kỳ
Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ. Thai nhi được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Ban đầu, nước ối được hấp thụ bởi da và mô bé. Vào khoảng 20 tuần của thai kỳ, da bắt đầu thay đổi, và chất lỏng được ăn vào chứ không phải được hấp thụ. Nước ối hoạt động như một bộ đệm để bảo vệ em bé đang phát triển, đệm chống lại mọi va đập hoặc chấn thương. Nó cũng cho phép di chuyển dễ dàng, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và xương.
Nước ối được em bé nuốt giúp hình thành đường tiêu hóa. Nuốt là một kỹ năng phát triển quan trọng em bé thực hành trong tử cung trong nhiều tháng, để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh. Chất lỏng hình thành nước tiểu và duy trì nhiệt độ không đổi cho em bé. Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ. Giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn.
2. Chỉ số nước ối là gì?
Chỉ số nước ối là thông số về lượng nước ối có trong bụng mẹ bầu theo từng thời điểm thai nhi phát triển. Chỉ số nước ối là ký hiệu AFI khi mẹ đi thăm khám. Dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ cho mẹ biết được chỉ số nước ối bình thường là bao nhiêu, có bị thiếu hay đa ối hay không.
Đo chỉ số nước ối AFI bằng cách chia buồng tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại rốn của thai phụ. Đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng và tính tổng số các số đo trên.
3. Chỉ số nước ối bình thường theo tuổi thai
Thông thường, khi tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng theo và vào những tuần gần cuối thai kỳ, lượng nước ối có dấu hiệu giảm. Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai: ở thai 8 – 12 tuần khoảng 50ml, thể tích nước ối nhiều nhất khoảng 1000ml lúc tuổi thai 28 tuần, sau đó nước ối giảm dần còn 900ml ở thai 36 tuần, Khi thai 40 tuần nước ối còn khoảng 600-800ml. Không ít trường hợp các mẹ có lượng nước ối trong bụng quá ít hoặc quá nhiều, không tương xứng với tuổi thai. Tức lúc thai nhi còn nhỏ thì lượng nước ối quá lớn, còn vào những tuần cuối thai kỳ, lượng nước ối lại quá ít, ảnh hưởng đến việc sinh nở của thai phụ. Những trường hợp này được gọi là đa ối và thiểu ối, đây là những bất thường của nước ối, có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ.
Đa ối:
Khi lượng nước ối trên 2000ml. Đa ối sẽ làm cho bé khá di động trong tử cung nên dễ gây dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường. Đa ối làm bụng mẹ căng to, gây khó thở, dễ cò cơn co tử cung và chuyển dạ sinh non làm tăng tỷ lệ tử vong khi sinh của trẻ.
Thiểu ối hay ít ối, vô ối:
Khi thể tích nước ối dưới 200ml. Thiểu ối nếu xuất hiện sớm vào tam cá nguyệt thứ hai sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vào tam cá nguyệt thứ ba, thiểu ối thường do thai suy dinh dưỡng, có thể gây chèn ép dây rốn, dễ bị suy thai và không bình chỉnh được ngôi thai có thể có những ngôi bất thường gây đẻ khó.
Dưới đây là bảng tổng hợp giúp bạn nhận biết chỉ số nước ối theo tuổi thai của mình là bình thường hay bất thường.
4. Lời khuyên về chỉ số ối
Để duy trì lượng nước ối ổn định trong suốt thai kỳ, không quá dư và quá thiếu, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, uống đủ nước, khám thai đều đặn, kiểm tra chỉ số nước ối theo tuổi thai để kịp thời phát hiện những bất thường. Theo dõi chỉ số nước ối là việc làm cần thiết để đánh giá tình trạng, sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc thiếu ối hay đa ối đều ảnh hưởng đến việc sinh nở của thai phụ. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi