Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là gì?
Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh uốn ván. Chúng có thể tấn công cơ thể thông qua vết thương hở miệng.
Sau khi xâm nhập thành công, chủng vi sinh vật gây bệnh này sẽ sản sinh một loại độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não, từ đó ngăn chặn những tín hiệu gửi từ não và tủy sống đến cơ. Nếu không sớm có biện pháp giải độc, người bị nhiễm khuẩn hoàn toàn có khả năng tử vong.
Trong vài trường hợp, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị uốn ván do vết cắt dây rốn bị nhiễm trùng.
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ gặp phải dạng nhiễm trùng cấp tính này có thể tăng nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào dưới đây, bao gồm:
- Hệ miễn dịch kém
- Vết thương hở miệng do xăm mình, xỏ khuyên, tiêm chích, bỏng, phẫu thuật hoặc bị động vật cắn
- Gãy xương hở (mảnh xương gãy xuyên qua da)
- Nhiễm trùng tai
- Vết loét ở chân
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván qua khám sức khỏe, đặc biệt là khám cơ bắp và thần kinh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ lấy mẫu mô từ vết thương của bạn đem đi xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh.
Trong một số trường hợp, bạn còn cần làm thêm xét nghiệm máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh uốn ván?
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bạn, bao gồm:
- Vệ sinh vết thương và loại bỏ mô bị hoại tử
- Diệt khuẩn bằng kháng sinh
- Bạn sẽ được tiêm loại thuốc kháng độc gọi là globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc
- Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật
- Nếu bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ, bạn có thể cần máy thở
Loại bệnh nhiễm trùng cấp tính này có thể kéo dài 2 – 3 tháng và người bệnh sẽ cần ít nhất 4 tháng để hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ thể sớm khỏe mạnh như trước.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa bệnh uốn ván?
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh phong đòn gánh:
- Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị thương và không biết bạn có cần tiêm vắc xin bệnh uốn ván hay không
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị co giật cơ, khó nuốt hoặc khó thở
- Nên tiêm vắc xin cho con bạn; bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Người lớn nên tiêm phòng sau 10 năm. Nếu đang mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là gì?
Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh uốn ván. Chúng có thể tấn công cơ thể thông qua vết thương hở miệng.
Sau khi xâm nhập thành công, chủng vi sinh vật gây bệnh này sẽ sản sinh một loại độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não, từ đó ngăn chặn những tín hiệu gửi từ não và tủy sống đến cơ. Nếu không sớm có biện pháp giải độc, người bị nhiễm khuẩn hoàn toàn có khả năng tử vong.
Trong vài trường hợp, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị uốn ván do vết cắt dây rốn bị nhiễm trùng.
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ gặp phải dạng nhiễm trùng cấp tính này có thể tăng nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào dưới đây, bao gồm:
- Hệ miễn dịch kém
- Vết thương hở miệng do xăm mình, xỏ khuyên, tiêm chích, bỏng, phẫu thuật hoặc bị động vật cắn
- Gãy xương hở (mảnh xương gãy xuyên qua da)
- Nhiễm trùng tai
- Vết loét ở chân
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván qua khám sức khỏe, đặc biệt là khám cơ bắp và thần kinh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ lấy mẫu mô từ vết thương của bạn đem đi xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh.
Trong một số trường hợp, bạn còn cần làm thêm xét nghiệm máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh uốn ván?
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bạn, bao gồm:
- Vệ sinh vết thương và loại bỏ mô bị hoại tử
- Diệt khuẩn bằng kháng sinh
- Bạn sẽ được tiêm loại thuốc kháng độc gọi là globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc
- Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật
- Nếu bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ, bạn có thể cần máy thở
Loại bệnh nhiễm trùng cấp tính này có thể kéo dài 2 – 3 tháng và người bệnh sẽ cần ít nhất 4 tháng để hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ thể sớm khỏe mạnh như trước.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa bệnh uốn ván?
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh phong đòn gánh:
- Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị thương và không biết bạn có cần tiêm vắc xin bệnh uốn ván hay không
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị co giật cơ, khó nuốt hoặc khó thở
- Nên tiêm vắc xin cho con bạn; bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Người lớn nên tiêm phòng sau 10 năm. Nếu đang mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi