Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu

Hầu như mọi thai phụ đều trải qua cơn gò chuyển dạ giả (còn gọi là cơn gò Braxton Hicks). Mẹ bầu nên học cách phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dạ thật – giả để biết khi nào cần nhập viện, khi nào không.

Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả là cơn chuyển dạ có các biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật, nhưng chúng không phải là các dấu hiệu sắp sinh thông thường. Thai phụ có thể gặp những cơn gò dạng này ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Đôi lúc, đây được xem như “bước đệm” cho thấy giai đoạn chuyển dạ thật sắp diễn ra. Có khi, bạn cảm thấy những cơn co thắt vùng bụng dưới vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thậm chí sớm hơn nhưng không gây xóa mở cổ tử cung, và đó đích thị là chuyển dạ giả.

Chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả có biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật

Rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa 2 cơn chuyển dạ này. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm về việc sinh nở, hãy để ý những dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng này để không quá lo lắng. (1)

Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks

Các cơn gò chuyển dạ giả khiến thai phụ cảm thấy như bị thắt chặt ở bụng dưới. Có những cơn gò nhẹ thoáng qua, nhưng những cơn co thắt mạnh hơn có thể khiến bạn đau và khó thở. Một số thai phụ khi còn có cảm giác tương tự như chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

Cơn gò Braxton Hicks thường đi kèm với các dấu hiệu như ra dịch âm đạo (có thể màu nâu chứ không phải màu hồng hoặc lẫn máu), chất lỏng chảy ra từ vùng kín (do són tiểu, rỉ nước tiểu…), chuột rút, đau lưng…

Khác với các cơn gò chuyển dạ thật, chuyển dạ giả không lặp lại theo chu kỳ. Chúng đến và đi, có thể yếu đi hay mạnh hơn chứ không theo một chu kỳ nào, thường gặp khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Ban đầu, cơn chuyển dạ giả “ghé thăm” không thường xuyên, chỉ xảy ra vài lần trong ngày. Khi bạn bước vào ba tháng cuối thai kỳ và gần đến ngày sinh nở, các cơn gò giả có thể xảy ra nhiều lần mỗi giờ, trong nhiều giờ liên tục. Chúng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu bạn bị mất nước hoặc vận động quá sức (2)

Cơn gò có thể giúp làm mỏng và mềm cổ tử cung, góp phần làm cho cuộc “vượt cạn” sau này diễn ra thuận lợi mà không cần phải thực hiện các phương pháp khởi phát chuyển dạ.

braxton-hicks
Cơn gò Braxton Hicks gây ra cảm giác thắt chặt vùng bụng dưới

Chuyển dạ giả khác gì so với chuyển dạ thật?

Để biết liệu các cơn gò mình đang trải qua có phải là chuyển dạ thật hay không, BS.CKI Lê Thị Kim Ngân khuyên bạn để ý những khác biệt sau:

Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật Thời điểm bắt đầu xảy ra Thường gặp từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi Tuần thai thứ 37 trở đi. Cơn chuyển dạ thật xuất hiện ở thời điểm sớm hơn được gọi là chuyển dạ sanh non.. Dấu hiệu đặc trưng Những cơn gò xuất hiện lúc mạnh lúc yếu Cơn gò mạnh, đau, đi kèm tình trạng chuột rút với cường độ tăng dần. Vị trí cơn gò xuất hiện Mặt trước của bụng. Bắt đầu từ phía sau, bao quanh bụng. Thời gian diễn ra 30 giây – 2 phút 30 – 70 giây, càng lúc càng lâu. Tần suất Không thường xuyên, không lặp lại theo chu kỳ. Lặp lại với tần suất tăng dần, khoảng cách giữa các cơn gò ngày càng gần nhau. Thời điểm chấm dứt Có thể biến mất khi thai phụ nghỉ ngơi, thay đổi vị trí, uống nước… Không chấm dứt mà cơn gò ngày càng dồn dập.

Cách phân biệt chuyển dạ thật – giả

Nguyên nhân gây ra các cơn gò chuyển dạ

Nguyên nhân chính xác của các cơn gò chuyển dạ giả vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng một số hoạt động của thai phụ có thể khiến em bé trong bụng mẹ căng thẳng. Những cơn co thắt diễn ra nhằm giúp tăng lưu lượng máu đến nhau thai, đồng thời cung cấp cho em bé nhiều oxy hơn.

Các nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn gò Braxton Hicks bao gồm:

  • Mất nước: Phụ nữ mang thai cần 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Việc không nạp đủ lượng nước có thể khiến các cơn chuyển dạ giả xuất hiện với tần suất dày hơn.
  • Hoạt động quá sức: Cơn chuyển dạ giả có nguy cơ xuất hiện vào cuối ngày nếu bạn phải đứng quá lâu trong ngày hoặc vận động quá sức.
  • Hoạt động tình dục: Khi bạn đạt cực khoái, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone tên là oxytocin. Hormone này làm cho các cơ, chẳng hạn như tử cung, co lại. Ngoài ra, tinh dịch có chứa prostaglandin cũng có khả năng gây ra các cơn co thắt tử cung.
  • Bàng quang đầy: Bàng quang đầy sẽ tạo áp lực lên tử cung, gây nên các cơn co thắt tử cung hoặc chuột rút.

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Không thể xác định chính xác bao lâu sau chuyển dạ giả thì em bé chào đời. Bởi lẽ, cơn gò Braxton Hicks không phải là dấu hiệu của một ca sinh nở. Như đã nói ở trên, tình trạng này có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ tuần thai thứ 6, 7 cho đến tháng thứ 8, 9. Việc bạn cần làm là không nhầm lẫn giữa dấu hiệu chuyển dạ thật – chuyển dạ giả để có cách ứng phó phù hợp. (3)

Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng chuyển dạ giả là hoàn toàn BÌNH THƯỜNG và không hề nguy hiểm. Do đó, bạn không cần đến bác sĩ nếu gặp phải cơn gò chuyển dạ giả. Song, khá nhiều thai phụ không phân biệt được biểu hiện khác nhau giữa hai cơn chuyển dạ. Có thể họ đang chuyển dạ thật nhưng lại nghĩ là giả, và ngược lại. Vì thế, nếu thấy cơn gò xuất hiện đi kèm với các dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhập viện ngay:

  • Chảy máu âm đạo
  • Vỡ màng ối
  • Thai nhi không cử động hoặc cử động ít hơn 8 lần trong 2 giờ
  • Đau lan ở lưng dưới và vùng bụng , ngày càng tăng
  • Các cơn gò ngày càng mạnh và kéo dài
  • Thay đổi tư thế nhưng không giúp làm dịu cơn gò
  • Khó thở hoặc đau ngực
  • Bạn sắp đến ngày dự sinh và các cơn gò diễn ra ngày càng gần nhau hơn.

Cách xử trí khi có cơn gò chuyển dạ giả

Sau khi đã được bác sĩ xác nhận những gì bạn đang trải qua chỉ là dấu hiệu của cơn chuyển dạ giả, bạn có thể thư giãn và không cần đến bất cứ phương pháp điều trị y tế nào. Cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế. Cụ thể:

  • Đi tiểu để làm trống bàng quang
  • Uống 3-4 ly nước lọc hoặc sữa, nước trái cây, trà thảo mộc…
  • Thay đổi vị trí nằm/ngồi, chẳng hạn như chuyển từ giường ra ghế dài, từ sofa ra ghế tựa…
  • Nằm nghiêng về bên trái để thúc đẩy lưu lượng máu đến tử cung, thận và nhau thai tốt hơn.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm. Việc làm này giúp các cơ xương chậu được thư giãn, từ đó giảm cơn gò.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để kiểm soát các cơn gò chuyển dạ giả
Tranh thủ nghỉ ngơi
Nếu bạn đã thử mọi biện pháp mà tình hình không cải thiện, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giúp bạn giảm bớt các cơn co thắt tử cung.

Cách phòng ngừa chuyển dạ giả

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối hiện tượng chuyển dạ giả. Bởi lẽ, thai phụ nào cũng trải qua cơn gò chuyển dạ giả ít nhất một vài lần. Nếu kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm bớt tần suất xuất hiện của các cơn gò Braxton Hicks. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Uống đủ nước: tối thiểu 2 – 2,5l/ngày;
  • Tránh vận động quá mạnh: Không tập các bài tập cường độ cao. Thay vào đó, hãy chọn những bộ môn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng… Ngoài ra, cần tránh đứng quá lâu trong ngày;
  • Không nhịn tiểu: để giảm tải áp lực cho bàng quang;
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục trong những tháng cuối thai kỳ;
  • Khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
Thăm khám thường xuyên
Mẹ bầu được thăm khám chu đáo trong suốt thai kỳ khi đến với trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh

Không chỉ được trang bị hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, quy tụ đội ngũ y bác sĩ tận tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn kết hợp nhiều chuyên khoa như: Nhi, Sơ sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Tim mạch, Gây mê hồi sức… hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai kỳ, đặc biệt thai kỳ nguy cơ cao trước, trong và sau sinh.

Đặc biệt, Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn là nơi tiên phong phối hợp với các chuyên khoa khác áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút gọn ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; sàng lọc 73 bệnh lý của trẻ sơ sinh; Kangaroo (da kề da) sớm cho trẻ sơ sinh non tháng; lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn; tư vấn về các dịch vụ thẩm mỹ và phục hồi chức năng vùng kín, vùng sàn chậu sau sinh ngả âm đạo, sinh mổ…

Để đăng ký khám, tư vấn và chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ có thể liên hệ:

Những cơn chuyển dạ giả là cách cơ thể mẹ chuẩn bị cho ngày chào đón con yêu. Nói cách khác, đây chính là bước đệm giúp bạn quen dần với những cơn gò chuyển dạ thật, chuẩn bị cho chuyến vượt cạn an toàn. Bạn cần nắm vững các dấu hiệu quen thuộc của hiện tượng chuyển dạ giả để có cách xử lý phù hợp, tránh hoang mang lo lắng.

Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu

Hầu như mọi thai phụ đều trải qua cơn gò chuyển dạ giả (còn gọi là cơn gò Braxton Hicks). Mẹ bầu nên học cách phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dạ thật – giả để biết khi nào cần nhập viện, khi nào không.

Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả là cơn chuyển dạ có các biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật, nhưng chúng không phải là các dấu hiệu sắp sinh thông thường. Thai phụ có thể gặp những cơn gò dạng này ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Đôi lúc, đây được xem như “bước đệm” cho thấy giai đoạn chuyển dạ thật sắp diễn ra. Có khi, bạn cảm thấy những cơn co thắt vùng bụng dưới vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thậm chí sớm hơn nhưng không gây xóa mở cổ tử cung, và đó đích thị là chuyển dạ giả.

Chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả có biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật

Rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa 2 cơn chuyển dạ này. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm về việc sinh nở, hãy để ý những dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng này để không quá lo lắng. (1)

Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks

Các cơn gò chuyển dạ giả khiến thai phụ cảm thấy như bị thắt chặt ở bụng dưới. Có những cơn gò nhẹ thoáng qua, nhưng những cơn co thắt mạnh hơn có thể khiến bạn đau và khó thở. Một số thai phụ khi còn có cảm giác tương tự như chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

Cơn gò Braxton Hicks thường đi kèm với các dấu hiệu như ra dịch âm đạo (có thể màu nâu chứ không phải màu hồng hoặc lẫn máu), chất lỏng chảy ra từ vùng kín (do són tiểu, rỉ nước tiểu…), chuột rút, đau lưng…

Khác với các cơn gò chuyển dạ thật, chuyển dạ giả không lặp lại theo chu kỳ. Chúng đến và đi, có thể yếu đi hay mạnh hơn chứ không theo một chu kỳ nào, thường gặp khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Ban đầu, cơn chuyển dạ giả “ghé thăm” không thường xuyên, chỉ xảy ra vài lần trong ngày. Khi bạn bước vào ba tháng cuối thai kỳ và gần đến ngày sinh nở, các cơn gò giả có thể xảy ra nhiều lần mỗi giờ, trong nhiều giờ liên tục. Chúng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu bạn bị mất nước hoặc vận động quá sức (2)

Cơn gò có thể giúp làm mỏng và mềm cổ tử cung, góp phần làm cho cuộc “vượt cạn” sau này diễn ra thuận lợi mà không cần phải thực hiện các phương pháp khởi phát chuyển dạ.

braxton-hicks
Cơn gò Braxton Hicks gây ra cảm giác thắt chặt vùng bụng dưới

Chuyển dạ giả khác gì so với chuyển dạ thật?

Để biết liệu các cơn gò mình đang trải qua có phải là chuyển dạ thật hay không, BS.CKI Lê Thị Kim Ngân khuyên bạn để ý những khác biệt sau:

Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật Thời điểm bắt đầu xảy ra Thường gặp từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi Tuần thai thứ 37 trở đi. Cơn chuyển dạ thật xuất hiện ở thời điểm sớm hơn được gọi là chuyển dạ sanh non.. Dấu hiệu đặc trưng Những cơn gò xuất hiện lúc mạnh lúc yếu Cơn gò mạnh, đau, đi kèm tình trạng chuột rút với cường độ tăng dần. Vị trí cơn gò xuất hiện Mặt trước của bụng. Bắt đầu từ phía sau, bao quanh bụng. Thời gian diễn ra 30 giây – 2 phút 30 – 70 giây, càng lúc càng lâu. Tần suất Không thường xuyên, không lặp lại theo chu kỳ. Lặp lại với tần suất tăng dần, khoảng cách giữa các cơn gò ngày càng gần nhau. Thời điểm chấm dứt Có thể biến mất khi thai phụ nghỉ ngơi, thay đổi vị trí, uống nước… Không chấm dứt mà cơn gò ngày càng dồn dập.

Cách phân biệt chuyển dạ thật – giả

Nguyên nhân gây ra các cơn gò chuyển dạ

Nguyên nhân chính xác của các cơn gò chuyển dạ giả vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng một số hoạt động của thai phụ có thể khiến em bé trong bụng mẹ căng thẳng. Những cơn co thắt diễn ra nhằm giúp tăng lưu lượng máu đến nhau thai, đồng thời cung cấp cho em bé nhiều oxy hơn.

Các nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn gò Braxton Hicks bao gồm:

  • Mất nước: Phụ nữ mang thai cần 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Việc không nạp đủ lượng nước có thể khiến các cơn chuyển dạ giả xuất hiện với tần suất dày hơn.
  • Hoạt động quá sức: Cơn chuyển dạ giả có nguy cơ xuất hiện vào cuối ngày nếu bạn phải đứng quá lâu trong ngày hoặc vận động quá sức.
  • Hoạt động tình dục: Khi bạn đạt cực khoái, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone tên là oxytocin. Hormone này làm cho các cơ, chẳng hạn như tử cung, co lại. Ngoài ra, tinh dịch có chứa prostaglandin cũng có khả năng gây ra các cơn co thắt tử cung.
  • Bàng quang đầy: Bàng quang đầy sẽ tạo áp lực lên tử cung, gây nên các cơn co thắt tử cung hoặc chuột rút.

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Không thể xác định chính xác bao lâu sau chuyển dạ giả thì em bé chào đời. Bởi lẽ, cơn gò Braxton Hicks không phải là dấu hiệu của một ca sinh nở. Như đã nói ở trên, tình trạng này có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ tuần thai thứ 6, 7 cho đến tháng thứ 8, 9. Việc bạn cần làm là không nhầm lẫn giữa dấu hiệu chuyển dạ thật – chuyển dạ giả để có cách ứng phó phù hợp. (3)

Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng chuyển dạ giả là hoàn toàn BÌNH THƯỜNG và không hề nguy hiểm. Do đó, bạn không cần đến bác sĩ nếu gặp phải cơn gò chuyển dạ giả. Song, khá nhiều thai phụ không phân biệt được biểu hiện khác nhau giữa hai cơn chuyển dạ. Có thể họ đang chuyển dạ thật nhưng lại nghĩ là giả, và ngược lại. Vì thế, nếu thấy cơn gò xuất hiện đi kèm với các dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhập viện ngay:

  • Chảy máu âm đạo
  • Vỡ màng ối
  • Thai nhi không cử động hoặc cử động ít hơn 8 lần trong 2 giờ
  • Đau lan ở lưng dưới và vùng bụng , ngày càng tăng
  • Các cơn gò ngày càng mạnh và kéo dài
  • Thay đổi tư thế nhưng không giúp làm dịu cơn gò
  • Khó thở hoặc đau ngực
  • Bạn sắp đến ngày dự sinh và các cơn gò diễn ra ngày càng gần nhau hơn.

Cách xử trí khi có cơn gò chuyển dạ giả

Sau khi đã được bác sĩ xác nhận những gì bạn đang trải qua chỉ là dấu hiệu của cơn chuyển dạ giả, bạn có thể thư giãn và không cần đến bất cứ phương pháp điều trị y tế nào. Cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế. Cụ thể:

  • Đi tiểu để làm trống bàng quang
  • Uống 3-4 ly nước lọc hoặc sữa, nước trái cây, trà thảo mộc…
  • Thay đổi vị trí nằm/ngồi, chẳng hạn như chuyển từ giường ra ghế dài, từ sofa ra ghế tựa…
  • Nằm nghiêng về bên trái để thúc đẩy lưu lượng máu đến tử cung, thận và nhau thai tốt hơn.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm. Việc làm này giúp các cơ xương chậu được thư giãn, từ đó giảm cơn gò.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để kiểm soát các cơn gò chuyển dạ giả
Tranh thủ nghỉ ngơi
Nếu bạn đã thử mọi biện pháp mà tình hình không cải thiện, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giúp bạn giảm bớt các cơn co thắt tử cung.

Cách phòng ngừa chuyển dạ giả

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối hiện tượng chuyển dạ giả. Bởi lẽ, thai phụ nào cũng trải qua cơn gò chuyển dạ giả ít nhất một vài lần. Nếu kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm bớt tần suất xuất hiện của các cơn gò Braxton Hicks. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Uống đủ nước: tối thiểu 2 – 2,5l/ngày;
  • Tránh vận động quá mạnh: Không tập các bài tập cường độ cao. Thay vào đó, hãy chọn những bộ môn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng… Ngoài ra, cần tránh đứng quá lâu trong ngày;
  • Không nhịn tiểu: để giảm tải áp lực cho bàng quang;
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục trong những tháng cuối thai kỳ;
  • Khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
Thăm khám thường xuyên
Mẹ bầu được thăm khám chu đáo trong suốt thai kỳ khi đến với trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh

Không chỉ được trang bị hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, quy tụ đội ngũ y bác sĩ tận tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn kết hợp nhiều chuyên khoa như: Nhi, Sơ sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Tim mạch, Gây mê hồi sức… hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai kỳ, đặc biệt thai kỳ nguy cơ cao trước, trong và sau sinh.

Đặc biệt, Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn là nơi tiên phong phối hợp với các chuyên khoa khác áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút gọn ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; sàng lọc 73 bệnh lý của trẻ sơ sinh; Kangaroo (da kề da) sớm cho trẻ sơ sinh non tháng; lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn; tư vấn về các dịch vụ thẩm mỹ và phục hồi chức năng vùng kín, vùng sàn chậu sau sinh ngả âm đạo, sinh mổ…

Để đăng ký khám, tư vấn và chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ có thể liên hệ:

Những cơn chuyển dạ giả là cách cơ thể mẹ chuẩn bị cho ngày chào đón con yêu. Nói cách khác, đây chính là bước đệm giúp bạn quen dần với những cơn gò chuyển dạ thật, chuẩn bị cho chuyến vượt cạn an toàn. Bạn cần nắm vững các dấu hiệu quen thuộc của hiện tượng chuyển dạ giả để có cách xử lý phù hợp, tránh hoang mang lo lắng.