Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Lợi ích, tác hại và những

Tác hại của ti giả khi cho bé ngậm lúc ngủ

trẻ ngậm núm vú giả

Nếu bạn không còn băn khoăn có nên cho trẻ ngậm núm giả, thì hãy cùng tìm hiểu tác hại ngậm ti giả. Ngoài những tác hại ngậm ti giả kể trên, trẻ ngậm núm giả khi ngủ còn dễ bị:

  • Viêm tai giữa: Việc dùng núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, gây vẩu răng cửa và làm chệch khớp cắn. Nếu con có thói quen ngậm ti giả khi ngủ, hãy cố gắng thử cho bé ngưng dùng ít nhất 6 tháng trước khi bé được 2 tuổi.
  • Ảnh hưởng đến việc bú mẹ: Với những bé còn bú mẹ thì ngậm ti giả có thể khiến bé bị nhầm lẫn. Thậm chí, bé còn có thể thích ti giả nhiều hơn là bú mẹ. Điều này sẽ khiến bé không bú đủ, thiếu các chất dinh dưỡng đáp ứng các nhu cầu phát triển.

Mặt khác, nếu bé không chịu bú mà cứ đòi ngậm ti giả thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Bởi mẹ tiết sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng sữa mà bé bú. Nếu bé ngưng bú thì lượng sữa tiết ra cũng giảm đi. Đến đây, bạn đã biết có nên bé ngậm ti giả khi ngủ không và tác hại của ti giả.

Bé không chịu bú mẹ phải làm sao? Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không bú mẹ

Lưu ý nếu cho bé ngậm ti giả khi ngủ

Vấn đề có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không đã được giải đáp. Nếu bạn vẫn có ý định cho bé dùng ti giả để bé dễ ngủ và ít quấy khóc, thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cho bé dùng ti giả trong 3 – 4 tuần đầu sau sinh bởi lúc này, bé cần làm quen với vú mẹ và giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Vậy, nên cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Với câu hỏi khi nào cho bé ngậm núm giả, thì hãy để khoảng 6 – 8 tuần, lúc đó, mẹ có thể bắt đầu cho bé ngậm ti giả.
  • Bạn có thể cho bé ngậm trong thời gian đầu để dễ ngủ và tránh đột tử nhưng nên tránh lạm dụng và cố gắng đừng để trẻ phụ thuộc
  • Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh đúng kích cỡ với độ tuổi và miệng của trẻ. Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh của những nhãn hiệu uy tín, không chứa bisphenol-A (BPA) – hợp chất phổ biến trong sản xuất đồ nhựa có thể là hỏng men răng và phát triển một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, béo phì…
  • Vệ sinh núm vú giả bằng nước nóng sau khi dùng và trước khi dùng để tránh bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm trùng đường ruột
  • Thay núm vú giả thường xuyên, thường là sau 30 đến 40 ngày.
  • Khi con bị bệnh thì có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ? Câu trả lời là bạn không cho bé ngậm ti giả khi ngủ nếu bé bị nhiễm trùng tai.