Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Thời gian sử dụng và cai ti giả

Ti giả là vật dụng quen thuộc và gắn bó với trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian đầu đời. Vậy cho bé ngậm ti giả có tốt không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Điện máy XANH để biết được câu trả lời bạn nhé!

Tham khảo thêm núm ti an toàn cho bé đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Xem ngay núm ti chất lượng đang kinh doanh tại Điện máy XANH

1Ti giả là gì? Ưu, nhược điểm của ti giả

Định nghĩa

Ti giả (ti ngậm) là loại núm ti được làm từ các loại chất dẻo như cao su hoặc silicone không chứa các thành phần hóa học và đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.

Loại vật dụng này có hình dạng giống như một núm vú. Ngoài ra, ti giả còn có phần tay cầm vừa phải và một lá chắn miệng đủ to để tránh việc bé nuốt phải có thể gây nguy hiểm.

Ti giả được làm từ chất dẻo không chứa hóa chất độc hại

Ti giả được làm từ chất dẻo không chứa các loại hóa chất độc hại

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

Ngậm ti giả giúp cho bé cảm thấy thoải mái và sẽ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng giúp cho bé hạn chế được việc mút ngón tay, đảm bảo vệ sinh hơn và ngăn ngừa được các loại vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, khi mẹ cần làm những việc khác mà không thể bế bé, thì việc cho bé ngậm ti giả sẽ giúp giảm bớt được tình trạng quấy khóc. Điều này giúp mẹ có nhiều thời gian “rảnh tay”, làm việc thoải mái hơn.

Việc ngậm ti giả còn giúp tạo ra khoảng trống giữa miệng và mũi của bé với các vật dụng xung quanh như chăn, gối,… giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bé có thể bị ngạt thở do các vật dụng này gây ra.

Ngậm ti giả có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Ngậm ti giả giúp bé ngủ ngon hơn

Nhược điểm

Việc ngậm ti giả thường xuyên có thể khiến cho bé gặp phải một số vấn đề về răng miệng như: các chân răng mọc không khít, tạo ra nhiều cao răng hơn. Ngoài ra, khi ngậm ti giả không khí sẽ có thể di chuyển vào dạ dày làm cho bé bị đầy hơi.

Nếu ngậm ti giả trong khi bé bị cảm lạnh, có thể gây khó khăn cho việc thở của bé, điều này sẽ càng làm cho bé quấy khóc nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ quá lạm dụng ti giả, có thể khiến bé lười bú mẹ hoặc tệ hơn là mắc các bệnh như viêm tai giữa.

Ngậm ti giả thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa.

Ngậm ti giả thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa

2 Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả không?

Ti giả mang đến đến khá nhiều lợi ích, nếu mẹ biết cách cho bé sử dụng một cách khoa học thì vật dụng này sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực cho sự phát triển của bé. Điều này cũng góp phần giúp quá trình nuôi con của mẹ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý không nên cho bé ngậm ti giả ngay từ khi mới lọt lòng, mà chỉ nên sử dụng khi bé đã được 6 – 8 tuần tuổi sau sinh. Lúc này, bé đã biết cách bú mẹ, việc sử dụng ti giả không ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của con.

Đối với những bé không hoàn toàn bú mẹ từ ban đầu mà được cho bú bình, thì có thể sử dụng ti giả từ lúc mới sinh.

Nên sử dụng ti giả một cách khoa học

Núm ti silicone Philips Avent cho trẻ sơ sinh SCF651.23

3 Khi nào nên cai ti giả?

Thời gian cai ti giả cho bé

Theo các khuyến cáo của học viện Nha Khoa Hoa Kỳ (AAPD), bố mẹ nên tập cho bé cai ti giả khi lên 3 tuổi hoặc sớm hơn càng tốt. Bởi nếu sử dụng ti giả trong thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển khuôn mặt của bé.

Ngoài ra, khi bé được 3 tuổi thì răng đã bắt đầu phát triển và nếu kéo dài việc sử dụng ti giả sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bé.

Cần cai ti giả cho trẻ càng sớm càng tốt

Nên cai ti giả cho bé trước 3 tuổi

Cách cai ti giả cho bé

Để cai ti giả cho bé, bạn cần nắm những nguyên tắc sau:

  • Cho bé một khoảng thời gian để thích nghi: Bạn không nên ngừng cho bé sử dụng ti giả quá đột ngột mà hãy dành thời gian để cắt giảm dần giúp bé có thể thích nghi và hạn chế sự quấy khóc của bé.
  • Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé: Vào những lúc bé đang ngủ hoặc đang tập trung chơi đồ chơi, xem truyện tranh,… bạn nên hạn chế cho bé sử dụng ti giả để tập dần thói quen cho bé.
  • Đánh lạc hướng bé: Khi bé đòi ngậm ti giả, bạn hãy cố gắng tìm các phương pháp thay thế khác giúp bé quên đi cơn thèm ti giả như cho bé chơi đồ chơi, xem truyện tranh, xem phim hoạt hình, dắt bé đi dạo và nhiều hoạt động đánh lạc hướng khác.
  • Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả: Khi trẻ đã 2 – 3 tuổi, bạn có thể tâm sự và chia sẻ cho bé biết về sự cần thiết của việc cai ti giả và cố gắng trấn an cũng như động viên bé nếu bé thực hiện tốt.

Chọn phương pháp thích hợp để việc cai ti cho bé dễ dàng hơn

Bố mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng ti giả để tập thói quen cho bé

4Một số lưu ý khi cho trẻ ngậm ti giả

Khi cho bé ngậm ti giả, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé các bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn ti giả không chứa BPA: Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và thành phần của ti giả trước khi chọn mua. Ngoài ra, nên mua ti giả ở những nơi uy tín để đảm bảo sản phẩm không chứa chất BPA có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho bé.
  • Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh đúng kích cỡ với độ tuổi và miệng của trẻ: Bố mẹ cũng nên chọn loại ti giả có kích thước phù hợp để bé có thể thoải mái khi ngậm, cũng như có các lá chắn lớn, đảm bảo bé không nuốt.
  • Không cho trẻ ngậm ti giả quá sớm: Không nên cho bé ngậm ti giả trong khoảng 3 – 4 tuần đầu. Khoảng thời gian này nên để cho bé làm quen và bú sữa mẹ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cũng như giúp sữa của mẹ về nhiều hơn.
  • Vệ sinh ti giả bằng nước nóng sau khi dùng và trước khi dùng: Nên vệ sinh ti giả bằng nước nóng trước và sau khi cho bé ngậm. Việc làm này có tác dụng giúp sát khuẩn, hạn chế được các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng đường ruột.
  • Thay ti giả thường xuyên: Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ an toàn cho sức khỏe của bé, sau khi sử dụng ti giả được 30 – 40 ngày các bố mẹ nên thay ti giả một lần.

Nên chọn ti giả có kích cỡ và độ tuổi phù hợp

Nên chọn ti giả có kích cỡ phù hợp với miệng của bé
Tham khảo thêm các ti giả an toàn cho bé đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Banner chăm sóc mẹ và bé

Banner TVCM

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/pacifiers/art-20048140

Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ đã có những giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không và biết được những lợi ích và cũng như tác hại khi ngậm ti giả để chú ý hơn khi cho con mình sử dụng ti giả nhé!

Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Thời gian sử dụng và cai ti giả

Ti giả là vật dụng quen thuộc và gắn bó với trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian đầu đời. Vậy cho bé ngậm ti giả có tốt không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Điện máy XANH để biết được câu trả lời bạn nhé!

Tham khảo thêm núm ti an toàn cho bé đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Xem ngay núm ti chất lượng đang kinh doanh tại Điện máy XANH

1Ti giả là gì? Ưu, nhược điểm của ti giả

Định nghĩa

Ti giả (ti ngậm) là loại núm ti được làm từ các loại chất dẻo như cao su hoặc silicone không chứa các thành phần hóa học và đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.

Loại vật dụng này có hình dạng giống như một núm vú. Ngoài ra, ti giả còn có phần tay cầm vừa phải và một lá chắn miệng đủ to để tránh việc bé nuốt phải có thể gây nguy hiểm.

Ti giả được làm từ chất dẻo không chứa hóa chất độc hại

Ti giả được làm từ chất dẻo không chứa các loại hóa chất độc hại

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

Ngậm ti giả giúp cho bé cảm thấy thoải mái và sẽ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng giúp cho bé hạn chế được việc mút ngón tay, đảm bảo vệ sinh hơn và ngăn ngừa được các loại vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, khi mẹ cần làm những việc khác mà không thể bế bé, thì việc cho bé ngậm ti giả sẽ giúp giảm bớt được tình trạng quấy khóc. Điều này giúp mẹ có nhiều thời gian “rảnh tay”, làm việc thoải mái hơn.

Việc ngậm ti giả còn giúp tạo ra khoảng trống giữa miệng và mũi của bé với các vật dụng xung quanh như chăn, gối,… giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bé có thể bị ngạt thở do các vật dụng này gây ra.

Ngậm ti giả có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Ngậm ti giả giúp bé ngủ ngon hơn

Nhược điểm

Việc ngậm ti giả thường xuyên có thể khiến cho bé gặp phải một số vấn đề về răng miệng như: các chân răng mọc không khít, tạo ra nhiều cao răng hơn. Ngoài ra, khi ngậm ti giả không khí sẽ có thể di chuyển vào dạ dày làm cho bé bị đầy hơi.

Nếu ngậm ti giả trong khi bé bị cảm lạnh, có thể gây khó khăn cho việc thở của bé, điều này sẽ càng làm cho bé quấy khóc nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ quá lạm dụng ti giả, có thể khiến bé lười bú mẹ hoặc tệ hơn là mắc các bệnh như viêm tai giữa.

Ngậm ti giả thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa.

Ngậm ti giả thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa

2 Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả không?

Ti giả mang đến đến khá nhiều lợi ích, nếu mẹ biết cách cho bé sử dụng một cách khoa học thì vật dụng này sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực cho sự phát triển của bé. Điều này cũng góp phần giúp quá trình nuôi con của mẹ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý không nên cho bé ngậm ti giả ngay từ khi mới lọt lòng, mà chỉ nên sử dụng khi bé đã được 6 – 8 tuần tuổi sau sinh. Lúc này, bé đã biết cách bú mẹ, việc sử dụng ti giả không ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của con.

Đối với những bé không hoàn toàn bú mẹ từ ban đầu mà được cho bú bình, thì có thể sử dụng ti giả từ lúc mới sinh.

Nên sử dụng ti giả một cách khoa học

Núm ti silicone Philips Avent cho trẻ sơ sinh SCF651.23

3 Khi nào nên cai ti giả?

Thời gian cai ti giả cho bé

Theo các khuyến cáo của học viện Nha Khoa Hoa Kỳ (AAPD), bố mẹ nên tập cho bé cai ti giả khi lên 3 tuổi hoặc sớm hơn càng tốt. Bởi nếu sử dụng ti giả trong thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển khuôn mặt của bé.

Ngoài ra, khi bé được 3 tuổi thì răng đã bắt đầu phát triển và nếu kéo dài việc sử dụng ti giả sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bé.

Cần cai ti giả cho trẻ càng sớm càng tốt

Nên cai ti giả cho bé trước 3 tuổi

Cách cai ti giả cho bé

Để cai ti giả cho bé, bạn cần nắm những nguyên tắc sau:

  • Cho bé một khoảng thời gian để thích nghi: Bạn không nên ngừng cho bé sử dụng ti giả quá đột ngột mà hãy dành thời gian để cắt giảm dần giúp bé có thể thích nghi và hạn chế sự quấy khóc của bé.
  • Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé: Vào những lúc bé đang ngủ hoặc đang tập trung chơi đồ chơi, xem truyện tranh,… bạn nên hạn chế cho bé sử dụng ti giả để tập dần thói quen cho bé.
  • Đánh lạc hướng bé: Khi bé đòi ngậm ti giả, bạn hãy cố gắng tìm các phương pháp thay thế khác giúp bé quên đi cơn thèm ti giả như cho bé chơi đồ chơi, xem truyện tranh, xem phim hoạt hình, dắt bé đi dạo và nhiều hoạt động đánh lạc hướng khác.
  • Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả: Khi trẻ đã 2 – 3 tuổi, bạn có thể tâm sự và chia sẻ cho bé biết về sự cần thiết của việc cai ti giả và cố gắng trấn an cũng như động viên bé nếu bé thực hiện tốt.

Chọn phương pháp thích hợp để việc cai ti cho bé dễ dàng hơn

Bố mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng ti giả để tập thói quen cho bé

4Một số lưu ý khi cho trẻ ngậm ti giả

Khi cho bé ngậm ti giả, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé các bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn ti giả không chứa BPA: Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và thành phần của ti giả trước khi chọn mua. Ngoài ra, nên mua ti giả ở những nơi uy tín để đảm bảo sản phẩm không chứa chất BPA có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho bé.
  • Chọn ti giả cho trẻ sơ sinh đúng kích cỡ với độ tuổi và miệng của trẻ: Bố mẹ cũng nên chọn loại ti giả có kích thước phù hợp để bé có thể thoải mái khi ngậm, cũng như có các lá chắn lớn, đảm bảo bé không nuốt.
  • Không cho trẻ ngậm ti giả quá sớm: Không nên cho bé ngậm ti giả trong khoảng 3 – 4 tuần đầu. Khoảng thời gian này nên để cho bé làm quen và bú sữa mẹ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cũng như giúp sữa của mẹ về nhiều hơn.
  • Vệ sinh ti giả bằng nước nóng sau khi dùng và trước khi dùng: Nên vệ sinh ti giả bằng nước nóng trước và sau khi cho bé ngậm. Việc làm này có tác dụng giúp sát khuẩn, hạn chế được các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng đường ruột.
  • Thay ti giả thường xuyên: Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ an toàn cho sức khỏe của bé, sau khi sử dụng ti giả được 30 – 40 ngày các bố mẹ nên thay ti giả một lần.

Nên chọn ti giả có kích cỡ và độ tuổi phù hợp

Nên chọn ti giả có kích cỡ phù hợp với miệng của bé
Tham khảo thêm các ti giả an toàn cho bé đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Banner chăm sóc mẹ và bé

Banner TVCM

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/pacifiers/art-20048140

Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ đã có những giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không và biết được những lợi ích và cũng như tác hại khi ngậm ti giả để chú ý hơn khi cho con mình sử dụng ti giả nhé!