Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa, mẹ có thể cân nhắc nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho con yêu. Trẻ mấy tháng thì uống được sữa công thức? Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài như thế nào để hiệu quả? Có nên pha sữa mẹ với sữa ngoài không?
Sữa mẹ là gì?
Sữa mẹ là sữa được tiết ra từ bầu vú của mẹ, chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics – AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization – WHO) khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, kết hợp với chế độ ăn dặm phù hợp để trẻ khỏe mạnh, có nền tảng phát triển toàn diện.
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức (còn gọi là Baby Formula) hay sữa bột trẻ em là loại sữa được sản xuất có thành phần tương tự công thức hóa học của sữa mẹ, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ.
Sữa công thức thay thế sữa mẹ thường là sữa bột công thức loại 1 dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, có thành phần dinh dưỡng giống sữa mẹ để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.
So sánh điểm khác biệt giữa sữa mẹ và sữa công thức
BSĐH Hoàng Mỹ Kim, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, dựa theo một vài tiêu chí mà sữa mẹ và sữa công thức có nhiều điểm khác biệt, cụ thể là: (1)
Sữa mẹSữa công thứcProtein (đạm) Lượng Protein vừa đủ giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn Lượng Protein có thể nhiều gấp đôi so với sữa mẹ Chất béo Chứa nhiều chất béo quan trọng như Omega-3, Cholesterol, DHA… là những dinh dưỡng quan trọng cho trí não và cơ thể trẻ phát triển Chất béo khó được hấp thu, có thể bị đào thải ra phân Carbohydrate Giàu Lactose và Oligosaccharides giúp đường ruột trẻ khỏe mạnh Một số loại sữa công thức có thể không chứa Lactose và thiếu hụt Oligosaccharides Vitamin và khoáng chất Vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ dễ được hấp thụ hoàn toàn Vitamin và khoáng chất có trong sữa công thức có thể khiến trẻ khó tiêu hóa Kháng thể Cung cấp nhiều dưỡng chất và lợi khuẩn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh Có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ hoặc không, nếu có cũng không bằng sữa mẹ Enzyme và hormone Chứa nhiều enzyme tiêu hóa tốt cho đường ruột như Lipase và Amylase cùng nhiều hormone khác như Thyroid, Prolactin, Oxytocin… góp phần vào sự cân bằng sinh hóa và sự phát triển của trẻ Sữa công thức khi chế biến đã làm mất đi các enzyme tiêu hóa và hormone cần thiết Nước Lượng nước trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ Lượng nước phụ thuộc vào nhiều hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất Mùi vị Tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ mà mùi vị sữa mẹ sẽ thay đổi Tùy vào loại sữa của từng hãng sản xuất mà sữa công thức có mùi vị khác nhau, do đó mẹ nên xem xét chọn loại sữa có hương vị trẻ yêu thích để giúp trẻ ngon miệng hơn
Có nên nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức?
Mặc dù các chuyên gia Sản khoa và Sơ sinh luôn khuyến cáo sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mẹ không thể cho con bú sữa mẹ hoặc lựa chọn không cho con bú sữa mẹ. Bác sĩ Mỹ Kim cho biết, việc kết hợp nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức vẫn được xem là phương pháp an toàn nếu: (2)
1. Trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe
Nếu trẻ sinh non hoặc mắc bệnh lý cụ thể, trẻ có thể cần nhiều hơn sữa mẹ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung sữa công thức để giúp trẻ tăng cân nhanh. Chính vì thế, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung phù hợp.
2. Mẹ có ít sữa
Trong trường hợp mẹ từng có phẫu thuật ngực hoặc mắc các bệnh lý ở tuyến vú, việc sản xuất sữa mẹ có thể gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ cảm thấy lượng sữa mẹ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ sơ sinh.
3. Mẹ quay lại công việc
Sau khi sinh con mẹ có thể phải sớm trở lại công việc. Việc hút sữa tại nơi làm việc sẽ gây nhiều bất tiện, nhiều trường hợp mẹ bị giảm lượng sữa sau khi đi làm trở lại. Do đó, nếu lượng sữa mẹ không đủ để dự trữ trong tủ đông, mẹ nên cân nhắc bổ sung sữa công thức cho trẻ.
4. Gia đình, người thân muốn giúp đỡ cho trẻ bú
Gia đình, người thân có thể muốn giúp đỡ mẹ cho con bú, để mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi đó, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ được dự trữ sẵn, hoặc xen kẽ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức phù hợp.
5. Mẹ sinh nhiều con
Việc mẹ sinh đôi, sinh nhiều con có thể gây khó khăn khi cho trẻ bú mẹ, bởi mẹ không chỉ phải duy trì lượng sữa mẹ dồi dào, mà mẹ còn phải cho trẻ bú thường xuyên. Do đó, để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ cho tất cả trẻ cũng như giúp mẹ được nghỉ ngơi, gia đình có thể sử dụng thêm sữa công thức.
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức
Bác sĩ Mỹ Kim khuyến cáo, nếu không vì lý do vấn đề sức khỏe ở mẹ và trẻ, khuyến khích mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu bổ sung sữa công thức. Điều này sẽ giúp mẹ có thời gian tạo ra nguồn sữa mẹ khỏe mạnh, đảm bảo bé bú tốt. Sau thời gian trên, mẹ có thể xen kẽ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức. (x)
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sau mỗi lần cho bé bú sữa mẹ, có thể bổ sung thêm một lượng sữa công thức nhận định. Cách làm này vừa giúp trẻ nhận đầy đủ dưỡng chất, vừa kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động đều đặn.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: Luân phiên một cữ bú sữa mẹ, 1 cữ sử dụng sữa công thức. Sau đó giảm dần cữ sữa mẹ, thay vào đó là bổ sung các loại thực phẩm khác sẽ giúp trẻ làm quen và thích nghi dần với việc cai sữa.
Bác sĩ Mỹ Kim chia sẻ, một số trẻ chuyển từ bú trực tiếp vú mẹ sang bú bình rất tự nhiên, tuy nhiên một số trẻ lại có phản ứng, nhất là khi mẹ đưa bình bú. Nguyên nhân là vì trẻ có thể ngửi thấy mùi của mẹ và cảm thấy thích vị sữa mẹ hơn những loại sữa khác.
Để trẻ làm quen với việc bú bình, mẹ nên nhờ bố hoặc gia đình cho trẻ bú bình ở những lần đầu tiên. Hiệu quả hơn là mẹ nên cho trẻ bú bình khi trẻ đói.
Một số lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức
1. Sữa mẹ và sữa công thức có pha chung được không?
Bác sĩ Mỹ Kim cho biết, không được pha sữa mẹ và sữa công thức cùng nhau, mỗi cữ mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng một loại sữa. Việc sử dụng cùng lúc 2 loại sữa có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. (3)
Nếu trẻ bú sữa mẹ chưa đủ no, mẹ có thể rút ngắn thời gian giữa 2 cữ, bổ sung sữa công thức cho bé ở cữ sau. Nếu cữ trước vẫn còn sữa mẹ, ở cữ sau mẹ nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ. Nếu trẻ không bú hết, mẹ nên hút cạn sữa ra ngoài bởi nếu sữa mẹ còn tồn đọng sẽ khiến tuyến sữa không được kích thích hiệu quả, ít tiết sữa ở những lần sau.
2. Sử dụng sữa mẹ và sữa công thức cách nhau bao lâu?
Trong cùng một cữ bú, khuyến khích mẹ cho trẻ bú sữa mẹ trước, sau đó mới sử dụng sữa công thức cho đến khi trẻ no. Bởi sữa công thức có thể giúp trẻ no lâu hơn so với sữa mẹ, trẻ có thể tiêu hóa sữa mẹ một cách dễ dàng. (4)
3. Khi nào cần bổ sung thêm nước cho trẻ?
Trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, nếu trẻ bú sữa mẹ đều đặn và đầy đủ, trẻ sẽ không cần bổ sung thêm nước bởi trong sữa mẹ đã có 80% nước, đặc biệt là sữa non. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá nóng hoặc quá khô, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm nước cho trẻ trong khoảng thời gian giữa hai cữ bú.
Với trẻ 1-2 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung một lượng nước sôi để nguội khoảng 10-20ml, có thể dùng muỗng hoặc bình bú. Nếu trẻ không muốn uống nước, mẹ cũng không nên ép trẻ bởi có thể hình thành tâm lý sợ hãi ở trẻ, khiến trẻ lười uống nước sau này.
Ở những năm tháng đầu đời, nếu trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua sữa mẹ hoặc sự kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức đúng cách sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe, nền tảng phát triển toàn diện.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm tận tình trong chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, hướng dẫn mẹ chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, tạo nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng cho trẻ.
Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia Sản khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Trên đây là những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức để con yêu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được chuyên gia hỗ trợ!
Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức: Nên hay không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa, mẹ có thể cân nhắc nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho con yêu. Trẻ mấy tháng thì uống được sữa công thức? Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài như thế nào để hiệu quả? Có nên pha sữa mẹ với sữa ngoài không?
Sữa mẹ là gì?
Sữa mẹ là sữa được tiết ra từ bầu vú của mẹ, chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics – AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization – WHO) khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, kết hợp với chế độ ăn dặm phù hợp để trẻ khỏe mạnh, có nền tảng phát triển toàn diện.
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức (còn gọi là Baby Formula) hay sữa bột trẻ em là loại sữa được sản xuất có thành phần tương tự công thức hóa học của sữa mẹ, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ.
Sữa công thức thay thế sữa mẹ thường là sữa bột công thức loại 1 dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, có thành phần dinh dưỡng giống sữa mẹ để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.
So sánh điểm khác biệt giữa sữa mẹ và sữa công thức
BSĐH Hoàng Mỹ Kim, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, dựa theo một vài tiêu chí mà sữa mẹ và sữa công thức có nhiều điểm khác biệt, cụ thể là: (1)
Sữa mẹSữa công thứcProtein (đạm) Lượng Protein vừa đủ giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn Lượng Protein có thể nhiều gấp đôi so với sữa mẹ Chất béo Chứa nhiều chất béo quan trọng như Omega-3, Cholesterol, DHA… là những dinh dưỡng quan trọng cho trí não và cơ thể trẻ phát triển Chất béo khó được hấp thu, có thể bị đào thải ra phân Carbohydrate Giàu Lactose và Oligosaccharides giúp đường ruột trẻ khỏe mạnh Một số loại sữa công thức có thể không chứa Lactose và thiếu hụt Oligosaccharides Vitamin và khoáng chất Vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ dễ được hấp thụ hoàn toàn Vitamin và khoáng chất có trong sữa công thức có thể khiến trẻ khó tiêu hóa Kháng thể Cung cấp nhiều dưỡng chất và lợi khuẩn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh Có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ hoặc không, nếu có cũng không bằng sữa mẹ Enzyme và hormone Chứa nhiều enzyme tiêu hóa tốt cho đường ruột như Lipase và Amylase cùng nhiều hormone khác như Thyroid, Prolactin, Oxytocin… góp phần vào sự cân bằng sinh hóa và sự phát triển của trẻ Sữa công thức khi chế biến đã làm mất đi các enzyme tiêu hóa và hormone cần thiết Nước Lượng nước trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ Lượng nước phụ thuộc vào nhiều hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất Mùi vị Tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ mà mùi vị sữa mẹ sẽ thay đổi Tùy vào loại sữa của từng hãng sản xuất mà sữa công thức có mùi vị khác nhau, do đó mẹ nên xem xét chọn loại sữa có hương vị trẻ yêu thích để giúp trẻ ngon miệng hơn
Có nên nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức?
Mặc dù các chuyên gia Sản khoa và Sơ sinh luôn khuyến cáo sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mẹ không thể cho con bú sữa mẹ hoặc lựa chọn không cho con bú sữa mẹ. Bác sĩ Mỹ Kim cho biết, việc kết hợp nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức vẫn được xem là phương pháp an toàn nếu: (2)
1. Trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe
Nếu trẻ sinh non hoặc mắc bệnh lý cụ thể, trẻ có thể cần nhiều hơn sữa mẹ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung sữa công thức để giúp trẻ tăng cân nhanh. Chính vì thế, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung phù hợp.
2. Mẹ có ít sữa
Trong trường hợp mẹ từng có phẫu thuật ngực hoặc mắc các bệnh lý ở tuyến vú, việc sản xuất sữa mẹ có thể gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ cảm thấy lượng sữa mẹ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ sơ sinh.
3. Mẹ quay lại công việc
Sau khi sinh con mẹ có thể phải sớm trở lại công việc. Việc hút sữa tại nơi làm việc sẽ gây nhiều bất tiện, nhiều trường hợp mẹ bị giảm lượng sữa sau khi đi làm trở lại. Do đó, nếu lượng sữa mẹ không đủ để dự trữ trong tủ đông, mẹ nên cân nhắc bổ sung sữa công thức cho trẻ.
4. Gia đình, người thân muốn giúp đỡ cho trẻ bú
Gia đình, người thân có thể muốn giúp đỡ mẹ cho con bú, để mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi đó, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ được dự trữ sẵn, hoặc xen kẽ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức phù hợp.
5. Mẹ sinh nhiều con
Việc mẹ sinh đôi, sinh nhiều con có thể gây khó khăn khi cho trẻ bú mẹ, bởi mẹ không chỉ phải duy trì lượng sữa mẹ dồi dào, mà mẹ còn phải cho trẻ bú thường xuyên. Do đó, để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ cho tất cả trẻ cũng như giúp mẹ được nghỉ ngơi, gia đình có thể sử dụng thêm sữa công thức.
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức
Bác sĩ Mỹ Kim khuyến cáo, nếu không vì lý do vấn đề sức khỏe ở mẹ và trẻ, khuyến khích mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu bổ sung sữa công thức. Điều này sẽ giúp mẹ có thời gian tạo ra nguồn sữa mẹ khỏe mạnh, đảm bảo bé bú tốt. Sau thời gian trên, mẹ có thể xen kẽ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức. (x)
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sau mỗi lần cho bé bú sữa mẹ, có thể bổ sung thêm một lượng sữa công thức nhận định. Cách làm này vừa giúp trẻ nhận đầy đủ dưỡng chất, vừa kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động đều đặn.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: Luân phiên một cữ bú sữa mẹ, 1 cữ sử dụng sữa công thức. Sau đó giảm dần cữ sữa mẹ, thay vào đó là bổ sung các loại thực phẩm khác sẽ giúp trẻ làm quen và thích nghi dần với việc cai sữa.
Bác sĩ Mỹ Kim chia sẻ, một số trẻ chuyển từ bú trực tiếp vú mẹ sang bú bình rất tự nhiên, tuy nhiên một số trẻ lại có phản ứng, nhất là khi mẹ đưa bình bú. Nguyên nhân là vì trẻ có thể ngửi thấy mùi của mẹ và cảm thấy thích vị sữa mẹ hơn những loại sữa khác.
Để trẻ làm quen với việc bú bình, mẹ nên nhờ bố hoặc gia đình cho trẻ bú bình ở những lần đầu tiên. Hiệu quả hơn là mẹ nên cho trẻ bú bình khi trẻ đói.
Một số lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức
1. Sữa mẹ và sữa công thức có pha chung được không?
Bác sĩ Mỹ Kim cho biết, không được pha sữa mẹ và sữa công thức cùng nhau, mỗi cữ mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng một loại sữa. Việc sử dụng cùng lúc 2 loại sữa có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. (3)
Nếu trẻ bú sữa mẹ chưa đủ no, mẹ có thể rút ngắn thời gian giữa 2 cữ, bổ sung sữa công thức cho bé ở cữ sau. Nếu cữ trước vẫn còn sữa mẹ, ở cữ sau mẹ nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ. Nếu trẻ không bú hết, mẹ nên hút cạn sữa ra ngoài bởi nếu sữa mẹ còn tồn đọng sẽ khiến tuyến sữa không được kích thích hiệu quả, ít tiết sữa ở những lần sau.
2. Sử dụng sữa mẹ và sữa công thức cách nhau bao lâu?
Trong cùng một cữ bú, khuyến khích mẹ cho trẻ bú sữa mẹ trước, sau đó mới sử dụng sữa công thức cho đến khi trẻ no. Bởi sữa công thức có thể giúp trẻ no lâu hơn so với sữa mẹ, trẻ có thể tiêu hóa sữa mẹ một cách dễ dàng. (4)
3. Khi nào cần bổ sung thêm nước cho trẻ?
Trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, nếu trẻ bú sữa mẹ đều đặn và đầy đủ, trẻ sẽ không cần bổ sung thêm nước bởi trong sữa mẹ đã có 80% nước, đặc biệt là sữa non. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá nóng hoặc quá khô, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm nước cho trẻ trong khoảng thời gian giữa hai cữ bú.
Với trẻ 1-2 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung một lượng nước sôi để nguội khoảng 10-20ml, có thể dùng muỗng hoặc bình bú. Nếu trẻ không muốn uống nước, mẹ cũng không nên ép trẻ bởi có thể hình thành tâm lý sợ hãi ở trẻ, khiến trẻ lười uống nước sau này.
Ở những năm tháng đầu đời, nếu trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua sữa mẹ hoặc sự kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức đúng cách sẽ giúp trẻ có đủ sức khỏe, nền tảng phát triển toàn diện.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm tận tình trong chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, hướng dẫn mẹ chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, tạo nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng cho trẻ.
Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia Sản khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Trên đây là những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức để con yêu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được chuyên gia hỗ trợ!
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi