Dấu hiệu tiết sữa non sớm bất thường khi mang thai cần khám ngay

Dấu hiệu tiết sữa non như thế nào là bình thường, khi nào sữa non tiết ra được gọi là sớm, có nên nặn sữa non khi mang thai hay không là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu những dấu hiệu tiết sữa non mà bà bầu cần lưu ý nhé.

Dấu hiệu tiết sữa non sớm khi mang thai thể hiện một số nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu tiết sữa non thường xảy ra khi nào? Mời các mẹ cùng đọc tiếp.

1Sữa non là gì?

Khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh, sữa tiết ra trong cơ thể mẹ gọi là sữa non. Sữa non có nguồn dinh dưỡng dồi dào và nhiều kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hỗ trợ đường tiêu hóa và ngăn ngừa các loại bệnh cho trẻ sơ sinh.

2Dấu hiệu tiết sữa non mà bà bầu cần lưu ý

Khi đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh), làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu thì đó là dấu hiệu tiết sữa non. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này, khoảng vài tuần sau sẽ tiết ra sữa non.

Thông thường khi mang thai đến khoảng 24 – 28 tuần sữa non sẽ được hình thành trong cơ thể mẹ. Nếu các mẹ mang thai ở tháng thứ 7 mà chưa có sữa non thì không cần quá lo lắng vì sữa non chỉ được tiết ra nhiều khi bé bú sớm ngay sau khi sinh. Khi bé bú, tuyến vú sẽ bị kích thích làm cho sữa mẹ về liên tục và nhiều.

Trong 48 giờ đầu sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sữa non và có dấu hiệu tiết sữa non.

Khi đang mang bầu có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến lượng sữa non chảy ra nhiều hoặc ít. Các mẹ bầu cần tránh nặn sữa, vệ sinh vú không đúng cách sẽ gây kích thích tử cung dẫn đến một số tình trạng bất thường cho thai kỳ.

3Màu sữa non sẽ như thế nào?

Tùy theo cơ địa mỗi mẹ bầu mà màu sắc sữa non sẽ khác nhau. Bình thường, sữa non sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt, màu cam, màu vàng, đôi khi lại trong suốt. Sữa non có thể đặc và hơi dính. Dấu hiệu tiết sữa non ở mỗi bà bầu cũng khác nhau.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định sữa non là “vàng lỏng” vì nó có nhiều giá trị dinh dưỡng và đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Phân biệt màu sữa non và sữa thường. Nguồn hình bác sĩ Phạm Quang Nhật

4Giá trị dinh dưỡng mà sữa non đem lại

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sữa non có giá trị dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (6 – 10 ngày sau sinh) và sữa vĩnh viễn (ngày 11 trở đi sau sinh). Sữa non mang lại rất nhiều ích lợi cho trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Sữa non chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh: Khi vừa sinh xong trẻ thường sẽ được đưa đi cho bú trước, mẹ nên cho trẻ bú ngay khi có thể.

Trong sữa non có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ và chứa các tế bào sống là kháng thể kích thích cơ thể trẻ tạo ra các kháng thể tự nhiên, bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, sữa non được coi là loại kháng sinh tuyệt đối an toàn cho trẻ em vì không có bất kỳ một tác dụng phụ nào.

  • Sữa non có nhóm chất ganglioside giúp cho não bộ của trẻ phát triển tốt. Nhóm chất này không chỉ giúp não của trẻ sơ sinh phát triển sớm mà còn giúp bảo vệ đường ruột và tránh viêm nhiễm đường ruột.
  • Sữa non ít chất béo giúp bé dễ hấp thụ và tiêu hóa. Sữa non còn đem lại lợi ích nhuận tràng, kích thích cơ thể trẻ tiết ra các phân xu giúp đào thải bilirubin dư thừa trong máu. Từ đó ngăn ngừa được các loại bệnh mẫn cảm, vàng da và dị ứng.

5Dấu hiệu bất thường của sữa non sớm

Sữa non xuất hiện vào tháng thứ 7 của thai kỳ, tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu tiết sữa non vào các tháng 4,5,6. Hiện tượng này cũng không có gì bất thường nhưng các mẹ bầu nên đi khám định kỳ để làm một số xét nghiệm xác nhận loại bỏ những nguy cơ bất thường.

Một số dấu hiệu tiết sữa non sớm có yếu tố nguy hiểm như:

  • Quá nhiều sữa non tiết ra vào tháng 5,6 của thai kỳ thì có khả năng thai bị chết lưu. Mẹ nên đi khám để xác định có phải trường hợp này không để mổ sớm giữ an toàn cho tính mạng của mẹ.
  • Sữa non sớm kèm đau bụng và chảy máu ở âm đạo là dấu hiệu bất thường cảnh báo nồng độ prolactin trong máu quá cao làm ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Sữa non kèm theo máu: đây là dấu hiệu sức khỏe thai phụ có vấn đề cần đi khám ngay

Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để phát hiện bất thường. Nguồn hình unsplash

Trên đây chỉ là một số dấu hiệu cảnh báo trong một số trường hợp. Các mẹ không cần quá lo lắng vì có những trường hợp cũng có sữa non sớm nhưng đi khám sức khỏe vẫn bình thường. Các mẹ bầu chỉ cần chú ý và đi khám thường xuyên để sớm phát hiện nếu có bất thường là được.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc đi khám thai thường xuyên, định kỳ là rất quan trọng vì đây là thời điểm nhạy cảm, bé sắp ra đời, chỉ một số bất thường nhỏ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thai lưu hay sinh non. Vì thế, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe thai nhi và chính mình.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về sữa non và thế nào là dấu hiệu tiết sữa non bất thường. Các bài viết của AVAKids/ Vũ trụ bỉm sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp từ Vinmec

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Dấu hiệu tiết sữa non sớm bất thường khi mang thai cần khám ngay

Dấu hiệu tiết sữa non như thế nào là bình thường, khi nào sữa non tiết ra được gọi là sớm, có nên nặn sữa non khi mang thai hay không là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu những dấu hiệu tiết sữa non mà bà bầu cần lưu ý nhé.

Dấu hiệu tiết sữa non sớm khi mang thai thể hiện một số nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu tiết sữa non thường xảy ra khi nào? Mời các mẹ cùng đọc tiếp.

1Sữa non là gì?

Khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh, sữa tiết ra trong cơ thể mẹ gọi là sữa non. Sữa non có nguồn dinh dưỡng dồi dào và nhiều kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hỗ trợ đường tiêu hóa và ngăn ngừa các loại bệnh cho trẻ sơ sinh.

2Dấu hiệu tiết sữa non mà bà bầu cần lưu ý

Khi đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh), làm cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu thì đó là dấu hiệu tiết sữa non. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này, khoảng vài tuần sau sẽ tiết ra sữa non.

Thông thường khi mang thai đến khoảng 24 – 28 tuần sữa non sẽ được hình thành trong cơ thể mẹ. Nếu các mẹ mang thai ở tháng thứ 7 mà chưa có sữa non thì không cần quá lo lắng vì sữa non chỉ được tiết ra nhiều khi bé bú sớm ngay sau khi sinh. Khi bé bú, tuyến vú sẽ bị kích thích làm cho sữa mẹ về liên tục và nhiều.

Trong 48 giờ đầu sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sữa non và có dấu hiệu tiết sữa non.

Khi đang mang bầu có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến lượng sữa non chảy ra nhiều hoặc ít. Các mẹ bầu cần tránh nặn sữa, vệ sinh vú không đúng cách sẽ gây kích thích tử cung dẫn đến một số tình trạng bất thường cho thai kỳ.

3Màu sữa non sẽ như thế nào?

Tùy theo cơ địa mỗi mẹ bầu mà màu sắc sữa non sẽ khác nhau. Bình thường, sữa non sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt, màu cam, màu vàng, đôi khi lại trong suốt. Sữa non có thể đặc và hơi dính. Dấu hiệu tiết sữa non ở mỗi bà bầu cũng khác nhau.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định sữa non là “vàng lỏng” vì nó có nhiều giá trị dinh dưỡng và đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Phân biệt màu sữa non và sữa thường. Nguồn hình bác sĩ Phạm Quang Nhật

4Giá trị dinh dưỡng mà sữa non đem lại

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sữa non có giá trị dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (6 – 10 ngày sau sinh) và sữa vĩnh viễn (ngày 11 trở đi sau sinh). Sữa non mang lại rất nhiều ích lợi cho trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Sữa non chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh: Khi vừa sinh xong trẻ thường sẽ được đưa đi cho bú trước, mẹ nên cho trẻ bú ngay khi có thể.

Trong sữa non có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ và chứa các tế bào sống là kháng thể kích thích cơ thể trẻ tạo ra các kháng thể tự nhiên, bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, sữa non được coi là loại kháng sinh tuyệt đối an toàn cho trẻ em vì không có bất kỳ một tác dụng phụ nào.

  • Sữa non có nhóm chất ganglioside giúp cho não bộ của trẻ phát triển tốt. Nhóm chất này không chỉ giúp não của trẻ sơ sinh phát triển sớm mà còn giúp bảo vệ đường ruột và tránh viêm nhiễm đường ruột.
  • Sữa non ít chất béo giúp bé dễ hấp thụ và tiêu hóa. Sữa non còn đem lại lợi ích nhuận tràng, kích thích cơ thể trẻ tiết ra các phân xu giúp đào thải bilirubin dư thừa trong máu. Từ đó ngăn ngừa được các loại bệnh mẫn cảm, vàng da và dị ứng.

5Dấu hiệu bất thường của sữa non sớm

Sữa non xuất hiện vào tháng thứ 7 của thai kỳ, tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu tiết sữa non vào các tháng 4,5,6. Hiện tượng này cũng không có gì bất thường nhưng các mẹ bầu nên đi khám định kỳ để làm một số xét nghiệm xác nhận loại bỏ những nguy cơ bất thường.

Một số dấu hiệu tiết sữa non sớm có yếu tố nguy hiểm như:

  • Quá nhiều sữa non tiết ra vào tháng 5,6 của thai kỳ thì có khả năng thai bị chết lưu. Mẹ nên đi khám để xác định có phải trường hợp này không để mổ sớm giữ an toàn cho tính mạng của mẹ.
  • Sữa non sớm kèm đau bụng và chảy máu ở âm đạo là dấu hiệu bất thường cảnh báo nồng độ prolactin trong máu quá cao làm ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Sữa non kèm theo máu: đây là dấu hiệu sức khỏe thai phụ có vấn đề cần đi khám ngay

Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để phát hiện bất thường. Nguồn hình unsplash

Trên đây chỉ là một số dấu hiệu cảnh báo trong một số trường hợp. Các mẹ không cần quá lo lắng vì có những trường hợp cũng có sữa non sớm nhưng đi khám sức khỏe vẫn bình thường. Các mẹ bầu chỉ cần chú ý và đi khám thường xuyên để sớm phát hiện nếu có bất thường là được.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc đi khám thai thường xuyên, định kỳ là rất quan trọng vì đây là thời điểm nhạy cảm, bé sắp ra đời, chỉ một số bất thường nhỏ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thai lưu hay sinh non. Vì thế, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe thai nhi và chính mình.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về sữa non và thế nào là dấu hiệu tiết sữa non bất thường. Các bài viết của AVAKids/ Vũ trụ bỉm sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp từ Vinmec

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang