Sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn? – Bệnh viện Thu Cúc

Sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Có ý kiến cho rằng việc sinh con so hay con rạ sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh. Thực hư câu trả lời là gì? Liệu con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn? Hãy đọc bài viết sau để tìm câu trả lời.

1. Con rạ là gì?

Con rạ là cách gọi dân gian chỉ những người con sinh sau con đầu lòng, hay chính là con thứ. Còn con so là con đầu lòng. Nhiều người cho rằng con so hay con rạ sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh. Vì thế sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu.

2. Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc con rạ hay con so sẽ sinh vào tuần thứ mấy của thai kỳ và càng không khẳng định được nguyên nhân sinh con sớm hay muộn là do đâu.

Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu cho rằng việc mang thai con so hay con rạ có ảnh hưởng một phần đến kết quả như: con so thường chuyển dạ sớm hơn trước ngày dự sinh khoảng 7 – 10 ngày, thậm chí sớm hơn nữa. Trong khi đó, con rạ thường sinh rất cận kề với ngày dự sinh hoặc có thể sinh muộn hơn.

Việc sinh sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích…cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh.

3. Dấu hiệu nhận biết sinh con rạ

3.1. Bụng bầu tụt xuống

Em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển dần xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi con chào đời. Phần đầu của bé sẽ quay xuống phía dưới ở vị trí thấp nhất trong tử cung. Việc này sẽ khiến bụng bầu của mẹ tụt xuống. Đây là tư ngôi thai thuận lợi nhất để sinh thường. Còn trường hợp bé ở ngôi mông (ngôi ngược), mẹ thường được chỉ định sinh mổ.

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên, thường các mẹ sinh con rạ sẽ không còn rõ ràng như sinh con so do cơ bụng không còn săn chắc như lần mang thai đầu tiên.

>> Tìm hiểu: Dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ

3.2. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi bước vào thời kỳ sinh nở, mẹ bầu thường gặp tình trạng chuột rút và đau nhiều hai bên hang. Càng đến gần ngày sinh việc đau lại rõ ràng hơn. Do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé ra đời nên đã gây ra những cơn đau trên.

3.3. Tiểu rắt và tiêu chảy

Gần đến ngày sinh, em bé chèn ép, gây ra sức ép lên bàng quang làm mẹ đi tiểu nhiều hơn (giống như 3 tháng đầu thai kỳ). Mẹ cũng dễ bị tiêu chảy hơn do ruột được thả lỏng trong những ngày sắp sinh. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ thấy xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng.

3.4. Ngưng tăng cân

Đây là dấu hiệu sắp sinh con rạ dễ nhận biết. Trái với việc tăng cân nặng nhanh chóng ở thời gian đầu thai kỳ thì lúc này cân nặng của mẹ đã ổn định, thậm chí giảm 1 – 2 kg. Đây là triệu chứng bình thường và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối đang giảm xuống. Cơ thể mẹ lúc này cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

3.5. Cổ tử cung bắt đầu mở

Khi em bé sắp chào đời, cổ tử cung của mẹ cũng bắt đầu giãn và mỏng đi. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của tử cung và thông báo với mẹ bầu để chuẩn bị tinh thần vượt cạn khi cổ tử cung mở đủ rộng.

Như vậy không có câu trả lời cho sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn. Yếu tố con so hay con rạ không quyết định đến thời gian sinh mà phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi. Điều các mẹ bầu cần quan tâm đó là giữ tinh thần thật thoải mái và thư giãn để chuẩn bị đón bé yêu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Xem thêm

>> Đẻ thường lần 2 có đau không?

> Sau sinh thường bao lâu thì đặt vòng?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc